Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 5. Chất tinh khiết – hỗn hợp. Phương pháp tách các chất có đáp án (Đề số 23)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?
A. Đường.
B. Nến.
C. Dầu ăn.
D. Khí carbon dioxide.
Câu 2:
Alcohol (cồn) sôi ở 78,3oC, nước sôi ở 100oC. Muốn tách alcohol ra khỏi hỗn hợp nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây?
A. Lọc.
B. Bay hơi.
C. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 80oC.
D. Không tách được.
Câu 3:
Chất tinh khiết là chất
A. lẫn ít tạp chất.
B. không lẫn tạp chất.
C. lẫn nhiều tạp chất.
D. có tính chất thay đổi.
Câu 4:
Hỗn hợp nào sau đây là nhũ tương?
A. Nước và muối.
B. Nước và đường.
C. Nước và bột mì.
D. Dầu ăn và giấm.
Câu 5:
Làm sao để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn?
A. Khuấy dung dịch.
B. Đun nóng dung dịch.
C. Nghiền nhỏ chất rắn.
D. Cả ba cách đều được.
Câu 6:
Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan?
A. Nước mắm.
B. Nước đường.
C. Nước chanh đường.
D. Sữa pha đường.
Câu 7:
Benzene là chất lỏng không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Để tách benzene ra khỏi nước người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Chiết.
B. Chưng cất.
C. Lọc.
D. Cô cạn.
Câu 8:
Khi hòa tan muối trong cốc nước thì muối đóng vai trò gì?
A. Chất tan.
B. Dung môi.
C. Chất bão hòa.
D. Chất bảo quản.
Câu 9:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch là hợp chất đồng nhất của nước và chất tan.
B. Xăng là dung môi của muối.
C. Nước là dung môi của dầu ăn.
D. Cát không tan trong nước thì nước không phải là dung môi của cát.
Câu 10:
Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?
A. Nước mắm.
B. Dầu giấm.
C. Nước đường.
D. Tương ớt hạt.