Đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử có đáp án cực hay ( Đề 17)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Thành công lớn của Mĩ trong chính sách đối ngoại là gì?
A. Thực hiện được một số mưu đồ góp phần đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô
B. Thực hiện nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống
C. Tất cả đều đúng
D. Lập được nhiều khối quân sự trên toàn thế giới
Sự kiện nào sau đây báo hiệu một nguy cơ đe dọa an ninh và vị thế của Mĩ trong giai đoạn hiện nay?
A. Chiến tranh với Irắc
B. Cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Chiến tranh Ixraen - Palextin chưa đến hồi kết thúc
D. Vụ khủng bố ngày 11 - 9 - 2001
"Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?
A. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ
B. Chạy đua cũ trang với Liên Xô
C. Chính sách xâm lược thuộc địa.
D. Thành lập các khối quân sự.
Trong giai đoạn 1945 - 1950, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu với Mĩ là
A. thiết lập mối quan hệ thông thương kinh tế.
B. đồng minh thân thiện.
C. độc lập về chính trị và không thiết lập bất cứ mối quan hệ nào
D. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước nào trong khối tư bản chủ nghĩa?
A. Mĩ, Nhật, Hà Lan, Pháp
B. Mĩ, Nhật, Tây Đức, Pháp.
C. Mĩ, Nhật, Pháp, Liên Xô
D. Mĩ, Nhật ,Tây Đức, Trung Quốc
Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô được kí kết vào thời gian nào?
A. Ngày 9 - 8 - 1951
B. Ngày 8 - 9 - 1951.
C. Ngày 8 - 9 - 1952.
D. Ngày 9 - 8 - 1952
Kế hoạch nào của Mĩ nhằm phục hưng các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
B. Kế hoạch Nava
C. Kế hoạch Macsan.
D. Kế hoạch Rơve
Tổng thống Mĩ nào đã ra tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam ?
A. Níchxơn.
B. Kennơđi.
C. Clintơn.
D. Giônxơn
Nền tảng xuyên suốt của chính sách đối ngoại của Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là mối quan hệ với
A. Mĩ, Tây Âu, Đông Nam Á
B. Mĩ, Tây Âu, Châu Á, NICs
C. Mĩ.
D. Mĩ, Tây Âu
Trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Mĩ như thế nào ?
A. Khủng hoảng trầm trọng, buộc Mĩ phải điều chỉnh chiến lược phát triển
B. Khủng hoảng liên tiếp.
C. Suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới
D. Mất vị trí đứng đầu thế giới
Từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90, tình hình kinh tế của đa số nước Tây Âu đang trong giai đoạn
A. phát triển ổn định
B. suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định
C. phục hồi sau khủng hoảng
D. bị thiệt nặng nề do hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Yếu tố nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chi phí cho quốc phòng thấp
B. Tài nguyên thiên phong phú
C. Áp dụng khoa học kỹ thuật
D. Vai trò điều tiết của nhà nước
Khối quân sự NATO là tên viết tắt của
A. khối quân sự Bắc Đại Tây Dương
B. khối quân sự ở Nam Thái Bình Dương
C. hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á
D. khối quân sự ở Trung Cận Đông
Vào thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?
A. Những năm 70 (thế kỉ XX).
B. Những năm 90 (thế kỉ XX).
C. Những năm 60 (thế kỉ XX).
D. Những năm 80 (thế kỉ XX).
Nội dung "chiến lược toàn cầu" của Mĩ không nhằm mục tiêu cơ bản nào?
A. Chống lại các thế lực phản động, vì sự tiến bộ của nhân loại
B. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới
C. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước Xã hội chủ nghĩa
D. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước đồng minh của Mĩ.
Từ những năm 50 của thế kỉ XX, các nước tư bản Tây Âu đã thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Một số liên minh chặt chẽ với Mĩ, một số cố gắng thoát khỏi Mĩ và bước đầu thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa
B. Đa dạng hóa và đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại
C. Thi hành chính sách ngoại giao hòa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
D. Thi hành chính sách ngoại giao trung lập
Giai đoạn 1950 - 1973, chủ nghĩa thực dân cũ của các đế quốc nào đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới ?
A. Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
B. Anh, Pháp và Hà Lan
C. Anh, Pháp và Bồ Đào Nha.
D. Mĩ và Tây Ban Nha.
Sự liên kết đầu tiên giữa một số nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Cộng đồng than thép châu Âu
B. Liên minh châu Âu.
C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu
D. Cộng đồng kinh tế châu Âu.
Nhân vật nào của nước Mĩ đã đề ra kế hoạch góp phần giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Kennơđi
B. Rudơven.
C. Mác san.
D. Truman
Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới vào khoảng thời gian nào?
A. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX
B. Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX
C. 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai
D. 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?
A. Thành lập nhà nước Cộng hòa liên bang Đức
B. Có những hoạt động chống Liên Xô.
C. Tham gia khối quân sự NATO
D. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ
Nguyên nhân cơ bản nào dưới đây đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao
B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú
C. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh
D. Là nước khởi đầu và áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt
B. Sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn
C. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra các cuộc suy thoái.
D. Vị trí kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Liên Xô và Mĩ là
A. Bỉ và Hà Lan
B. Cộng hòa Liên bang Đức.
C. Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
D. Áo và Phần Lan.
Sự kiện nào ở Tây Âu đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Mĩ và Liên Xô?
A. Sự ra đời của Cộng hòa Liên bang Đức (9 - 1949).
B. Mĩ ban hành kế hoạch Mác - san.
C. Mĩ lôi kéo hàng loạt các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Sự trở lại thống trị của các nước Tây Âu ở hệ thống thuộc địa trước chiến tranh
Những cải cách dân chủ của Nhật sau chiến tranh có ý nghĩa gì đối với Nhật Bản?
A. Mang lại luồng không khí mới cho nhân dân, là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này
B. Lấy lại những gì Nhật bị mất trong chiến tranh
C. Giúp Nhật thực hiện âm mưu làm bá chủ thế giới.
D. Đưa Nhật ngày càng lệ thuộc vào Mĩ
Ý nào dưới đây không đúng về nguyên nhân nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào những năm 60 của thế kỉ XX ?
A. Thu được nhiều lợi nhuận từ các cuộc chiến tranh xâm lược.
B. Làm giàu từ cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam.
C. Khả năng tự cường của con người Nhật Bản.
D. Tận dụng lợi thế của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên thế giới
Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ năm 1945 đến 2000 là
A. củng cố và thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á
B. hợp tác với các nước tư bản cùng phát triển
C. đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại
D. liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, so với Nhật Bản, các nước Tây Âu không có lợi thế từ yếu tố nào dưới đây ?
A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển
B. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước
C. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
D. Chi phí cho quốc phòng thấp.
Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong việc thực hiện "Chiến lược toàn cầu" là
A. thắng lợi của cách mạng ở Cuba 1959
B. thắng lợi của cách mạng hồi giáo ở Iran 1979
C. thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1949
D. thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975.