Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 6. Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống có đáp án (Đề số 27)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Em hãy cho biết đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên quả bưởi là gì?
A. Quả bưởi.
B. Múi bưởi.
C. Tép bưởi.
D. Hạt bưởi.
Câu 2:
Em hãy cho biết đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên cơ thể sống là gì?
A. Cơ thể.
B. Các bộ phận cơ thể.
C. Chất khoáng, nước.
D. Tế bào.
Câu 3:
Trong các tế bào sau, kích thước tế bào lớn nhất là
A. tế bào da của voi.
B. tế bào trứng cá hồi.
C. tế bào xương cá voi.
D. tế bào lông hổ.
Câu 4:
Tế bào sau đây có thể quan sát được bằng kính lúp?
A. Tế bào da ếch.
B. Tế bào trứng ếch.
C. Tế bào thịt ếch.
D. Tế bào xương ếch.
Câu 5:
Quan sát hình sau, em hãy cho biết tế bào nào có hình dạng là hình sao?
Media VietJack
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Câu 6:
Quan sát hình vẽ, em hãy nêu thứ tự các thành phần ở tế bào:
Media VietJack
A. 1 – màng tế bào; 2 – bào quan; 3 – nhân tế bào; 4 – chất tế bào.
B. 1 – màng tế bào; 2 – chất tế bào; 3 – bào quan; 4 – nhân tế bào.
C. 1 – màng tế bào; 2 – nhân tế bào; 3 – bào quan; 4 – chất tế bào.
D. 1 – màng tế bào; 2 – bào quan; 3 – chất tế bào; 4 – nhân tế bào.
Câu 7:
Ngân được cô giáo đưa một củ hành tím, cô giáo yêu cầu quan sát tế bào vảy hành. Ngân đề ra các biện pháp để quan sát. Theo em biện pháp nào sau đây sẽ phù hợp?
A. Sử dụng dao để cắt hành tây, tách vảy hành, lột vỏ vảy hành để lấy lớp biểu bì bên ngoài, sau đó cắt hình dạng theo ý muốn, đưa biểu bì vảy hành vào đĩa Petri để ngâm nước, dùng kính lúp để quan sát biểu bì vảy hành.
B. Lột vỏ vảy hành bằng tay để lấy lớp biểu bì bên ngoài, đưa biểu bì vảy hành vào đĩa Petri để ngâm nước, dùng kính lúp để quan sát biểu bì vảy hành.
C. Lột vỏ vảy hành bằng tay để lấy lớp biểu bì bên ngoài, đưa biểu bì vảy hành vào đĩa Petri để ngâm nước, dùng kính hiển vi để quan sát biểu bì vảy hành.
D. Sử dụng dao để cắt hành tây, tách vảy hành, lột vỏ vảy hành để lấy lớp biểu bì bên ngoài, sau đó cắt hình dạng theo ý muốn, đưa biểu bì vảy hành vào đĩa Petri để ngâm nước, dùng kính hiển vi để quan sát biểu bì vảy hành.
Câu 8:

Khi thực hành quan sát trứng cá bằng kính lúp, An đã đưa ra các bước quan sát không đúng. Em hãy sắp xếp lại các bước cho hoàn chỉnh.

 Bước 1: Dùng ống nhỏ giọt nước cất vào đĩa Petri.

Bước 2: Lấy kim mũi mác khuấy nhẹ, để cho trứng cá tách rời.

Bước 3: Quan sát trứng cá bằng kính lúp.

Bước 4: Dùng kim mũi mác tách trứng cá ra khỏi cá, bỏ vào đĩa petri.

Các bước quan sát đúng là

A. \(4 \to 1 \to 2 \to 3.\)
B. \(1 \to 2 \to 3 \to 4.\)
C. \(4 \to 2 \to 3 \to 1.\)
D. \(4 \to 1 \to 3 \to 2.\)
Câu 9:
Vì sao cơ thể sinh vật lại lớn lên về kích thước và khối lượng?
A. Do sinh vật tích trữ nhiều thức ăn giúp sinh vật lớn lên.
B. Do tế bào của sinh vật to ra giúp sinh vật lớn lên.
C. Do tế bào lớn lên và sinh sản thành nhiều tế bào giúp sinh vật lớn lên.
D. Do tế bào sinh sản thành nhiều tế bào giúp sinh vật lớn lên.
Câu 10:

Sau khi học xong chủ đề tế bào, Hoàng đã phát biểu về tế bào như sau:

1 – Tế bào không hoạt động thì sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ thể.

2 – Tế bào lớn lên và có khả năng sinh sản tạo thành tế bào mới.

3 – Tế bào có trong tất cả vật sống với vật không sống.

4 – Tế bào đều có màng nhân bao bọc xung quanh nhân.

5 – Tế bào là đơn vị nhỏ nhất của cơ thể sống.

Số phát biểu đúng là

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.