ĐỀ LUYỆN TỔNG HỢP (P5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Chất X có công thức cấu tạo HOOC –CH2 – CH2 –CH(NH2) – COOH. Tên gọi của X là

A. Axit α – aminopentanđioic

B. Axit pentanđioic

C. Axit glutamic

D. Axit glutaric 

Câu 2:

Cho các dung dịch sau lần lượt tác dụng với nhau từng đôi một: NH3, (CH3)2NH, HCl, C6H5NH3Cl, FeCl3. Số cặp chất xảy ra phản ứng là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 3:

Các tơ đều có nguồn gốc từ xenlulozơ là

A. tơ visco và tơ axetat

B. tơ tằm và tơ visco

C. tơ tằm và tơ axetat.

D. tơ lapsan và tơ nilon – 6,6

Câu 4:

Cho các nhận xét sau:

(1) Phenol (C6H5OH) và anilin đều phản ứng với nước brom tạo kết tủa.

(2) Anđehit phản ứng với H2 (xúc tác Ni, to) tạo ra ancol bậc một.

(3) Axit fomic tác dụng với dung dịch KHCO3 tạo ra CO2.

(4) Etylen glicol, axit axetic và dung dịch glucozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

(5) Anđehit fomic và phenol được dùng để tổng hợp nhựa novolac.

Số nhận xét đúng là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5:

Cho các chất:

CH2=CH – CHO (1);

CHC – COOH (2);

HCOOH (3);

HCOOCH3 (4);

CH3 – COOCH3 (5)

Chất có phản ứng tráng bạc là

A. (2), (3), (4).

B. (1), (2).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (3), (4).

Câu 6:

Cho các chất sau: etyl axetat, anilin, ancol etylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 3

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 7:

Cho các phát biểu sau:

(1) Khi đốt cháy hoàn toàn a mol một hiđrocacbon X mạch hở bất kì thu được b mol CO2 và c mol H2O, nếu b – c = a thì X là ankin.

(2) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có hiđro.

(3) Muối ăn dễ tan trong benzen.

(4) Ở trạng thái rắn, phenol không tồn tại liên kết hiđro liên phân tử.

(5) Trong phân tử canxi axetat chỉ có liên kết cộng hóa trị.

(6) Ở điều kiện thường, các este đều ở trạng thái lỏng.

(7) Trong phân tử hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, số nguyên tử H là số chẵn.

Số phát biểu sai là:

A. 5

B. 4

C. 6

D. 3

Câu 8:

Có các hợp chất hữu cơ : (X) CH3CH(OH)CH2CH3, (Y) CH3CH2OH,  (Z) (CH3)3COH, (T) CH3CH(OH)CH3. Khi tách nước, ancol nào có thể tạo thành ba anken đồng phân ?

A. X

B. Y,Z

C. T

D. X,T

Câu 9:

Cho các loại tơ: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon – 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Các loại tơ nhân tạo là

A. tơ nilon – 6,6 và tơ capron

B. tơ tằm và tơ enang

C. tơ visco và tơ nilon – 6,6 

D. tơ visco và tơ axetat

Câu 10:

Phản ứng trùng hợp là phản ứng:

A. Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành nhiều phân tử lớn (polime).

B. Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành một phân tử lớn (polime) và giải phóng phân tử nhỏ (thường là nước).

C. Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành một phân tử lớn (polime) và giải phóng phân tử nhỏ (thường là nước).

D. Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành một phân tử lớn (polime)

Câu 11:

Amin nào dưới đây có 4 đồng phân cấu tạo ?

A.C2H7N

B. C4H11N

C. C3H9N

D. C5H13N.

Câu 12:

Hai este A, B là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C9H8O2. A và B đều cộng với brom theo tỉ lệ mol 1 : 1. A tác dụng với dung dịch NaOH cho một muối và một anđehit. B tác dụng với dung dịch NaOH dư cho 2 muối và nước, các muối đều có phân tử khối lớn hơn phân tử khối của CH3COONa. Công thức cấu tạo của A và B lần lượt là

A. C6H5COOCH=CH2 và CH2=CH – COOC6H5

B. HCOO – C6H4 – CH=CH2 và H – COO – CH=CH – C6H5

C. C6H5COOCH=CH2 và C6H5 – CH=CH – COOH

D. HCOO – C6H4 – CH=CH2 và CH2=CH – COOC6H5

Câu 13:

Loại hợp chất nào sau đây không có trong lipit ?

A. Sáp

B. Glixerol

C. Chất béo

D. Photpholipit.

Câu 14:

Có bao nhiêu ancol ứng với công thức C3H8Ox (với x ≤ 3) có thể hòa tan được Cu(OH)2 ?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 15:

Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là

A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH

B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

C. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH

D. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH

Câu 16:

X là ancol mạch hở có công thức phân tử là C4H8O2. Số công thức cấu tạo của X là

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 17:

Công thức phân tử của vinyl axetat là:

A. C4H8O2

B. C4H6O2

C. C3H6O2

D. C3H4O2

Câu 18:

Từ hợp chất hữu cơ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ số mol):

(1) X + 2NaOH    X1 + X2 + X3

(2) X1 + CuO   t   X4 + Cu + H2O

(3) X4 + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O   t    X5 + 4NH4NO3 + 4Ag

(4) X2 + 2KOH   CaO,t   X6 + K2CO3 + Na2CO3

(5) X6 + O2 t,xt     X4 + H2O

(6) X3   H2SO4,t        CH2=CH-CH3 + H2O

Phân tử khối của X là:

A. 160

B. 146

C. 102

D. 180

Câu 19:

Phenol không phản ứng với chất nào sau đây ?

A. NaOH

B. Na

 C. NaCl

D. Br2

Câu 20:

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Saccarozơ không tạo phức với Cu(OH)2.

B. Saccarozơ bị thủy phân trong dung dịch axit khi đun nóng

C. Saccarozơ tan tốt trong nước

D. Saccarozơ không có phản ứng tráng bạc

Câu 21:

Hiđrocacbon nào dưới đây không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường ?

A. Etilen

B. Stiren

C. Axetilen

D. Benzen

Câu 22:

Hợp chất X có công thức phân tử C5H10O, có khả năng phản ứng với Na, khi tách nước tạo được nhiều anken nhất. Tên gọi của X là:

A. 2-metylbut-2-ol

B. pent-3-ol

C. pent-2-ol

D. 3-metylbut-2-ol.

Câu 23:

Hợp chất nào sau đây thuộc loại tripeptit ?

A. H2N-CH(C6H5)CONH-CH2CH2CONH-CH2COOH

B. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2CH2COOH

C. H2N-CH(CH3)CONH-CH(CH3)CONH-CH2COOH

D. H2N-CH(CH3)CONH-CH(CH3)CH2CONH-CH(CH3)COOH

Câu 24:

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:

A. Polietilen

B. Polisaccarit

C. Nilon-6,6

D. Protein

Câu 25:

Hiđrocacbon X mạch hở, có phân tử khối bằng 52, phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa. Nhận xét nào sau đây không đúng ? 

A. Chất X có thể cộng H2 theo tỉ lệ mol 1 : 1 để tạo buta – 1,3 – đien

B. Phân tử chất X có số nguyên tử C bằng số nguyên tử H

C. Chất X được tạo thành trực tiếp từ axetilen.

D. Chất X có mạch cacbon phân nhánh

Câu 26:

Cho anđehit no, mạch hở, có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n với m là

A. m = 2n

B. m = 2n +1

C. m = 2n + 2

D. m = 2n – 2

Câu 27:

Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là

A. saccarozơ

B. glucozơ

C. xenlulozơ

D. tinh bột

Câu 28:

Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 29:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng

B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím

C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím

D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng

Câu 30:

Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất T không có đồng phân hình học

B. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1 : 3.

C. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2

D. Chất Z làm mất màu nước brom.

Câu 31:

Axit nào sau đây là axit béo?

A. Axit axetic(CH3COOH).

B. Axit glutamic (C3H5-(COOH)2-NH2).

C. Axit stearic (C17H35COOH).

D. Axit ađipic (HOOC- [CH2]4-COOH).

Câu 32:

Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH?

A. Propan-1,2-điol: C3H6(OH)2

B. Glixerol: C3H5(OH)3.

C. Ancol benzylic C6H5-CH2OH

D. Ancol etylic (C2H5OH).

Câu 33:

 

Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) . Nhận xét nào sau đây đúng?

 

A. Y là C6H5OH

B. Z là CH3NH2

C. T là C6H5NH2

D. X là NH3

Câu 34:

Anđehit axetic thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

A. CH3CHO + H2 Ni,t CH3CH2OH

B. 2CH3CHO +5O2 t 4CO2 + 4H2O

C. CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr

D. CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  tCH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Câu 35:

Trong phân tử propen có số liên kết xích ma là

A. 7.  

B. 6

C. 8.  

D. 9

Câu 36:

Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn ancol no, đơn chức, mạch hở ta luôn thu được nH2O>nCO2.

(b) Oxi hóa hoàn toàn ancol bằng CuO ta thu được anđehit.

(c) Nhiệt độ sôi của ancol anlylic lớn hơn propan-1-ol.

(d) Để phân biệt etylen glicol và glixerol ta dùng thuốc thử Cu(OH)2.

(e) Đun nóng etanol (H2SO4,ở 140oC) ta thu được etilen.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 37:

Dãy gồm các chất đều phản ứng với HCOOH là

A. Cu(OH)2; Na; CuO; dd Br2; C2H2

B. Cu(OH)2; Cu; AgNO3/NH3; Na; Mg

C. C2H2; Cu; AgNO3/NH3; Na; NaOH

D. dd Br2; HCl; CuO; Mg; Cu(OH)2

Câu 38:

Trong các chất sau: glucozơ; fructozơ; saccarozơ; tinh bột; xenlulozơ. Số chất phản ứng được với AgNO3/NH3 và số chất phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường lần lượt là:

A. 2 và 2

B. 2 và 3

C. 1 và 3

D. 4 và 6

Câu 39:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong môi trường kiềm,các peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím

B. Peptit bị thủy trong môi trường axit và bazơ

C. oligopeptit là những peptit có chứa từ 2-10 gốc amino axit

D. amino axit tinh thể tồn tại ở dạng lưỡng cực

Câu 40:

Cho các polime: thủy tinh hữu cơ; nilon-6; nilon-6,6; nilon-7; nhựa novolac; tơ olon; poli vinyl axetat. Số polime bị thủy phân trong môi trường axit hoặc bazơ là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 41:

Chất A có công thức phân tử là C3H12N2O3. Chất B có công thức phân tử là CH4N2O. A, B lần lượt phản ứng với dung dịch HCl cùng cho ra 1 khí Z. Mặt khác, khi cho A, B tác dụng với dung dịch NaOH thì A cho khí X còn B cho khí Y. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. X, Y, Z phản ứng được với dung dịch NaOH

B. MZ >MY >MX

C. X, Y làm quỳ ẩm hóa xanh

D. Z vừa phản ứng được với NaOH vừa phản ứng được với HCl

Câu 42:

Amino axit nào sau đây làm xanh quỳ ẩm:

A. alanin

B. glyxin

C. glutamic

D. lysin

Câu 43:

Cho dãy chất sau: cumen ; striren ; cao su buna; etilen; axit fomic; axeton; anđehit axetic; phenol. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch Br2 là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 44:

Thực hiện phản ứng cộng giữa isopren và Cl2 theo tỉ lệ số mol 1:1. Số dẫn xuất điclo có thể thu được là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 45:

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C9H16O4. Khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được một muối mà từ muối này điều chế trực tiếp được axit dùng sản xuất tơ nilon-6,6. Số công thức cấu tạo thoả mãn là    

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 46:

Cho các phát biểu sau:

(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.

(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.

(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.

(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết a-1,4-glicozit.

(e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.

(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 47:

Cho dung dịch (riêng biệt) các chất sau: axeton; axit acrylic; axit axetic; vinyl axetat, saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, o-crezol, axit fomic, but-3-en-1,2-điol và anđehit axetic. Số dung dịch vừa mất màu dung dịch nước brom, vừa phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

A. 3

B. 5

C. 4

D. 6

Câu 48:

Cho sơ đồ sau:

C4H8O2XNaOHYO2,xtZ+NaOHTNaOH,CaO,tC2H6

X có CTCT:

A. C2H5COOCH(CH3)2

B. CH3COOCH2CH3

C. HCOOCH2CH2CH3

D. CH3CH2CH2COOH

Câu 49:

Cho một số tính chất: có vị ngọt (1); tan trong nước (2); tham gia phản ứng tráng bạc (3); hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường (4); làm mất màu dung dịch brom (5); bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng (6); Các tính chất của fructozơ là

A. (1); (2); (3); (4).

B. (1); (3); (5); (6)

C. (2); (3);(4); (5).

D. (1); (2);(4); (6).

Câu 50:

Cho 2 công thức phân tử C4H10O và C4H11N, số đồng phân ancol bậc 2 và amin bậc 2 lần lượt là

A. 1 và 1

B. 1 và 3

C. 4 và 1

D. 4 và 8