Đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử có đáp án cực hay ( Đề 25)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Khó khăn cơ bản nhất của đất nước ta sau 1975 là gì?
A. Số người mù chữ, số người thất nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao
B. Bọn phản động trong nước vẫn còn.
C. Nền kinh tế nông nghiệp vẫn còn lạc hậu
D. Hậu quả của chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới Mĩ để lại còn rất nặng nề
Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được họp tại đâu?
A. Sài Gòn.
B. Đà Nẵng.
C. Hà Nội
D. Huế.
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào thời gian nào?
A. Từ 15 đến 18-12-1986
B. Từ 20 đến 25-12-1986.
C. Từ 10 đến 18-12-1985
D. Từ 15 đến 18-12-1985.
Hoàn thiện hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động nhằm mục đích gì là chủ yếu?
A. Để tiện lợi cho việc sản xuất
B. Để giải phóng sức lao động ở nông thôn
C. Để khuyến khích sản xuất ở nông thôn
D. Để dễ dàng loại bỏ được các hiện tượng tiêu cực
Quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 - 2000 được tiến hành qua mấy kế hoạch 5 năm?
A. 2 kế hoạch
B. 3 kế hoạch
C. 1 kế hoạch
D. 4 kế hoạch.
Theo quan điểm của Đảng về đổi mới kinh tế, Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế
A. công nông nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa
B. công nghiệp và dịch vụ hiện đại có khả năng tự quản lí và tự đứng vững
C. hàng hóa nhiều thành phần tự do phát triển
D. hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Theo quan điểm về đổi mới kinh tế, Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành
A. cơ chế kinh tế tập thể.
B. cơ chế thị trường
C. cơ chế sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
D. cơ chế khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động.
Theo quan điểm của Đảng, đổi mới kinh tế phải gắn với
A. đổi mới chính trị
B. đổi mới giáo dục
C. đổi mới đối ngoại
D. đổi mới văn hóa
Việt Nam và Mĩ bắt đầu bình thường hóa quan hệ vào thời gian nào?
A. Tháng 4 - 1999
B. Tháng 7 - 1995.
C. Tháng 7 - 1994
D. Tháng 5 - 1997
Đâu là thành tựu của quan hệ ngoại giao Việt Nam cho đến năm 1995?
A. Phá thế bao vây cấm vận, có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, quan hệ buôn bán với trên 100 nước, bình thường hóa quan hệ với Mĩ, gia nhập ASEAN
B. Phá thế bao vây cấm vận, có quan hệ ngoại giao với hơn 60 nước, quan hệ buôn bán với trên 150 nước, bình thường hóa quan hệ với Mĩ, gia nhập WTO
C. Có quan hệ ngoại giao với hơn 150 nước, quan hệ buôn bán với trên 500 nước, bình thường hóa quan hệ với Mĩ, tham gia diễn đàn ASEM.
D. Phá thế bao vây cấm vận, có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, quan hệ buôn bán với trên 90 nước, bình thường hóa quan hệ với Mĩ, gia nhập AFTA
Hãy chỉ ra bối cảnh quốc tế tác động đến công cuộc đổi mới ở Việt Nam
A. Cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, khủng hoảng trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN
B. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, các nước tư bản lần lượt thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên
C. Cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, cuộc khủng hoảng năng lượng đang lan tràn ở các nước tư bản Âu - Mĩ
D. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã, chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ hoàn toàn
Đâu là kết quả mà chúng ta đạt được trong lĩnh vực lương thực - thực phẩm từ năm 1986 - 1990?
A. Từ chỗ thiếu ăn phải nhập 15 vạn tấn gạo đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước và trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo
B. Từ chỗ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước đã vươn lên có dự trữ để xuất khẩu
C. Từ chỗ thiếu ăn phải nhập 45 vạn tấn gạo đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước
D. Từ chỗ thiếu ăn phải nhập 45 vạn tấn gạo đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ để xuất khẩu.
Công cuộc đổi mới của Đảng chính thức được bắt đầu
A. sau Hội nghị lần thứ 24 của Đảng
B. sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ
C. từ sau Đại hội V của Đảng
D. từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI
Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước được đề ra từ Hội nghị nào của Đảng?
A. Hội nghị Hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn
B. Hội nghị lần thứ 24
C. Hội nghị lần thứ 15
D. Hội nghị lần thứ 21
Trong giai đoạn bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng chủ trương thực hiện các chương trình kinh tế đó là
A. lương thực, thực phẩm.
B. hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng.
C. lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
D. lương thực và hàng xuất khẩu.
Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về chủ trương đổi mới của Đảng về chính trị?
A. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc
B. Xây dựng Nhà nước dân quyền xã hội chủ nghĩa
C. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
D. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta là
A. tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương
B. hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới
C. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo
D. tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo của nhân dân Việt Nam
Đâu không phải là ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 -1976)?
A. Tạo điều kiện cho sự thống nhất dân tộc ở các lĩnh vực khác
B. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc tiến lên chủ nghĩa xã hội
C. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân
D. Đánh dấu sự hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Đâu không phải là khó khăn của miền Nam Việt Nam sau năm 1975?
A. Hậu quả nặng nề của chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân
B. Số người mù chữ, số người thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao
C. Nhiều làng mạc ruộng đồng bị tàn phá.
D. Cơ sở của chính quyền cũ còn tồn tại ở một số địa phương.
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, khó khăn lớn nhất về chính trị của Việt Nam là gì?
A. Hai miền Nam – Bắc vẫn tồn tại hai hình thức tổ chức nhà nước khác nhau
B. Chiến tranh kết thúc nhưng đất nước vẫn gánh chịụ những hậu quả nặng nề.
C. Miền Nam đã giải phóng nhưng những di hại của xã hội cũ vẫn tồn tại
D. Số người thất nghiệp lên tới hàng triệu người.
Một trong những đặc điểm cơ bản của kinh tế miền Nam sau giải phóng là
A. áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất
B. phát triển theo hướng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
C. kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và phân tán
D. phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa
Nội dung nào dưới đây không phải đặc điểm của nền kinh tế miền Nam Việt Nam sau khi đất nước thống nhất ?
A. Phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong chừng mực
B. Lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài
C. Mang tính chất kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ, phân tán
D. Cơ bản xây dựng được nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cách mạng ở hai miền Nam – Bắc Việt Nam có thuận lợi cơ bản là
A. cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mĩ chấm dứt
B. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội
C. các nước xã hội chủ nghĩa tiếp tục ủng hộ nước ta
D. cách mạng xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn
Yếu tố nào dưới đây của tình hình thế giới tác động đến chủ trương đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986)?
A. Sự vươn lên mạnh mẽ về kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản
B. Xu thế hòa hoãn Đông – Tây từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX
C. Tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa
D. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978
Ở nước ta, tổ chức nào tập hợp được lực lượng đông đảo nhất ?
A. Hội Nông dân Việt Nam
B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. Đảng Cộng sản Việt Nam
D. Công đoàn Việt Nam
Sau khi thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn
A. đất nước độc tập, tự do, đi lên chủ nghĩa cộng sản.
B. đất nước hòa bình tiếp tục công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
C. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa cộng sản.
D. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội
Sự kiện nào là quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước sau năm 1975?
A. Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976).
B. Đại hội thống nhất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. Hội nghị Hiệp thương của đại biểu hai miền Nam - Bắc tại Sài Gòn (11-1975).
D. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên (24/6 đến 2/7/1976).
Tại sao sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?
A. Vì đó là yêu cầu của Liên Hợp Quốc
B. Vì Việt Nam vẫn còn bị chia cắt về mặt lãnh thổ từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ.
C. Phải thống nhất thì mới có thể tiến hành đường lối đổi mới được
D. Vì thống nhất đất nước là xu thế đang lên của thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nguồn lực quan trọng nhất mà Việt Nam có thể tranh thủ từ bên ngoài để phát triển kinh tế là
A. vốn đầu tư, công nghệ và thị trường
B. xu thế hòa hoãn trong quan hệ quốc tế
C. vai trò điều phối của các tổ chức quốc tế
D. kinh nghiệm phát triển kinh tế từ các nước tư bản phát triển
Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhảy vọt, bộ mặt đời sống của nhân dân được cải thiện nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định. Đó là
A. nền kinh tế vẫn còn khép kín, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa có cơ hội phát triển, xã hội phân hóa giàu nghèo sâu sắc
B. nền kinh tế phát triển chưa vững chắc và chưa đồng bộ, khoa học công nghệ còn lạc hậu và trình độ dân trí chưa cao
C. nền kinh tế còn mất cân đối lớn, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, đời sống của người dân còn hết sức khó khăn
D. chưa hình thành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa