Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 9. Lực có đáp án (Đề số 43)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Trong các kí hiệu dưới đây, kí hiệu nào là của lực?
A. N.
B. F.
C. m.
D. kg.
Câu 2:
Một người kéo gàu nước từ đáy giếng lên miệng giếng. Khi đó, lực kéo của người có phương và chiều như thế nào?
A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
C. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
D. Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.
Câu 3:
Một vật có khối lượng 500 g thì trọng lượng của vật khoảng
A. 5 N.
B. 0,5 kg.
C. 5 kg.
D. 0,5 N.
Câu 4:
Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực làm cho trái táo rơi từ trên cao xuống.
B. Lực gây ra hiện tượng thủy triều (mực nước biển lên, xuống trong một chu kỳ thời gian).
C. Lực giữa xe và mặt đường khi xe chạy.
D. Lực tương tác giữa hai nam châm khi đặt gần nhau.
Câu 5:
Khi lực tác dụng lên một vật thì lực có thể làm cho vật vừa biến dạng vừa biến đổi chuyển động. Trường hợp nào dưới dây thể hiện điều đó?
A. Xe chạy qua khúc quanh.
B. Gió thổi đẩy thuyền buồm chạy nhanh lên.
C. Con chim đậu trên cành cây mềm làm cành cây xong xuống.
D. Quả bóng đập mạnh vào tường và bật ngược trở lại.
Câu 6:
Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm, đầu trên cố định, đầu dưới treo vào vật có khối lượng thì lò xo giãn ra 4 cm. Chiều dài của lò xo lúc này là
A. 16 cm.
B. 4 cm.
C. 24 cm.
D. 20 cm.
Câu 7:
Trường hợp nào không có sự biến đổi chuyển động trong các giai đoạn chuyển động của máy bay?
A. Máy bay cất cánh bay lên cao.
B. Khi lên độ cao ổn định, máy bay có vận tốc không đổi.
C. Máy bay hạ độ cao đáp xuống sân bay.
D. Máy bay lượng vòng biểu diễn nghệ thuật.
Câu 8:
Công dụng của lực kế là dùng để
A. đo khối lượng của vật.
B. đo trọng lượng của vật.
C. đo kích thước của vật.
D. đo lực.
Câu 9:
Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?
A. Kéo trượt khối gỗ trên sàn nhà.
B. Quyển sách đứng yên trên mặt bàn.
C. Ngọn cỏ đu đưa trước gió.
D. Viên bi lăn trên mặt đất.
Câu 10:
Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
A. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
C. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.
D. Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.