ĐỀ LUYỆN TỔNG HỢP (P1)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Este nào sau đây phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:2
A. etyl fomatB. Phenyl axetat
B. Phenyl axetat
C. Metyl fomat
D. Benzyl fomat.
Các chất trong dãy nào sau đây khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đều tạo kết tủa
A. Fructozơ, anđehit axetic, xenlulozơ.
B. Glucozơ, metyl fomat, saccarozơ, anđehit axetic.
C. Đivinyl, glucozơ, metyl fomat, tinh bột
D. Vinyl axetilen, glucozơ, metyl fomat, axit fomic.
Đề hiđrat hóa 2-metyl butan-2-ol thu được sản phẩm chính là
A. 2- metylbut-2-en.
B. 2- metylbut-1-en
C. 3- metylbut-1-en
D. Pent-1-en.
Cho các phát biểu sau:
(1) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol.
(2) Phenol tham gia phản ứng thế dễ hơn benzen.
(3) Saccarozơ không tác dụng với H2 (Ni, to).
(4) Để phân biết glucozơ và fructozơ, ta dùng dung dịch AgNO3/NH3.
(5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(6) Đề phân biệt anilin và ancol etylic, ta có thể dùng dung dịch NaOH.
(7) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
(8) Các amin lỏng đều khó bay hơi nên không có mùi.
(9) Các amin thơm thường có mùi thơm dễ chịu.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B.7
C. 6
D. 4
Phát biểu nào sau đây không đúng
A. C5H10 có 5 đồng phân cấu tạo là anken
B. C4H8 có 3 đồng phân cấu tạo là anken
C. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon thì khối lượng CO2 thu được luôn lớn hơn khối lượng H2O
D. Nếu một hiđrocacbon tác dụng với AgNO3/NH3 được kết tủa vàng thì hiđrocacbon đó là ankin
Số đồng phân cấu tạo của C3H8O là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Tổng số liên kết xích ma trong một axit no, đơn chức có công thức tổng quát CnH2nO2 là
A. 3n – 1
B. 3n
C. 3n + 1
D. 2n + 3
Để tinh chế C2H4 có lẫn C2H2 người ta cho đi qua
A. Dung dịch Br2
B. Dung dịch H2SO4 loãng
C. AgNO3 trong dung dịch NH3
D. Nước
Cacbohiđrat là hợp chất tạp chức, trong phân tử có nhiều nhóm hiđroxi và có nhóm chức
A. cacbonyl
B. anđehit
C. amin
D. cacboxyl.
Cho các amin: CH3-NH2 (1); NH3 (2); CH3-NH-CH3 (3); CH3-CH2-NH2 (4); C6H5NH2 (5); NO2-C6H4-NH2 (6). Dãy gồm các chất được xắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ là
A. (2), (3), (4), (1), (5), (6)
B. (3), (4), (1), (2), (5), (6).
C. (2), (4), (3), (1), (6), (5).
D. (3), (4), (1), (2), (6), (5).
Polime nào được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. teflon
B. nilon-6,6
C. poli(etylen terephtalat)
D. Poli(ure-fomanđehit).
Cho các polime sau: cao su lưu hóa, poli(vinyl clorua), thủy tinh hữu cơ, glicogen, polietilen, amilozơ, nhựa rerol. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là.
A. 6.
B. 3
C. 4
D. 5
Cho sơ đồ biến hóa: CH4 X Y CH3COOH. Để thỏa mãn sơ đồ biến hóa trên thì Y là
A. C2H4 hoặc C2H5OH
B. CH3OH hoặc C2H5OH
C. CH3CHO hoặc CH3OH.
D. CH3CHO hoặc CH2=CHCl
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng vừa đủ. Sau phản ứng thu được
A. 1 muối và 1 ancol
B. 1 muối và 2 ancol
C. 2 muối và 1 ancol
D. 2muối và 2 ancol
Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây
A. NaOH, Na, CaCO3
B. NaOH, Cu, NaCl.
C. Na, CuO, HCl
D. Na, NaCl, CuO
Cho dãy các chất: o-Xilen, stiren, isopren, vinyl axetilen, anđehit axetic, toluen, axetilen và benzen. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
Có bao nhiêu hợp chất đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C4H6O2 tác dụng với dung dịch NaOH
A. 8
B. 9
C. 10
D. 7
Cho dãy các axit sau: (1) axit fomic, (2) axit axetic, (3) axit acrylic, (4) axit oxalic. Chiều tăng dần tính axit của dãy là
A. (1), (2), (4), (3)
B. (2), (3), (1), (4).
C. (4), (1), (3), (2).
D. (2), (1), (3), (4).
Polime(-NH-[CH2-]5-CO-)n có thể được điều chế bằng phương pháp nào sau đây
A. Đồng trùng hợp
B. Phản ứng trùng hợp
C. Phản ứng trùng ngưng.
D. trùng ngưng hoặc trùng hợp
Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3HxO vừa phản ứng với H2 ( xúc tác, NI, t0c), vừa phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đissaccarit
A. Amilozơ
B. Saccarozơ
C. Glucozơ
D. Xenlulozơ
Cho các chất sau:Glyxin (1); axit glutamic (2); HOOC–CH2 –CH2–CH(NH3Cl)–COOH (3); H2N–CH2–CH(NH2)-COOH. Có cùng nồng độ mol . Thứ tự xắp xếp tăng dần tính pH là
A. (1) < (2) < (3) < (4).
B. (3) < (1) < (2) < (4).
C. (3) < (2) < (1) < (4).
D. (3) < (4) < (1) < (2).
Chất nào dưới đây phản ứng được với HBr theo tỷ lệ 1: 1 chỉ thu được một sản phẩm
A. But-2-en
B. But-1-in
C. But-1-en
D. Propen
Cho dãy các chất: etylen glicol, axit fomic, ancol etylic, glixerol, axit oxalic, ancol benzylic, tristearin và etyl axetat. Số chất trong dãy phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Cho các chất sau: CH3OH, CH3CHO, CH3CH2OH, CH3CH2CH2CH3. Có bao nhiêu chất có thể điều chế CH3COOH bằng một phản ứng
A. 4.
B. 2
C. 3
D. 1
Đốt cháy hoàn toàn một axit cacboxylic no, mạch hở thu được nCO2-nH2O=naxit. Số nhóm –COOH có trong phân tử axit là
A. 4
B. 1
C. 2
D. 3
Cho các este: vinyl axtat, vinyl benzoat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat. Số este có thể được điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4 đặc làm xúc tác) là
A. 4.
B. 6
C. 3
D. 5
Các chất đều bị thủy phân trong môi trường kiềm và axit là
A. xenlulozơ, chất béo, polipeptit
B. chất béo, polipeptit
C. xenlulozơ, chất béo
D. xenlulozơ, polipeptit.
Cho dãy các chất: stiren, toluen, vinyl axetilen, phenol, anilin. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch Br2 ở điều kiện thường là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức thì sản phẩm thu được có tỉ lệ mol nCO2 : nH2O= 8:9 . Công thức phân tử của amin là
A. C4H11N.
B. C4H9N
C. C3H9N
D. C3H7N
Cho dãy các chất: but-2-en, axit acrylic, propilen, ancol anlylic, 2-metylhex-3-en, axit oleic, hexa-1,4-đien, stiren. Số chất trong dãy có đồng phân hình học là
A. 6
B. 7.
C. 4
D. 5
Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân cấu tạo của Y là
A. 6
B. 5
C. 3
D. 8
Cho các polime sau: Poli(vinyl clorua), thủy tinh plexiglas, teflon, tơ visco, to nitron, cao subuna, tơ nilon-6,6. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 4
B. 5
C. 6.
D. 7
Cho dãy các chất: C2H2, CHF3, CH5N, Al4C3, HCN, CH3COONa, (NH2)2CO, CO, (NH4)2CO3 và CaC2. Số hợp chất hữu cơ trong dãy là
A. 6
B. 4
C. 7
D. 5
Một chất khi thuỷ phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là
A. xenlulozơ
B. protein
C. tinh bột
D. saccarozơ
Từ những chất trong dãy nào sau đây có thể điều chế trực tiếp được C2H5OH
A. CH4, CH3CHO, glucozơ, CH3COOC2H5
B. C2H4, HCOOCH3, glucozơ, CH3COOC2H5
C. C2H4, CH3CHO, saccarozơ, CH3COOC2H5
D. C2H4, CH3CHO, glucozơ, CH3COOC2H5
Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là
A. 3
B. 2.
C. 5
D. 4.
Cho các phát biểu sau:
(1) Các amino axit ở điều kiện thường là những chất rắn ở dạng tinh thể.
(2) Liên kết – CONH – giữa các đơn vị amino axit gọi là liên kết peptit.
(3) Các peptit đều có phản ứng màu Biure.
(4) Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(5) Polietilen được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng ancol etylic.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Nhúng quỳ tím vào các dung dịch sau:
(1) H2NCH2CH(NH2)COOH
(2) H2NCH2COONa;
(3) ClH3NCH2COOH
(4) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH;
(5) NaOOCCH2CH2CH(NH2)COONa.
Những dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. (1), (2), (5).
B. (1), (3), (5).
C. (2), (3), (5).
D. (1), (4), (5).
Phát biểu về polime nào sau đây là đúng
A. Polime là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
B. Trong các phân tử polime tổng hợp, tính chất của các monome vẫn được giữ nguyên như ban đầu
C. Polime là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều monome liên kết với nhau.
D. Các polime thiên nhiên đều có nguồn gốc thực vật.
Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây được mô tả không đúng
A. Cho dung dịch HCl vào anilin, ban đầu có hiện tượng tách lớp sau đó đồng nhất
B. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch metyl amoniclorua thấy có kết tủa trắng
C. Nhúng quỳ tím vào dung dịch etyl amin, thấy quỳ tím chuyển màu xanh
D. Phản ứng giữa khí metyl amin và khí hiđro clorua làm xuất hiện khói trắng
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Saccarozơ + Cu(OH)2;
(2) Fructozơ + H2 (xt Ni, to);
(3) Fructozơ + dung dịch AgNO3 trong NH3;
(4) Glucozơ+ dung dịch AgNO3 trong NH3;
(5) Saccarozơ + dung dịch AgNO3 trong NH3.
Có bao nhiêu thí nghiệm có phản ứng hóa học xảy ra
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
Cho các chất: HCHO (1); CH3CHO (2); C2H5OH (3); CH3OH (4). Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất là
A.(4), (3), (2), (1).
B. (2), (4), (3), (1).
C. (3), (4), (2), (1).
D. (4), (1), (3), (2).
Chất X có công thức cấu tạo: CH3COOCH2–CH(OH)–CH2OOC–CH=CH2. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm
A. CH3COONa, HOCH2–CH(OH)–CH2COONa, CH3–CHO
B. CH3OH, NaOOC–CH2–CH(OH)–CH2OH, CH2=CH–COONa
C. CH3COONa, CH2=CH–COONa và HOCH2–CH(OH)–CH2OH
D. CH3OH, NaOOC–CH2–CH(OH)–CH2–COONa và CH3–CHO
Cho các chất sau: CH2=CH–CH=O; CH3CH2CHO; CH2=CH–CH2OH; CH3COCH3; CH≡C–CH=O; CH3CH=CHCOOH. Số chất khi phản ứng với H2 dư, xúc tác Ni, đun nóng tạo ra cùng một sản phẩm là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Trong các chất :
(1) but–2–en;
(2) 1–clopropen ;
(3) 3–metylpenta–1,3–đien ;
(4) 4–metylpenta–1,3–đien ;
(5) 2–metylpent–2–en.
Những chất có đồng phân hình học là
A. (1), (2), (5).
B. (2), (3), (5).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (3), (4).
Đặc điểm giống nhau giữa saccarozơ và glucozơ là
A. Có nhóm chức –CHO trong phân tử
B. Tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư
C. Bị thủy phân.
D. Tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
Axit axetic không phản ứng được với chất nào sau đây
A. NaHCO3
B. ZnO
C. Cu
D. KOH
Cho dãy các chất sau: metyl benzoat, natri phenolat, ancol benzylic, phenylamoni clorua, etylen glicol, alanin, protein. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH khi đun nóng là
A. 4.
B. 3
C. 5
D. 2
Công thức phân tử của etyl fomat là
A. C2H4O2
B. C4H8O2
C. C3H8O2
D. C3H6O2