Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 2. Các thể của chất có đáp án (Đề số 9)
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Hãy phân biệt vật thể và chất trong các từ in nghiêng của câu sau: Thành phần không khí có chứa khí nitrogen, khí oxygen, khí carbon dioxide và hơi nước.
A. Vật thể là khí nitrogen, khí oxygen, khí carbon dioxide và hơi nước; Chất là không khí.
B. Vật thể là không khí, khí nitrogen; Chất là khí oxygen, khí carbon dioxide và hơi nước.
C. Vật thể là không khí; Chất là khí nitrogen, khí oxygen, khí carbon dioxide và hơi nước.
D. Vật thể là hơi nước, khí oxygen, khí carbon dioxide; Chất là không khí, khí nitrogen.
Câu 2:
Vật nào sau đây được xem là vật vô sinh?
A. Cây phượng vĩ.
B. Con cá chép.
C. Con gà mái.
D. Điện thoại di động.
Câu 3:
Trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường, cái xoong, sợi dây điện.
B. Con cua, cây lúa, cellulose.
C. Đôi dép, chất dẻo, cây viết.
D. Nhôm (aluminum), sắt (iron), kẽm (zinc).
Câu 4:
Thế nào là sự ngưng tụ?
A. Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn được gọi là sự ngưng tụ.
B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi được gọi là sự ngưng tụ.
C. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là sự ngưng tụ.
D. Sự chuyển từ thể hơi sang thể khí được gọi là sự ngưng tụ.
Câu 5:
Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Thủy tinh rất giòn và dễ vỡ nên cầm cẩn thận.
B. Đường cát trắng khi đun lâu sẽ bị khét, có màu đen, vị đắng.
C. Vào mùa hè, băng ở hai cực tan dần.
D. Nhờ ánh nắng mặt trời, nước biển bay hơi còn lại muối.
Câu 6:
Trạng thái nào của chất là hình dạng xác định?
A. Trạng thái khí.
B. Trạng thái lỏng.
C. Trạng thái rắn.
D. Trạng thái hơi.
Câu 7:
Khi đốt nến, ta thấy cây nến tỏa nhiệt làm sáp nến chảy dần trên thân cây nến. Quá trình chuyển thể này được gọi là gì?
A. Quá trình nóng chảy.
B. Quá trình đông đặc.
C. Quá trình bay hơi.
D. Quá trình ngưng tụ.
Câu 8:
Quá trình nào sau đây không thể hiện tính chất hóa học của chất?
A. Rượu để lâu trong không khí bị chua.
B. Sắt để lâu trong môi trường không khí bị gỉ.
C. Nước để lâu trong không khí bị biến mất.
D. Đun dầu ăn trên chảo quá nóng sinh ra chất có mùi khét.
Câu 9:
Có các vật thể sau: quả chanh, máy tính, cây mít, lọ hoa, khí quyển, quyển sách, cây bút. Có bao nhiêu vật thể nhân tạo?
A. 5 vật thể nhân tạo.
B. 4 vật thể nhân tạo.
C. 3 vật thể nhân tạo.
D. 2 vật thể nhân tạo.
Câu 10:
Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được chất lỏng là tinh khiết?
A. Không màu, không mùi.
B. Không tan trong nước.
C. Lọc được qua giấy lọc.
D. Có nhiệt độ sôi nhất định.