ĐỀ LUYỆN TỔNG HỢP (P3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các chất sau:

(1) H2NCH2COOCH3;   

(2) H2NCH2COOH;

(3) HOOCCH2CH(NH2)COOH;

(4) ClH3NCH2COOH.

Những chất vừa có khả năng phản ứng với dung dịch HCl vừa có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH là

A. (2), (3), (4).

B. (1), (2), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (3).

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Tripeptit là các peptit có 2 gốc α- aminoaxit

B. Amino axit tự nhiên (α- aminoaxit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống

C. Glyxin là amino axit đơn giản nhất

D. Liên kết peptit là liên kết –CONH- giữa hai gốc α- aminoaxit

Câu 3:

Cặp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng

A. phenol và fomanđehit

B. buta-1,3- đien và stiren

C. axit ađipic và hexametilenđiamin

D. Axit w-aminocaproic và glyxin

Câu 4:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau: C3H4O2  + NaOH → X + Y và X + H2SO4 loãng → Z + T

Biết Y và Z đều có phản ứng tráng bạc. Y và Z lần lượt là

A. HCHO, CH3CHO.

B. HCHO, HCOOH

C. HCOONa

D. CH3CHO, HCOOH

Câu 5:

Biện pháp nào dưới đây không làm tăng hiệu suất của quá trình điều chế etyl axetat từ ancol etylic và axit axetic

A. Dùng dư axit hoặc dư ancol

B. Dùng H2SO4 đặc để hấp thụ nước

C. Tăng áp suất chung của hệ

D. Chưng cất lấy este

Câu 6:

Phản ứng nào sau đây không xảy ra được

A. C6H5OH + Br2(dd).

B. C6H5OH + Na

C. C6H5OH + NaHCO3

D. C6H5OH + NaOH

Câu 7:

Cho các chất sau:

(1) CH3COOH

(2) CH3CH2CH2OH

(3) CH3CH2COOH

(4) CH3-O-CH3 (5) CH3CH2OH

Sự sắp xếp theo chiều giảm dần nhệt độ sôi của các chất từ trái sang phải là

A. (3), (1), (2), (5), (4).

B. (1), (3), (4), (5), (2).

C. (3), (5), (1), (4), (2).

D. (3), (1), (5), (4), (2)

Câu 8:

Đun hỗn hợp X (gồm hai ancol đồng phân của nhau có công thức phân tử là C4H10O với H2SO4 ở 170oC chỉ thu được một anken duy nhất. X gồm

A. ancol butylic và ancol sec-butylic

B. ancol isobutylic và ancol tert-butylic.

C. ancol isobutylic và ancol sec-butylic

D. ancol isobutylic và ancol n-butylic

Câu 9:

Số đồng phân có chứa vòng benzen ứng với công thức C7H8O, tác dụng với Na và dung dịch NaOH là

A. 1

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 10:

Phát biểu nào sau đây không đúng 

A. Phân tử glucozơ có 6 nhóm –OH

B. Glucozơ tác dụng với H2 (Ni, to) cho poliancol

C. Dung dịch glucozơ hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam

D. Glucozơ có phản ứng tráng bạc

Câu 11:

Công thức phân tử tổng quát của este tạo ra từ axit cacboxylic và ancol đều no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO4 (n ≥ 2).

B. CnH2nO2 (n ≥ 2).

C. CnH2n-2O2 (n ≥ 4). 

D. CnH2n+2O2 (n ≥ 3)

Câu 12:

Chất nào sau đây có đồng phân hình học

A. But-1-en

B. But-1-in

C. 1,2-đibrometen

D. 2,3-đimetylbutan

Câu 13:

Cho sơ đồ phản ứng: C2H4  X  Y Z  T. Biết trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phương trình hóa học, X, Y, Z và T là các chất hữu cơ. Công thức phân tử của T là

A. C2H4O2

B. CH4

C. C2H6

D. C3H5O2Na

Câu 14:

Công thức của anilin là

A. CH3CH(NH2)COOH

B. H2NCH2CH2COOH

C. H2NCH2COOH

D. C6H5NH2

Câu 15:

Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được α- aminoaxit

B.Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo

C. Trong phân tử protein luôn có nguyên tử nitơ

D. Protein luôn có phản ứng màu biure với Cu(OH)2

Câu 16:

Cho các polime : polietilen, tơ nitron, tơ capron, nilon-6,6, tinh bột, protein, cao su isopren và cao su buna- N. Số các polime chứa nito trong phân tử là

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 17:

Hiđrocacbon X có công thức phân tử C6H10. X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, tạo kết tủa vàng. Khi hidro hóa hoàn toàn X thu được 2,2- đimetylbutan. X là

A. 2,2-đimetylbut-3-in

B. 3,3-đimetylpent-1-in

C. 3,3-đimetylbut-1-in

D. 2,2-đimetylbut-2-in

Câu 18:

Cho các phát biểu sau:

(1) Anđehit chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học.

(2) Anđehit phản ứng với H2 (xúc tác Ni, to) luôn tạo ra ancol bậc một.

(3) Axit axetic không tác dụng được với Fe(OH)2.

(4) Oxi hóa etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic.

(5) Nguyên liệu để sản xuất axit axetic theo phương pháp hiện đại là metanol và cacbon oxit.

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 19:

Cho các phản ứng sau về phenol (C6H5OH):

(1) Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.

(2) Phenol tan tốt trong dung dịch KOH.

(3) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.

(4) Phenol là một ancol thơm.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 20:

Cho hỗn hợp gồm etilen và propilen phản ứng với nước có xúc tác thu được bao nhiêu ancol 

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4.

Câu 21:

Hợp chất thơm X có công thức C7H8O2 tác dụng với dung dịch KOH (loãng, dư, đun nóng) và tác dụng với K thì số mol KOH phản ứng bằng số mol K phản ứng và bằng số mol X phản ứng. Số CTCT của X phù hợp là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 22:

Có bao nhiêu hiđrocacbon mạch hở khi tác dụng với H2 dư tạo isopentan 

A. 4

B. 7

C. 5

D. 6

Câu 23:

Nhận định nào sau đây không đúng với CH2=CH–CHO 

A. Phản ứng với H2 dư có xúc tác Ni tạo CH3–CH–CHO

B. Vừa có tính vừa có tính oxi hóa lại vừa có tính khử

B. Vừa có tính vừa có tính oxi hóa lại vừa có tính khử

D. Khi tham gia phản ứng tráng bạc, mỗi phân tử nhường 2 electron

Câu 24:

Đốt cháy hoàn toàn anđehit X thu được số mol H2O bằng số mol X và số mol CO2 nhỏ hơn 3 lần số mol H2O. X là anđehit

A. đơn chức

B. no, đa chức

C. no

D. không no

Câu 25:

Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là

A.Metyl amino axetat

B. axit α-amino propionic

C. axit β-amino propionic

D. amoni acrylat

Câu 26:

Amin R có công thức phân tử là C7H9N. Số đồng phân amin thơm của R là

A. 4

B. 3

C. 5

D. 6.

Câu 27:

Trong thành phần của lipit, không có loại hợp chất nào sau đây 

A.Chất béo

B. Protein

C. Sáp 

D. Steroit

Câu 28:

Phản ứng hóa học nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hóa của các chất tham gia phản ứng 

A.Ca(OH)2 + Cl2 CaOCl2 + H2O

B. 3O2  2O3

C. CH3CHO +H2  C2H5OH

CH2=CH2 + Br2  CH2Br–CH2Br

Câu 29:

Cho sơ đồ chuyển hóa :

Hiđrocacbon X  hiđrocacbon Y anđehit Z  ancol T  axit P  muối M  X.

Biết Z, T, P, M đều là hợp chất đơn chức. Cặp Y và T thỏa mãn là

A.C2H4, C2H5OH.

B. C2H2, C2H5OH

C. CH4, CH3OH

D. CH4, C2H5OH

Câu 30:

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng:

(1) X + NaOH  X1 + X2 + H2O

(2) X1 + H2SO4   X3 + Na2SO4.

(3) nX3 + nX4  nilon-6,6 + nH2O.

(4) 2X2 + X3   X5 + 2H2O.

Công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. CH3OOC[CH2]5COOH

B. CH3OOC[CH2]4COOCH3

C. CH3CH2OOC[CH2]4COOH

D. HCOO[CH2]6OOCH

Câu 31:

Polime tổng hợp nào sau đây được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng ?

A. tơ nitron.

B. chất dẻo poli(metyl metacrylat).

C. tơ lasan.

D. tơ visco.

Câu 32:

Cho dãy các chất: Phenol, axit acrylic, axit axetic, triolein, vinyl clorua, axetilen và tert-butyl axetat. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là

A. 5.

B. 4.

C. 6.

D. 3.

Câu 33:

Tổng số đồng phân ( chứa vòng benzen) của C6H6, C7H8 và C8H10

A. 5.

B. 7.

C. 6.

D. 4.

Câu 34:

Trên nhãn chai cồn y tế ghi " Cồn 70o ". Cách ghi đó có ý nghĩa nào sau đây ?

A. Cứ 100 ml cồn trong chai có 70 ml cồn nguyên chất.

B. Cứ 100 ml cồn trong chai có 70 mol cồn nguyên chất.

C. Trong chai cồn có 70 ml cồn nguyên chất.

D. Cồn này sôi ở 70oC.

Câu 35:

Có các nhận xét sau về ancol:

(1) Ở điều kiện thường không có ancol no nào là chất khí.

(2) Nhiệt độ sôi của ancol luôn nhỏ hơn nhiệt độ sôi của axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon.

(3) Khi đun nóng các ancol no, mạch hở, đơn chức có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 4 với H2SO4 đặc ở 170oC chỉ tạo ra tối đa một anken.

(4) Ở điều kiện thường 1 lít dung dịch ancol etylic 45o có khối lượng là 1,04 kg.

Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Câu 36:

Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo, mạch hở có công thức phân tử C5H8 tác dụng với H2 dư ( xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm là isopentan ?

A. 3.

B. 1.

C. 2.

D. 4.

Câu 37:

Cho dãy hiđrocacbon: propen, cumen, stiren, hexan, buta-1,3-đien và isopren. Số hiđrocacbon trong dãy phản ứng được với dung dịch Br2

A.3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 38:

Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C3H4O3)n . Công thức phân tử của X là

A. C6H8O6.

B. C3H4O3.

C. C12H16O12.

D. C9H12O9.

Câu 39:

Điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là

A. Đều phản ứng với H2 có xúc tác Ni, nung nóng cùng thu được một ancol đa chức.

B. Đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo Ag.

C. Đều bị thủy phân trong dung dịch axit.

D. Đều phản ứng với dung dịch Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Câu 40:

Số amin bậc hai là đồng phân của nhau, có cùng công thức phân tử C5H13N là

A. 6.

B. 5.

C. 7.

D. 4.

Câu 41:

Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):

(1) Phenol vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.

(2) Phenol làm mất màu dung dịch Br2, tạo kết tủa trắng.

(3) Phenol không làm quỳ tím bị đổi màu.

(4) Phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo ra CO2.

(5) Phenol là một ancol thơm.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 4.

C. 3.

D. 5.

Câu 42:

Số đồng phân cấu tạo là axit cacboxylic và este ứng với công thức phân tử C4H8O2 lần lượt là

A. 2 và 4.

B. 2 và 3.

C. 1 và 4.

D. 1 và 3.

Câu 43:

Cặp chất nào dưới đây là đồng đẳng của nhau ?

A. Ancol etylic (C2H6O) và etylen glicol (C2H6O2).

B. Ancol metylic (CH4O) và ancol butylic (C4H10O).

C. Phenol (C6H6O) và ancol benzylic (C7H8O).

D. Ancol etylic (C2H6O) và ancol anlylic (C3H6O).

Câu 44:

X là C4H6O2 mạch hở, tác dụng được với dung dịch NaOH, cho sản phẩm là một muối và một anđehit. Số công thức cấu tạo của X là

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 5.

Câu 45:

Cho các dung dịch sau: (1) etyl amin; (2) đimetyl amin; (3) amoniac; (4) benzyl amin; (5) anilin. Số dung dịch có thể làm xanh giấy quỳ tím là :

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 46:

Thủy phân không hoàn toàn pentapeptit Gly-Ala-Val-Ala-Gly, thu được tối đa bao nhiêu đipeptit mạch hở chứa Ala ?

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 47:

Phát biểu nào sau đây là đúng ? 

A. Nhựa novolac (PPF) chứa nhóm –NH–CO– trong phân tử.

B. Polime là những chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Tơ lapsan và tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

D. Sợi bông và sợi tơ tằm đều có chung nguồn gốc từ xenlulozơ.

Câu 48:

Dãy các chất đều làm mất màu nước brom là

A. benzen, etilen, propilen.

B. propan, benzen, toluen.

C. etilen, propin, propilen.

D. benzen, etan, propilen

Câu 49:

Cho các chất sau : stiren, glixerol, axit acrylic, anilin, saccarozơ, phenol. Số chất làm nước brom bị mất màu là

A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Câu 50:

Cho sơ đồ biến hóa: CH4   Y  CH3COOH (mỗi mũi tên là một phản ứng). Chất Y là

A.C2H4.

B. C2H5OH.

C. CH3CHO.

D. CH2=CHCl.