Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2. Các thể của chất có đáp án (Đề số 7)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Hãy phân biệt vật thể và chất trong các từ in nghiêng của câu sau: Dây điện được làm bằng đồng, vỏ cách điện làm bằng cao su.
A. Chất là đồng và cao su; Vật thể là dây điện và vỏ cách điện.
B. Chất là dây điện và cao su; Vật thể là đồng và vỏ cách điện.
C. Chất là đồng và vỏ cách điện; Vật thể là dây điện và cao su.
D. Chất là đồng và dây điện; Vật thể là cao su và vỏ cách điện.
Câu 2:
Vật nào sau đây được xem là vật hữu sinh?
A. Ngôi nhà.
B. Con ngựa.
C. Hòn đá.
D. Ngọn núi.
Câu 3:
Trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Chất xơ, vitamin, protein.
B. Muối ăn, ly nhựa, cuốn sách.
C. Giấy, cao su, gỗ.
D. Mỡ, dầu ăn, tinh bột.
Câu 4:
Thế nào là sự đông đặc?
A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự đông đặc.
B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí được gọi là sự đông đặc.
C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể khí được gọi là sự đông đặc.
D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc.
Câu 5:
Quá trình nào sau dây thể hiện tính chất hóa học?
A. Dầu ăn không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
B. Đồng (copper) có khả năng dẫn điện.
C. Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu.
D. Nhôm (aluminum) dẫn nhiệt tốt được dùng làm dụng cụ nấu ăn.
Câu 6:
Thể nào của chất thể hiện sự liên kết các hạt chất lỏng lẻo?
A. Thể khí.
B. Thể lỏng.
C. Thể rắn.
D. Thể hơi.
Câu 7:
Sau cơn mưa và có nắng lên, con đường khô thoáng trở lại. Quá trình chuyển thể này được gọi là
A. quá trình nóng chảy.
B. quá trình đông đặc.
C. quá trình bay hơi.
D. quá trình ngưng tụ.
Câu 8:
Trường hợp nào sau đây diễn ra quá trình bay hơi?
A. Quần áo ướt khi phơi dưới ánh nắng sẽ khô dần.
B. Tấm gương trong nhà tắm bị mờ khi ta tắm nước nóng.
C. Sáp nến bắt đầu cứng lại khi nến tắt.
D. Cây kem tan chảy khi để ngoài tủ lạnh.
Câu 9:
Có các vật thể sau: máy may, ô tô, cây mía, con suối, con trâu, bóng đèn, bút bi. Có bao nhiêu vật thể nhân tạo?
A. 4 vật thể nhân tạo.
B. 2 vật thể nhân tạo.
C. 5 vật thể nhân tạo.
D. 3 vật thể nhân tạo.
Câu 10:
Một số chất có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được.
B. Không có hình dạng xác định.
C. Các hạt chuyển động tự do.
D. Không có thể tích xác định.