ĐỀ LUYỆN TỔNG HỢP (P4)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Quá trình nào sau đây không tạo ra anđehit
A. Cho ancol etylic qua CuO, đun nóng
B. Cho metyl acrylat vào dung dịch NaOH.
C. Cho C2H2 vào dung dịch HgSO4, đun nóng
D. Cho vinyl axetat vào dung dịch NaOH
Số lượng các chất hữu cơ có cùng phân tử khối bằng 74, tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5.
Tính chất giống nhau giữa phenol và anilin là đều
A. Phản ứng với dung dịch HCl và dung dịch brom
B. Phản ứng với dung dịch NaOH và dung dịch brom
C. Rất ít tan trong nước và phản ứng với dung dịch brom
D. Phản ứng với kim loại Na và dung dịch brom
Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit
A. H2N – CH2 – CONH – CH(CH3) – COOH
B. H2N – CH2CONH – CH2CONH – CH2COOH
C. H2N – CH2CH2 – CONH – CH2COOH
D. H2N – CH2CH2 – CONH – CH2CH2COOH
Phát biểu nào sau đây về amino axit không đúng
A. Hợp chất H2N – COOH là amino axit đơn giản nhất
B. Ngoài dạng phân tử (H2N – R –COOH) amino axit còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực
C. Amino axit vừa có khả năng phản ứng được với dung dịch HCl, vừa có khả năng phản ứng được với dung dịch NaOH
D. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl
Cho một số tính chất: là chất kết tinh không màu (1); có vị ngọt (2); tan trong nước (3); hòa tan Cu(OH)2 (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5) ; bị thủy phân trong môi trường kiềm loãng nóng (6). Các tính chất của saccarozơ là
A. (1), (2), (4) và (5).
B.(1), (3), (4), (5) và (6)
C. (2), (3), (4), (5) và (6).
D. (1), (2), (3) và (4).
Xà phòng hóa trigixerit X thu được glixerol và hỗn hợp hai muối của hai axit béo. Số chất X thỏa mãn là
A. 2
B. 6
C. 3
D. 4
X là dẫn xuất của benzen, tác dụng được với Na và có công thức phân tử là C7H8O. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Lần lượt cho 1 gam axit axetic vào ống nghiệm thứ nhất, 1 gam axit fomic vào ống nghiệm thứ hai. Sau đó cho vào cả hai ống nghiệm trên một lượng dư bột CaCO3. Sau khi các phản ứng kết thúc thì thể tích CO2 thu được (ở cùng nhiệt độ, áp suất):
A. Từ hai ống nghiệm bằng nhau
B. Từ ống nghiệm thứ hai nhiều hơn từ ống nghiệm thứ nhất
C. Từ ống nghiệm thứ nhất nhiều hơn từ ống nghiệm thứ hai
D. Từ cả hai ống nghiệm đều lớn hơn 22,4 lít (đktc)
Trong các loại ancol no đơn chức sau đây, ancol nào khi tách nước luôn thu được 1 anken
A. Ancol bậc I
B. Ancol bậc I ( trừ CH3OH) và bậc III.
C. Ancol bậc I ( trừ CH3OH)
D. Ancol bậc III
Hiđrocacbon X có công thức đơn giản nhất là C3H7. Khi cho X tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 thì thu được hai dẫn xuất monoclo. Tên gọi của X là
A. 2,2 – đimetyl butan
B. 3 – metyl pentan
C. hexan
D. 2,3 – đimetyl butan
Cho các chất sau:
(1) CH3–[CH2] –CH=CH–[ CH2]7 –COOH.
(2) CH3–CH=CH–Cl.
(3) (CH3)2C=CH–Cl.
(4) CH2=CH–CH2–Cl.
Những chất có đồng phân hình học là
A. (2), (4).
B. (1), (3).
C. (1), (2).
D. (3), (4).
Các chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C4H8O2 thỏa mãn các tính chất sau:
(1) X có cấu tạo mạch cacbon phân nhánh, phản ứng được với Na và NaOH.
(2) Y tác dụng được với dung dịch NaOH, được điều chế từ ancol và axit có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử.
(3) Z có cấu tạo mạch cacbon không phân nhánh, tác dụng được với dung dịch NaOH và có phản ứng tráng bạc.
X, Y, Z lần lượt là
A. CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3
B. CH3(CH2)2COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3
C. CH3CH(CH3)COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH2CH2CH3
D. CH3(CH2)2COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH(CH3)2
Để chứng minh sự ảnh hưởng qua lại của nhóm –OH và vòng benzen trong phenol (C6H5OH) thì cần cho phenol tác dụng với các chất nào sau đây
A. Na và nước Br2
B. Dung dịch NaOH và khí CO2
C. Dung dịch NaOH và nước Br2
D. Quỳ tím và nước Br2
Cho các chất sau : CH3CH2CHO (1); CH2=CH – CHO (2); CH3CH2COOH (3); CH2=CH – CH2OH (4); CH2=CH – O – CH3 (5). Những chất trong dãy phản ứng được với lượng dư H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra cùng một sản phẩm là
A. (1), (2) và (3).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (2), (3) và (5).
D. (1), (2), (4) và (5).
Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau :
C6H5Br C6H6 (benzen) CHCH CH2 = CH2 C2H5OH
Số phản ứng cộng và phản ứng thế lần lượt là
A. 1 và 3
B. 3 và 1
C. 3 và 0
D. 2 và 2
Este X có công thức phân tử C4H6O2. Thủy phân hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y chứa hai chất đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CH – COO – CH3
B. HCOO – CH2 – CH=CH2
C. HCOO – CH=CH– CH3
D. CH3 – COO– CH=CH2
Hiđrocacbon C5H12 có bao nhiêu đồng phân có mạch cacbon phân nhánh
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Tên gọi của hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2CH(OH)CH3 là
A. butan – 2 – ol
B. butan – 3 – ol
C. ancol butylic
D. ancol anlylic
Số amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau có công thức C4H11N là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 5
Tơ nitron thuộc loại polime nào sau đây
A. Tơ nhân tạo
B. Tơ poliamit
C. Tơ tổng hợp
D. Tơ thiên nhiên
Hai chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C4H9NO2 và thỏa mãn tính chất sau:
X + NaOH C2H3COONa + Z
T + CH3OH Y + H2O
Chất X và chất T lần lượt là
A. Metylamoni acrylat và axit 2 – aminopropionic
B. Metylamoni acrylat và axit 3 – aminopropionic
C. Amoni metacrylat và axit 2 – aminopropionic
D. Amoni metacrylat và axit 3 – aminopropionic
Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X mạch hở, thu được sản phẩm gồm glyxin và alanin có tỉ lệ số mol là 1 : 1. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là
A. 4
B. 8
C. 6
D. 12
Khi tách nước từ butan – 2 – ol thì số anken thu được là
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Dung dịch axit metacrylic (CH2=CH(CH3) – COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây
A. Br2
B. Cu(OH)2
C. H2
D. Ag
Cho các chất sau : glyxin, alanin, valin, lysin, axit glutamic. Số chất làm đổi màu quỳ tím là
A. 3.
B. 2
C. 4
D. 5
Dung dịch của các chất sau có cùng nồng độ mol: glyxin (1); lysin (2) và axit glutamic (3). pH của các dung dịch tăng dần theo thứ tự là
A. (1), (2), (3).
B. (3), (2), (1).
C. (2), (3), (1).
D. (3), (1), (2).
Dãy các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực axit là
A. CH3COOH, CH3CH2COOH, HCOOH
B. CH3CH2COOH, CH3COOH, HCOOH.
C. HCOOH, CH3COOH, CH3CH2COOH
D. CH3CH2COOH, HCOOH, CH3COOH
Cho hiđrocacbon X ( có công thức phân tử C6H10) tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa vàng. Khi hiđro hóa hoàn toàn X thu được 2,2 – đimetylbutan. X là
A. 3,3 – đimetylbut – 1 – in
B. 2,2 – đimetylbut – 2 – in
C. 2,2 – đimetylbut – 1 – in
D. 2,2 – đimetylbut – 3 – in
Chất hữu X có công thức phân tử là C5H6O4. Thủy phân X bằng dung dịch NaOH dư, thu được một muối và một ancol. Công thức cấu tạo của X có thể là
A. HOOC – CH=CH – OOC – CH3
B. HOOC – COO – CH2 – CH=CH2
C. HOOC – CH2 – COO – CH=CH2
D. HOOC – CH2 – CH=CH – OOCH
Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước
B. Chất béo tan nhiều trong dung môi hữu cơ
C. Dầu ăn và dầu bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố
D. Chất béo là este của glyxerol và axit béo
Cho các polime : bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số polime thuộc tơ tổng hợp là
A. 2.
B. 3
C. 4
D. 5
Tất cả các chất trong dãy nào sau đây đều có phản ứng tráng bạc
A. Saccarozơ, anđehit fomic, metyl fomat
B. Metanol, metyl fomat, glucozơ
C. Axetilen, metanal, mantozơ
D. Axit fomic, metyl fomat, benzanđehit.
Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH – COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen), CH3CHO. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
A. 5
B. 7
C. 6
D. 4
Cho các chất sau: axit axetic, phenol, ancol etylic và anilin lần lượt tác dụng với các dung dịch NaOH, NaHCO3, Br2, HCl. Số trường hợp xảy ra phản ứng là
A. 6
B. 8
C. 7
D. 5
Hợp chất hữu cơ nào sau đây trong phân tử có chứa liên kết peptit
A. lipit
B. protein
C. xenlulozơ
D. glucozơ
Từ dầu thực vật làm thế nào để có được bơ thực vật
A. Hiđro hóa axit béo
B. Hiđro hóa lipit lỏng
C. Đề hiđro hóa lipit lỏng
D. Xà phòng hóa lipit lỏngD. Xà phòng hóa lipit lỏng
Trong dãy các chất:
CH2=CH – CH3 (a); CH2=CCl – CH2 – CH3 (b);CH3 – CH = CH – CH3(c) ClCH=CH – CH3 (d); CH2=C(CH3)2 (e).
Số chất trong dãy có đồng phân hình học là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Hiđrocacbon X tác dụng với O2 (to, xt) thu được chất Y. Cho Y tác dụng với H2 dư (to, xt) thu được chất Z. Cho Z qua chất xúc tác thích hợp thu được hiđrocacbon T (là monome để tổng hợp cao su Buna). Nhận xét nào sau về X, Y, Z, T không đúng
A. X phản ứng được với H2O tạo Z
B. Y là hợp chất no, mạch hở
C. Từ butan điều chế trực tiếp T
D. X phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo kết tủa
Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được ancol sec – butylic
A. But – 1 – en
B. But – 2 – en
C. 1,2 – điclobutan
D. 2 – clobutan
Các dung dịch axit đều có nồng độ 0,01M : axit fomic (1); axit propionic (2); axit oxalic (3). Giá trị pH của các dung dịch giảm theo thứ tự
A. (1), (2), (3).
B. (2), (1), (3).
C. (3), (2), (1).
D. (3), (1), (2).
Cho hợp chất hữu cơ A có công thức là C5H8O2 tác dụng với NaOH, sau phản ứng thu được một muối của axit hữu cơ B và một hợp chất hữu cơ D không phản ứng với Na. Số chất thỏa mãn điều kiện trên là
A. 6
B. 8
C. 10
D. 7
Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu nên sử dụng cách nào sau đây
A. Ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi
B. Rửa cá bằng giấm ăn
C. Rửa cá bằng dung dịch Na2CO3
D. Rửa cá bằng dung dịch thuối tím để sát trùng
Khi thủy phân hoàn toàn tetrapeptit có công thức:
H2N – CH2 – CO – NH – CH(CH3) – CO – NH – CH2 – CO – NH – CH(C6H5 ) – COOH.
Số α – amino axit thu được là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C6H8O4 không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, được tạo ra từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra được anken; Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Nhận xét nào sau đây đúng
A. Trong X có 3 nhóm – CH3
B. Chất Z không làm mất màu dung dịch brom
C. Chất C là ancol etylic
D. Trong phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi
Chất X có công thức phân tử C8H10O. Số đồng phân phenol của X tác dụng với dung dịch Br2 có thể tạo ra sản phẩm thế chứa 3 nguyên tử brom là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Tất cả các chất trong dãy nào sau đây đều có phản ứng tráng bạc
A. Etylen glycol, axetanđehit, glucozơ
B. Saccarozơ, anđehit fomic, glixerol
C. Axit fomic, etyl fomat, fomanđehit
D. Axetilen, metanal, glucozơ
Phenyl axetat (CH3COOC6H5) phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được các sản phẩm hữu cơ là
A. CH3COOH và C6H5ONa
B. CH3COOH và C6H5OH
C. CH3COONa và C6H5OH
D. CH3COONa và C6H5ONa
Một ankyl benzen X (C9H12), tác dụng với HNO3 đặc ( H2SO4 đặc) theo tỉ lệ mol 1 : 1 tạo ra 1 dẫn xuất mononitro duy nhất. Chất X là
A. propylbenzen
B. p-etylmetylbenzen
C. isopropylbenzen
D. 1,3,5-trimetylbenzen
Số chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C5H10O2 phản ứng được với NaHCO3 là
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3