Đề kiểm tra Vật lí 12 học kì 2 có đáp án (Mới nhất) (Đề 32)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Biết công thoát electron của các kim loại bạc, canxi, kali và đồng lần lượt là 4,78 eV; 2,89 eV; 2,26 eV và 4,14 eV. Lấy h=6,625.1034J.s, c=3.108m/s, 1eV=1,6.1019J. Chiếu bức xạ có bước sóng 0,33 μm vào bề mặt các kim loại trên, hiện tượng quang điện xảy ra ở

A. kali và đồng.

B. kali và canxi.

C. canxi và bạc.

D. bạc và đồng.

Câu 2:

Đài phát thanh VOV Hà Nội được phát trên tần số 91 MHz. Sóng điện từ này thuộc loại

A. sóng trung. 

B. sóng ngắn.

C. sóng cực ngắn. 

D. sóng dài.

Câu 3:

Năng lượng của phôtôn một ánh sáng đơn sắc là 2,0 eV. Cho h=6,625.1034J.s, c=3.108m/s, 1eV=1,6.1019J. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc có giá trị xấp xỉ bằng

A. 0,57 μm. 

B. 0,60 μm.

C. 0,46 μm.

D. 0,62 μm.

Câu 4:

Một tia sáng đi từ không khí vào một môi trường trong suốt có chiết suất bằng 2. Biết góc khúc xạ bằng 300, góc tới có giá trị bằng

A. 450.

B. 900.

C. 600. 

D. 300.

Câu 5:

Khi nói về dao động điện từ trong mạch dao động LC lí tưởng, phát biểu nào sau đây sai?

A. Cường độ dòng điện qua cuộn cảm và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng tần số.

B. Năng lượng điện từ của mạch gồm năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.

C. Điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian lệch pha nhau π2.

D. Năng lượng từ trường và năng lượng điện trường của mạch luôn cùng tăng hoặc luôn cùng giảm.

Câu 6:
Trong mạch dao động LC có chu kỳ T thì năng lượng điện trường trong tụ điện:

A. biến thiên điều hoà theo thời gian với chu kì 2T.

B. biến thiên điều hoà theo thời gian với chu kì T.

C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì  T2.

D. không biến thiên điều hoà theo thời gian.

Câu 7:
Tần số dao động điện từ trong mạch dao động LC được xác định bởi biểu thức

A. f=2πLC

B. f=12πLC

C. f=12πLC

D. f=12πCL

Câu 8:

Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 0,5 mH và tụ điện có điện dung C = 2 pF, (lấy p2 = 10). Tần số dao động của mạch là

A. f = 2,5 Hz. 

B. f = 5,03 MHz.

C. f = 1 Hz.

D. f = 1 MHz.

Câu 9:

Một lăng kính có góc chiết quang A = 60 (coi là góc nhỏ) được đặt trong không khí. Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song, hẹp vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, rất gần cạnh của lăng kính. Đặt một màn ảnh E sau lăng kính, vuông góc với phương của chùm tia tới và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1,2 m. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là nđ = 1,642 và đối với ánh sáng tím là nt = 1,685. Độ rộng từ màu đỏ đến màu tím của quang phổ liên tục quan sát được trên màn là

A. 5,4 mm. 

B. 36,9 mm. 

C. 4,5 mm. 

D. 10,1 mm.

Câu 10:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Giao thoa là hiện tượng đặc trưng của sóng. 

B. Nơi nào có sóng thì nơi ấy có giao thoa.

C. Nơi nào có giao thoa thì nơi ấy có sóng.

D. Hai sóng có cùng tần số và độ lệch pha không thay đổi theo thời gian gọi là sóng kết hợp.

Câu 11:

Thực hiện giao thoa với ánh sáng trắng, trên màn quan sát thu được hình ảnh:

A. vân trung tâm là vân trắng, hai bên là vân cầu vồng màu tím ở trong, đỏ ở ngoài.

B. một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

C. các vạch màu khác nhau riêng biệt hiện trên một nền tối.

D. không có các vân màu khác nhau trên màn.

Câu 12:

Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng đơn sắc là 600 nm, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 2 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Khoảng vân quan sát được trên màn có giá trị bằng

A. 0,6 mm. 

B. 1,5 mm.

C. 0,9 mm.

D. 0,3 mm.

Câu 13:

Một khe hẹp F phát ánh sáng đơn sắc bước sóng λ=600nmchiếu sáng hai khe song song với F và cách nhau 1 mm. Vân giao thoa được quan sát trên một màn M song song với màn phẳng chứa F1 F1 và cách nó 3 m. Tính từ vân sáng trung tâm tại vị trí cách vân trung tâm 0,63 cm có

A. Vân tối thứ 4.

B. Vân sáng bậc 4.  

C. Vân tối thứ 3.

D. Vân sáng bậc 3.

Câu 14:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc l1, l2 có bước sóng lần lượt là 0,48 mm và 0,60 mm. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có

A. 4 vân sáng l1 và 3 vân sáng l­2. 

B. 5 vân sáng l1 và 4 vân sáng l­2.

C. 4 vân sáng l1 và 5vân sáng l­2.

D. 3 vân sáng l1 và 4vân sáng l­2.

Câu 15:

Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng với ánh sáng đơn sắc λ=0,7μm,khoảng cách giữa 2 khe là a = 0,35 mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát là D = 1m, bề rộng của vùng có giao thoa là 13,5 mm. Số vân sáng, vân tối quan sát được trên màn là:

A. 7 vân sáng, 6 vân tối; 

B. 6 vân sáng, 7 vân tối.

C. 6 vân sáng, 6 vân tối; 

D. 7 vân sáng, 7 vân tối.

Câu 16:

Chọn phát biểu đúng về ứng dụng của quang phổ liên tục

A. Xác định nhiệt độ của vật phát sáng như bóng đèn, mặt trời, các ngôi sao.

B. Xác định bước sóng của các nguồn sáng. 

C. Xác định màu sắc của các nguồn sáng.

D. Dùng để nhận biết thành phần của các nguyên tố có trong một mẫu vật.

Câu 17:
Một vật phát ra tia hồng ngoại vào môi trường xung quanh phải có nhiệt độ

A. cao hơn nhiệt độ môi trường. 

B. trên 00C. 

C. trên 1000C.

D. trên 00K.

Câu 18:

Tia tử ngoại

A. không làm đen kính ảnh.

B. kích thích sự phát quang của nhiều chất.

C. bị lệch trong điện trường và từ trường.

D. ít bị thủy tinh hấp thụ.

Câu 19:
Theo chiều tăng dần của bước sóng các loại sóng điện từ thì ta có sự sắp xếp sau

A. tia γ, tia tử ngoại, tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.

B. tia γ, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.

C. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến, tia tử ngoại, tiaγ.

D. sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, tia γ.

Câu 20:

Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của một ống cu-lít-giơ là 24 kV. Bỏ qua tốc độ ban đầu của êlectron khi bật ra khỏi catôt. Cho biết khối lượng và điện tích của êlectron là me = 9,1.10-31 kg ; e = -1,6.10-19 C. Tốc độ lớn nhất của êlectron khi đập vào anôt?

A. 9,186.107 m/s

B. 0,65.107 m/s

C. 65.107 m/s.

D. 6.107 m/s.

Câu 21:

Thực hiện giao thoa khe Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Nguồn sáng S phát ra đng thời hai bức xạ có bước sóng λ1=500nm λ2=750nm. Kích thước vùng giao thoa trên màn là L = 30 mm đối xứng hai bên vân trung tâm O. Số vạch màu quan sát được trên vùng giao thoa là:

A. 41.

B. 42.

C. 52. 

D. 31.

Câu 22:

Một mạch dao động LC có điện tích cực đại trên tụ điện là Q0 = 8.10-8 C, chu kì dao động điện từ trong mạch là 8.10-6 s. Lấy π = 3,14. Cường độ dòng điện cực đại trong cuộn dây thuần cảm là

A. I0 = 0,314 A.

B. I0 = 3,14 A.

C. I0 = 0,0628 A.

D. I0 = 31,4 A.

Câu 23:

Một mạch dao động LC gồm một cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 160μH, và một tụ điện có điện dung C biến thiên từ 36pF đến 225pF. Lấy π210. Chu kỳ dao động riêng của mạch biến thiên từ.

A. 953,24 ms đến 2384,36 ms. 

B. 476,86μs đến 2384μs. 

C. 476,86 ns đến 1192,15 ns.

D. 953 ps đến 2384 ps.

Câu 24:

Khi cho một dòng điện xoay chiều chạy trong một dây dẫn bằng kim loại, xung quanh dây dẫn:

A. chỉ có điện trường.

B. chỉ có từ trường.

C. có điện từ trường. 

D. chỉ có lực hấp dẫn.

Câu 25:

Chọn phát biểu đúng?

A. Sóng điện từ là những dao động điện từ lan truyền trong không gian dưới dạng hình sin.

B. Sóng điện từ là những dao động lan truyền trong không gian dưới dạng hình sin.

C. Sóng điện từ là những dao động điện từ lan truyền trong không gian và thời gian dưới dạng hình sin.

D. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian và thời gian của điện trường tĩnh.