Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 11. Trái Đất và bầu trời có đáp án (Đề số 54)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Người ở vị trí C trong hình khi ánh sáng Mặt Trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?

Media VietJack

A. Mặt Trời mọc.
B. Mặt Trời lặn.
C. Mặt Trăng lặn.
D. Mặt Trăng tròn.
Câu 2:
Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?
A. Khoảng 6 giờ.
B. Khoảng 12 giờ.
C. Khoảng 24 giờ.
D. Khoảng 36 giờ.
Câu 3:
Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?
A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó.
C. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
Câu 4:

Quan sát hình, hãy cho biết tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?

Media VietJack

A. Trăng bán nguyệt đầu tháng.
B. Trăng bán nguyệt cuối tháng.
C. Trăng khuyết đầu tháng.
D. Trăng khuyết cuối tháng.
Câu 5:
Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Trái Đất, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là
A. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
B. Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Trái Đất, Thủy tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
C. Hỏa tinh, Kim tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thủy tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.
D. Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Kim tinh, Thủy tinh.
Câu 6:
Hệ Mặt Trời gồm mấy hành tinh?
A. 7.
B. 8.
C. 9.
D. 10.
Câu 7:
Cấu tạo hệ Mặt Trời gồm:
A. Mặt Trăng, Trái Đất, các tiểu hành tinh và sao chổi.
B. Các hành tinh, vệ tinh, các đám bụi, khí.
C. Các tiểu hành tinh và các đám bụi, khí.
D. Mặt Trời, các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh và đám bụi, khí.
Câu 8:
Trong các lực em đã được học, lực nào gây ra chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất?
A. Lực đẩy.
B. Lực kéo.
C. Lực ma sát.
D. Lực hấp dẫn.
Câu 9:
Một thiên thạch bay tiến vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là
A. sao đôi.
B. sao chổi.
C. sao băng.
D. sao siêu mới.
Câu 10:
Kính thiên văn là công cụ dùng để quan sát thiên thể/ hiện tượng nào sau đây?
A. Mặt Trời mọc.
B. Nguyệt thực.
C. Các thiên thể trên bầu trời.
D. Nhật thực.