Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 5. Chất tinh khiết – hỗn hợp. Phương pháp tách các chất có đáp án (Đề số 21)
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?
A. Nước muối.
B. Nước phù sa.
C. Nước chè.
D. Nước máy.
Câu 2:
Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc, cô cạn nước lọc?
A. Bột đá vôi và muối ăn.
B. Bột than và bột sắt.
C. Đường và muối.
D. Giấm và rượu.
Câu 3:
Dung dịch là
A. hỗn hợp gồm dung môi và chất tan.
B. hợp chất gồm dung môi và chất tan.
C. hỗn hợp không đồng nhất gồm dung môi và chất tan.
D. hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.
Câu 4:
Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào sau đây?
A. Lọc.
B. Chiết.
C. Cô cạn.
D. Dùng nam châm hút.
Câu 5:
Chất tan có thể tồn tại ở dạng nào?
A. Chất rắn.
B. Chất lỏng.
C. Chất hơi.
D. Chất rắn, lỏng, khí.
Câu 6:
Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?
A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
B. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.
C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
D. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.
Câu 7:
Xăng có thể hòa tan trong
A. nước.
B. dầu ăn.
C. muối biển.
D. đường.
Câu 8:
Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?
A. Đường mía.
B. Thủy tinh.
C. Mỡ động vật.
D. Khí oxygen.
Câu 9:
Dầu hỏa là chất lỏng không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Để tách dầu hỏa ra khỏi nước người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Chiết.
B. Chưng cất.
C. Lọc.
D. Cô cạn.
Câu 10:
Hỗn hợp nào sau đây tạo được hỗn hợp không đồng nhất?
A. Sữa bột và nước.
B. Alcohol và nước.
C. Đường và nước.
D. Nước và muối.