Đề kiểm tra KHTN 6 Chân trời sáng tạo Phần 2. Đề thi kết thúc học kì I có đáp án (Đề số 59)
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Đơn vị cơ bản đo khối lượng chính thức ở nước ta là
A. gam (g).
B. kilogram (kg).
C. tấn.
D. tạ.
Câu 2:
Nhiệt độ tại thành phố Hồ Chí Minh dao động từ 260C đến 330C. Nhiệt độ này tương ứng với nhiệt độ bao nhiêu trong nhiệt giai Kelvin?
A. 240 K đến 247 K.
B. 299 K đến 306 K.
C. 247 K đến 306 K.
D. 247 K đến 299 K.
Câu 3:
Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây:
Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình là
A. 10 dm và 1 mm.
B. 10 dm và 0,5 cm.
C. 100 cm và 1 cm.
D. 100 cm và 0,2 cm.
Câu 4:
Vật nào sau đây gọi là vật sống?
A. Máy in.
B. San hô.
C. Xe hơi.
D. Laptop.
Câu 5:
Em hãy cho biết trường hợp nào sau đây không thể hiện tính chất vật lí?
A. Muối ăn dạng rắn, màu trắng, dễ tan trong nước.
B. Kim loại nhôm nóng chảy ở nhiệt độ 660 oC.
C. Khí oxygen ít tan trong nước.
D. Đốt cháy than ta thấy khói bốc lên, thành phần chính là khí carbonic.
Câu 6:
Oxygen có những tính chất nào sau đây?
A. Duy trì sự sống, không duy trì sự cháy.
B. Duy trì sự sống, duy trì sự cháy, tan nhiều trong nước.
C. Không duy trì sự sống, duy trì sự cháy, ít tan trong nước.
D. Duy trì sự sống, duy trì sự cháy, ít tan trong nước.
Câu 7:
Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống vì
A. tế bào có các bào quan rất quan trọng.
B. tế bào có nhân, điều khiển mọi hoạt động sống.
C. tất cả các cơ thể sống đều cấu tạo bởi tế bào.
D. tế bào đại diện cho cơ thể sống.
Câu 8:
Sau khi học xong về mô, phát biểu nào của Hoàng là đúng?
A. Mô là tập hợp nhiều tế bào giống nhau về hình dạng, cấu tạo, chức năng.
B. Mô là tập hợp nhiều loại cơ quan khác nhau về hình dạng, giống nhau về cấu tạo chức năng.
C. Mô là tập hợp nhiều tế bào giống nhau về hình dạng, khác nhau về cấu tạo và chức năng.
D. Mô là tập hợp nhiều cơ quan giống nhau về hình dạng, cấu tạo, chức năng.
Câu 9:
Tên khoa học của cây tắc là
A. Tắc.
B. Quất.
C. Citrus japonica 'Japonica.
D. Hạnh.
Câu 10:
Hình dạng đặc trưng của virus có thể có là:
1 – Dạng hình hộp chữ nhật.
2 – Dạng hình khối.
3 – Dạng hỗn hợp.
4 – Dạng hình sao.
5 – Dạng xoắn.
Các dạng đặc trưng là:
A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5.
B. 1 – 2 – 3.
C. 2 – 3 – 4.
D. 2 – 4 – 5.