ĐỀ LUYỆN TỔNG HỢP (P8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cho các chất sau : axetilen; axit fomic; fomanđehit; propin; glucozơ; anđehit axetic; but-2-in; vinylaxetylen; axeton. Số hiđrocacbon có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 là:

A. 5

B. 6

C. 8

D. 3

Câu 2:

Số liên kết σ (xích ma) có trong mỗi phân tử etan, propilen và buta-1,3-đien lần lượt là

A. 6, 8 và 9

B. 7, 8 và 9

C. 6, 7 và 9

D. 3, 5 và 7

Câu 3:

Cho dãy các chất: stiren, toluen, vinylaxetilen, đivinyl, axetilen. Số chất phản ứng được với dung dịch Br2 ở điều kiện thường là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4:

Cho dãy các dung dịch: glucozơ (1), fructozơ (2), saccarozơ (3), ancol etylic (4), axit axetic (5). Có mấy dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường ?

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5:

Có bao nhiêu ancol có công thức phân tử C5H12O, thỏa mãn điều kiện khi bị oxi hóa nhẹ bởi CuO (to) thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương?

A. 8

B. 7

C. 3

D. 4

Câu 6:

Cho isopren tác dụng với dung dịch HCl, số sản phẩm là dẫn xuất monoclo thu được là (không kể đồng phân hình học):

A. 3

B. 6

C. 2

D. 4

Câu 7:

Hợp chất hữu cơ X, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C4H6O2 không tác dụng với Na. Thủy phân X trong môi trường axit thu được sản phẩm không có khả năng tráng gương, số công thức cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là:

A. 1

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 8:

Cho các phát biểu sau:

(1) Phenol C6H5-OH là một rượu thơm.

(2) Phenol tác dụng được với NaOH tạo thành muối và nước.

(3) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.

(4) Dung dịch phenol làm quỳ tím hóa đỏ do nó là axit.

(5) Giữa nhóm OH và vòng benzen trong phân tử phenol ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Số nhận xét không đúng là:

A. 1

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 9:

Cho các chất sau: Glucozơ, fructozơ, axetanđehit, glixerol, but-1,3-điin, isopren, axetilen, saccarozơ, vinylaxetilen. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 là:

A. 6

B. 3

C. 4

D. 7

Câu 10:

Số đồng phân cấu tạo của amin bậc II có cùng công thức phân tử C4H11N là

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 11:

Số đồng phân α – amino axit có công thức phân tử C4H9O2N là:

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 12:

Cho các phát biểu sau:

(a) Khử xeton bằng H2 thu được ancol bậc 2.

(b) Anđehit làm mất màu dung dịch nước brom và dung dịch kalipemanganat ở điều kiện thường.

(c) Oxi hóa etilen là phương pháp hiện đại dùng để sản xuất axetanđehit.

(d) Axeton không làm mất màu dung dịch nước brom nhưng làm mất màu dung dịch kalipemanganat ở điều kiện thường.

Số phát biểu đúng là:

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 13:

Cho các chất sau đây: propen, isobutan, propanal, stiren, toluen, axit acrylic, glucozơ. Số chất vừa làm mất màu nước brom, vừa tác dụng với H2 (trong những điều kiện thích hợp) là

A. 3

B. 6

C. 4

D. 5

Câu 14:

Dung dịch metyl amin tác dụng được với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây (trong điều kiện thích hợp)?

A. CH2=CH–COOH, NH3 và FeCl2

B. NaOH, HCl và AlCl3

C. CH3COOH, FeCl2 và HNO3

D. Cu, NH3 và H2SO4

Câu 15:

Trong số các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon–7; (4) poli(etylen – terephtalat); (5) nilon – 6,6 ; (6) poli(vinyl axetat), số polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là :

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 16:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit

B. Anilin có tính bazơ nhưng dung dịch của anilin không làm đổi màu quì tím

C. C3H8O có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn số đồng phân cấu tạo của C3H9N

D. Anilin có lực bazơ mạnh hơn benzylamin

Câu 17:

Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch brom nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. X có thể là:

A. phenol

B. metyl axetat

C. axit acrylic

D. anilin.

Câu 18:

Cho các chất : Axit axetic, phenol, metyl axetat, metyl amin, ancol etylic. Trong số này có n chất tác dụng được dung dịch NaOH. Giá trị của n là : 

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 19:

Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 6

B. 4

C. 5

D. 3

Câu 20:

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.

(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Câu 21:

Hiđrocacbon X có công thức phân tử C6H10. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa vàng. Khi hiđro hóa hoàn toàn X thu được neo-hexan. X là:

A. 2,2-đimetylbut-3-in

B. 2,2-đimetylbut-2-in

C. 3,3-đimetylbut-1-in

D. 3,3-đimetylpent-1-in

Câu 22:

Tên gọi của anken (sản phẩm chính) thu được khi đun nóng ancol có công thức (CH3)2CHCH(OH)CH3 với dung dịch H2SO4 đặc là

A. 2-metylbut-1-en

B. 3-metylbut-1-en

C. 3-metylbut-2-en

D. 2-metylbut-2-en

Câu 23:

Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào dưới đây?

A. Dextrin

B. Saccarozơ

C. Glucozơ

D. Mantozơ

Câu 24:

Hỗn hợp X gồm hiđro và các hiđrocacbon no, chưa no. Cho Z vào bình có niken xúc tác, đun nóng bình một thời gian ta thu được hỗn hợp Z. Phát biểu nào sau đây sai ?

A. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cho số mol CO2 và số mol nước luôn bằng số mol CO2 và số mol nước khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z

B. Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp X bằng khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp Z

C. Số mol oxi tiêu tốn để đốt hoàn toàn hỗn hợp X luôn bằng số mol oxi tiêu tốn khi đốt hoàn toàn hỗn hợp Z

D. Số mol X - Số mol Z = Số mol H2 tham gia phản ứng

Câu 25:

Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau

B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm -CH2- là đồng đẳng của nhau

C. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị

D. Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s.

Câu 26:

Câu nào sau đây là đúng : Tripeptit là hợp chất

A. Mà phân tử có 3 liên kết peptit

B. Mà phân tử có 3 gốc α – amino axit giống nhau

C. Mà phân tử có 3 gốc α – amino axit khác nhau hoàn toàn

D. Mà phân tử có 3 gốc α – amino axit liên kết với nhau bởi 2 liên kết peptit

Câu 27:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau : Tinh bột  X  Axit axetic.

X và Y lần lượt là :          

A. Glucozơ, ancol etylic

B. Mantozơ, glucozơ

C. Glucozơ, etyl axetat

D. ancol etylic, andehit axetic

Câu 28:

Hợp chất X (C4H6O mạch hở, bền) khi tác dụng với H2 (Ni, to) thu được ancol butylic. Số chất thỏa mãn tính chất của X là : 

A. 5

B. 6

C. 3

D. 4

Câu 29:

Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol peptit X sinh ra 2 mol Glyxin, 1 mol Valin, 1mol Phe và 1 mol Ala. Dùng các phản ứng đặc trưng người ta xác định được amino axit đầu N là Val và amino axit đầu C là Phe. Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được các đipeptit Val–Gly ; Gly–Ala và Gly–Gly. Trình tự đầy đủ của peptit X là:

A. Val –Gly–Gly–Ala–Phe

B. Val –Gly–Gly–Gly –Ala–Phe

C. Val – Ala –Gly–Gly–Phe

D. Phe–Gly–Gly–Ala–Ala– Val

Câu 30:

Có một số nhận xét về saccarozơ :

(1) Saccarozơ là polisacarit.

(2) Saccarozơ là chất kết tinh không màu.

(3) Saccarozơ khi thủy phân tạo thành glucozơ và fructozơ.

(4) Saccarozơ tham gia phản ứng tráng gương.

(5) Saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2.

Số nhận xét đúng là :

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 31:

Các polime đều dùng làm chất dẻo là:

A. Poli(vinyl clorua); Poli(metyl metacrylat); poli(vinyl xianua).

B. Xenlulozo; poli(hexametylen ađipamit); polietilen

C. Poli(vinyl xianua); Poli(metyl metacrylat); poli caproamit

D. Poli(vinyl clorua); Poli(metyl metacrylat); Poli(phenol fomanđehit).

Câu 32:

X và Y là 2 đồng phân của nhau. X, Y tác dụng với NaOH theo phương trình sau :

X + NaOH  C2H4O2NNa + CH4O

Y + NaOH  C3H3O2Na + Z + H2O

Phát biểu đúng về Z là

A. Z là H2

B. Phân tử khối của Z là 31

C. Đốt cháy Z thu sản phẩm gồm CO2, H2O, N2

D. Z có lực bazơ yếu hơn metylamin

Câu 33:

CnH2n-2O2 có thể là công thức tổng quát của mấy loại hợp chất trong số các hợp chất sau ?  

(1) axit cacboxylic không no có 1 nối đôi, đơn chức, mạch hở.                 

(2) este không no, có 1 nối đôi, đơn chức, mạch hở.   

(3) Este no, hai chức mạch hở.                

(4) Anđehit no hai chức, mạch hở.         

(5) Ancol no, 2 chức, mạch hở

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 34:

Cho các kết luận sau:

(1) Đốt cháy hiđrocacbon thu được nH2O>nCO2 thì hiđrocacbon đó là ankan.

(2) Đốt cháy hiđrocacbon thu được nH2O=nCO2 thì hiđrocacbon đó có độ bất bão hòa bằng 1.

(3) Đốt cháy ankin thì được nH2O<nCO2và nankin=nCO2-nH2O.

(4) Tất cả các ankin đều có thể tham gia phản ứng thế bởi AgNO3/NH3.

(5) Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước. Để lâu trong không khí, anilin có nhuốm màu đen vì bị oxi hoá.

(6) Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.

(7) Toluen và stiren đều làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.

Trong các kết luận trên, số kết luận đúng là:

A. 3

B. 4

C. 6

D. 5

Câu 35:

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H9O2N. Biết X tác dụng với NaOH và HCl. Số công thức cấu tạo thỏa mãn là:

A. 3

B. 4

C. 1

D. 2

Câu 36:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Este isoamyl axetat (có mùi chuối chín) là este no, đơn chức, mạch hở

B. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH sinh ra muối natri etylat

C. Etylen glicol là ancol không no, hai chức, mạch hở, có một nối đôi C=C

D. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức có mạch cacbon không phân nhánh

Câu 37:

Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol – formandehit).

B. Trùng ngưng buta – 1,3 – đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna – N.

C. Tơ visco là tơ tổng hợp

D. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng

Câu 38:

Cho các polime sau : cao su lưu hóa, poli(vinyl clorua), thủy tinh hữu cơ, glicogen, polietilen, amilozơ, nhựa rezol. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là : 

A. 6

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 39:

Trong các ancol : etylic, isopropylic, isobutylic, butan – 2 – ol, glixerol, số ancol khi oxi hóa không hoàn toàn bằng CuO, đun nóng tạo ra sản phẩm có phản ứng tráng gương là :

A. 2 chất

B. 3 chất

C. 4 chất

D. 5 chất

Câu 40:

Cho các phát biểu sau:

(a) Khi đốt cháy hoàn toàn a mol một hiđrocacbon X bất kì thu được b mol CO2 và c mol H2O, nếu b - c = a thì X là ankin.

(b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có hiđro.

(c) Muối ăn dễ tan trong benzen.

(d) Trong phân tử canxi axetat chỉ có liên kết cộng hóa trị.

(e) Ở điều kiện thường, các este đều ở trạng thái lỏng.

(g) Trong phân tử hợp chất hữu cơ chứa (C, H, O) thì số nguyên tử H phải là số chẵn.

 Số phát biểu sai 

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 41:

Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch metylamin trong nước có thể làm quì tím hóa xanh.

(b) Dung dịch axit axetic có thể hòa tan được CuO tạo thành dung dịch có màu xanh.

(c) Oxi hóa ancol bậc một bằng CuO (to) thu được xeton.

(d) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn so với benzen.

(e) Phản ứng tách H2O từ ancol etylic dùng để điều chế etilen trong công nghiệp.

(g) Benzen có thể tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng clo.

Số phát biểu đúng là

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 42:

Số liên kết peptit trong hợp chất sau là

H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH2-CH2-CO-HN-CH2-COOH

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 43:

Cho các mệnh đề sau:

(a) Anđehit có thể  bị oxi hóa bởi H2 (xt: Ni, to) thành ancol bậc 1.

(b) Ancol isoamylic và axit axetic là nguồn nguyên liệu để tạo ra este có mùi chuối chín.

(c)  axetilen, propilen là các chất đồng đẳng của nhau.

(d)  Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

(e)  Có 3 đồng phân mạch hở ứng với CTPT C4H8 làm mất màu dung dịch nước Br2.

Có bao nhiêu mệnh đề đúng:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 44:

Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 45:

Cho các polime sau: tơ ninon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ viso; tơ nitron; cao su buna. Trong đó ,số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là:

A. 7

B. 4

C. 6

D. 5

Câu 46:

Cho các phát biểu sau:

(1) Với công thức phân tử C2HxOy ( M < 62; x, y > 0) có 4 hợp chất hữu cơ mạch hở có thể phản ứng với AgNO3/ NH3.

(2) Có 4 hiđrocacbon mạch hở (số cacbon nhỏ hơn 4) làm mất màu dung dịch Br2/CCl4.

(3) Có 5 chất có công thức cấu tạo khác nhau và M =90u (mạch hở, không phân nhánh, chứa C, H, O, chỉ chứa nhóm chức có H linh động) hòa tan được Cu(OH)2 và khi tác dụng với Na dư được số mol H2 bằng số mol chất đó.

(4) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.

(5) Tơ axetat và tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp.

(6) Lysin, axit glutamic, axit lactic, phenylamin, benzylamin đều làm đổi màu quỳ tím.

Số phát biểu đúng là:

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 47:

Cho sơ đồ chuyển hóa :

Hiđrocacbon X -> hiđrocacbon Y-> anđehit Z -> ancol T -> axit P -> muối M -> X.

Biết Z, T, P, M đều là hợp chất đơn chức. Cặp Y và T thỏa mãn là

A. C2H4, C2H5OH

B. C2H2, C2H5OH

C. CH4, CH3OH

D. CH4, C2H5OH

Câu 48:

Khi cho CH4N2O tác dụng lần lượt với dung dịch NaOH, HCl, CaCl2, HCHO, CH3COOH thì số trường hợp có phản ứng xảy ra là :

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 49:

Phương pháp điều chế polime nào sau đây đúng ?

A. Đồng trùng hợp axit terephtalic và etylen glicol để được poli (etylen – terephtalat)

B. Trùng hợp ancol vinylic để được poli (vinyl ancol)

C. Đồng trùng ngưng buta – 1,3 – đien và vinyl xianua để được cao su buna – N

D. Trùng hợp caprolactam tạo ra tơ nilon – 6

Câu 50:

Chất X có công thức cấu tạo: CH3COOCH2–CH(OH)–CH2OOC–CH=CH2. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm:

A. CH3COONa, HOCH2–CH(OH)–CH2COONa, CH3–CHO

B. CH3OH, NaOOC–CH2–CH(OH)–CH2OH, CH2=CH–COONa

C. CH3COONa, CH2=CH–COONa và HOCH2–CH(OH)–CH2OH

D. CH3OH, NaOOC–CH2–CH(OH)–CH2–COONa và CH3–CHO