ĐỀ LUYỆN TỔNG HỢP (P7)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Cho các chất Đimetylamin (1), Metylamin (2), Amoniac (3), Anilin (4), p-metylanilin (5), p-nitroanilin (6). Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là
A. (3), (2), (1), (4), (5), (6).
B. (6), (5), (4), (3), (2), (1).
C. (6), (4), (5), (3), (2), (1).
D. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
Trong các chất sau, những chất nào được tạo thành từ CH3CHO chỉ bằng một phản ứng: C2H2, C2H4, C2H5OH, CH3COOH, CH3COONH4, CH3COOCH=CH2
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Số đồng phân ancol đa chức có công thức phân tử C4H10O2 là:
A. 7
B. 8
C. 5
D. 6
Trong số các cặp chất sau, cặp chất nào là đồng phân của nhau:
A. Tinh bột và xenlulozơ
B. Saccarozơ và glucozơ
C. Glucozơ và fructozơ
D. Amilozơ và amilopectin
Hợp chất nào sau đây không có liên kết π trong phân tử:
A. C3H6O mạch hở
B. C3H10NCl
C. C4H8O2 mạch hở
D. C8H8 chứa nhân thơm.
Cho các polime sau: Tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, tơ nitron, cao su buna-S, poli(vinyl clorua), poli (vinyl axetat), nhựa novolac. Số polime có chứa nguyên tố oxi trong phân tử là:
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H9O2N. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được một muối của một α-aminoaxit và một ancol đơn chức. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là:
A. 5
B. 6
C. 3
D. 4
Cho 3 dung dịch có cùng nồng độ mol/lít : (1) H2NCH2COOH, (2)CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy sắp xếp theo thứ tự pH tăng dần là:
A. (3), (1), (2).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (1).
D. (2), (1), (3).
Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
A. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic
B. glixerol, glucozơ và etyl axetat.
C. Glucozơ, glixerol và saccarozơ
D. Glucozơ, glixerol và metyl axetat
Trong các đồng phân mạch hở có cùng côngthức phân tử C5H8, có bao nhiêu chất khi cộng hợp H2 thì tạo ra sản phẩm là isopentan?
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Nếu chỉ dùng một hóa chất để nhận biết ba bình mất nhãn CH4 ,C2H2 và CH3CHO thì ta dùng :
A. Dung dịch AgNO3 trong NH3
B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm,đun nóng.
C. O2 không khí với xúc tác Mn2+
D. Dung dịch brom
Cho các phát biểu sau:
(1) Dùng nước brom để phân biệt fructozơ và glucozơ;
(2) Trong môi trường bazơ, fructozơ và glucozơ có thể chuyển hóa cho nhau;
(3) Trong dung dịch nước, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở;
(4) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ;
(5) Saccarozơ thể hiện tính khử trong phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Dãy gồm các polime được làm tơ sợi là
A. nilon-6,6, visco, olon
B. xelulozơ axetat, bakelit, PE
C. xenlulozơ, tơ nilon-6, PVC
D. poli(metyl metacrylat), visco, tơ enang.
Cho các phát biểu sau:
(1) Thuỷ phân hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở trong dung dịch kiềm thu được muối và ancol.
(2) Phản ứng este hoá giữa axit cacboxylic với ancol (H2SO4 đặc) là phản ứng thuận nghịch.
(3) Trong phản ứng este hoá giữa axit axetic và etanol (H2SO4 đặc), nguyên tử O của phân tử H2O có nguồn gốc từ axit.
(4) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(5) Các axit béo đều là các axit cacboxylic đơn chức và có số nguyên tử cacbon chẵn.
Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Có bao nhiêu phản ứng có thể xảy ra khi cho các đồng phân mạch hở của C2H4O2 tác dụng lần lượt với Na, NaOH, Na2CO3 ?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 3
B. 6
C. 4
D. 2
Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?
A. anilin
B. Axit axetic
C. Alanin
D. etylamin
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Từ chất béo lỏng có thể điều chế chất béo rắn bằng phản ứng cộng hiđro.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
X là amin đơn chức, bậc 1, mạch hở, nguyên tố nitơ chiếm 19,18% về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozơ, fructozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
(2) Saccarozơ, tinh bột và xemlulozơ đều bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;
(3) Tinh bột và xenlulozơ đều được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;
(4) Glucozơ, fructozơ đều có khả năng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh.
Phát biểu đúng là
A. (1) và (4)
B. (1), (2) và (4)
C. (1), (2) và (3)
D. (1), (2), (3) và (4).
phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Các peptit mà phân tư chứa từ 11 đến 50 gốc α-aminoaxit được gọi là polipeptit
B. Peptit mạch hở phân tử chứa ba liên kết peptit -CO-NH- được gọi là tripeptit
C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc α-aminoaxit được gọi là đipeptit
D. Các peptit ở điều kiện thường đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước
Phát biểu không đúng là:
A. Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là chất khí ở điều kiện thường
B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ poliamit
C. Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc
D. Tất cả các peptit có phản ứng màu với Cu(OH)2/OH-.
Cho các vật liệu polime sau: bông, tơ tằm, thủy tinh hữu cơ, nhựa PVC, tơ axetat, tơ visco, xenlulozơ và len. Số lượng polime thiên nhiên là
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
Cho sơ đồ chuyển hóa sau Glucozơ C2H6O C2H4 C2H6O2 C2H4O (mạch hở) C2H4O2.
Có bao nhiêu chất trong sơ đồ phản ứng trên có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 trong điều kiện thích hợp?
A. 2
B. 6
C. 5
D. 3
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(d) Các este đều được điều chế từ axit cacboxylic và ancol.
(e) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất: (1) ancol propylic; (2) metylfomiat; (3) axit axetic là
A. (1) > (3) > (2).
B. (1) > (2) > (3).
C. (2) > (1) > (3).
D. (3) > (1) > (2).
Trong các chất: etilen, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, cumen và isopren số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
Phenol phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. HCl và NaOH
B. NaHCO3 và CH3OH
C. Br2 và NaOH
D. NaCl và NaHCO3
Số chất hữu cơ là đồng phân cấu tạo của nhau, có cùng công thức phân tử C4H8O2 và đều có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH là
A. 7
B. 5
C. 6
D. 4
Cho công thức cấu tạo của chất X: HOOC-CH(CH3)-NH-CO-CH2-NH2và các phát biểu sau:
(1) X là đipeptit tạo thành từ alanin và glyxin.
(2) X có tên là alanylglyxin (Ala-Gly).
(3) X có phản ứng màu biure.
(4) X làm quì tím ẩm hoá đỏ.
(5) Đun nóng X trong dung dịch HCl dư đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp hai α-aminoaxit.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Đốt cháy hoàn toàn a mol một axit cacboxylic no, mạch hở X thu được CO2 và H2O trong đó số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là a mol. Số nhóm cacboxyl (–COOH) có trong một phân tử X là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Cho dãy các chất: glucozơ, etilen, axetilen, triolein, anđehit fomic, axeton, metyl fomat, axit axetic, vinyl axetat. Số chất tạo ra trực tiếp ancol bằng một phản ứng thích hợp là
A. 7
B. 8
C. 6
D. 9
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sản phẩm thu được khi thủy phân hoàn toàn tinh bột là glucozơ
B. Tinh bột là chất rắn vô định hình, tan tốt trong nước lạnh
C. Có thể dùng hồ tinh bột để nhận biết iot
D. Saccarozơ không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
Cho các phát biểu sau:
(a) Protein bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit.
(b) Tripeptit có khả năng tham gia phản ứng màu biure.
(c) Trong phân tử tripeptit mạch hở có 3 liên kết peptit.
(d) Hợp chất H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH là đipeptit.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho sơ đồ phản ứng : C2H2 X Y CH3COOH. Trong số các chất C2H6, C2H4, CH3CHO, CH3COOCH=CH2 thì số các chất phù hợp với X theo sơ đồ trên là :
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Cho các chất sau: phenol, glixerol, glucozơ, saccarozơ, fructozơ, benzanđehit, anđehit acrylic, axit axetic, propanal, axit fomic, xenlulozơ, etyl fomat, axetilen, vinylaxetilen. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là
A. 8 chất
B. 9 chất
C. 7 chất
D. 6 chất
Cho axit cacboxylic X phản ứng với chất Y thu được một muối có công thức phân tử C2H7O2N (sản phẩm duy nhất). Số cặp X và Y thỏa mãn điều kiện trên là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Cho dãy chất: metan, canxi cacbua, nhôm cacbua, bạc axetilua. Số chất trong dãy trực tiếp tạo ra axetilen bằng một phản ứng là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Cho các phản ứng sau sau:
(a) CaC2 + H2O Ca(OH)2 + C2H2
(b) 2CH4 C2H2 + 3H2
(c) CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn) CH4 + CH3COONa
(d) C2H5OH C2H4 + H2O
Số phản ứng được dùng trong phòng thí nghiệm để điều chế khí là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Cho các chất: K, NaOH, NaCl, C2H5OH, nước Br2, axit acrylic, anhiđrit axetic. Số chất phản ứng được với phenol (ở trạng thái tồn tại thích hợp) là
A. 6
B. 5
C. 2
D. 1
Cho các phát biểu sau:
(a) Phenol tan được trong dung dịch KOH.
(b) Trong các este mạch hở có công thức C4H6O2, có một este được điều chế từ ancol và axit tương ứng.
(c) Có thể phân biệt được chất béo lỏng và hexan bằng dung dịch NaOH, đun nóng.
(d) Có thể chuyển dầu ăn thành mỡ bằng phản ứng hiđro hóa.
(e) Tristearin không thể tác dụng với dung dịch axit đun nóng.
Số câu phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:
A. 5
B. 6
C. 7
D. 4
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
Cho các phát biểu sau:
(1) Ancol isoamylic và axit axetic là nguồn nguyên liệu để tạo ra este có mùi chuối chín.
(2) Trong y khoa, ozon được dùng chữa sâu răng.
(3) Fomalin được dùng để ngâm xác động vật.
(4) Axit flohiđric được dùng để khắc chữ lên thủy tinh.
(5) Naphtalen được dùng làm chất chống gián.
(6) Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.
(7) Khí CO2 được dùng để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
Số liên kết đơn trong phân tử metyl oleat là
A. 56
B. 58
C. 52
D. 54
Cho các chất sau :
(1) cumen;
(2) benzylamin;
(3) anđehit axetic;
(4) ancol anlylic;
(5) phenol;
(6) vinyl axetat;
(7) fructozơ;
(8) axit stearic;
(9) axit fomic.
Số chất làm mất màu nước brom là bao nhiêu?
A. 6
B.7
C. 5
D. 4
Trong các chất: etilen, axit acrylic, axit axetic, etyl axetat, glucozơ và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, etyl axetat, metyl acrylat, tripanmitin, vinyl axetat. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH loãng (dư), đun nóng sinh ra ancol là:
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Trong các chất sau: anđehit axetic, glucozơ, metyl axetat, saccarozơ, tinh bột. Số chất tham gia phản ứng thuỷ phân là:
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3