Đề minh hoạ kỳ thi THPTQG 2019 môn Hoá học có đáp án (Đề 8)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Kim loại cứng nhất là

A. Cr. 

B. Os.

C. Pb.

D. W.

Câu 2:

Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường?

A. Ca.

B. Fe.

C. Cu.

D. Ag.

Câu 3:

Khí thải của một nhà máy chế biến thức ăn gia súc có mùi trứng thối. Sục khí thải quá dung dịch Pb(NO3)2 thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Điều này chứng tỏ là khí thải trong nhà máy có chứa khí

A. H2S.

B. HCl.

C. SO2.

D. NH3.

Câu 4:

Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức của X là

A. CH2=CHCOOCH3.

B. HCOOCH2CH=CH2.

C. CH3COOCH=CH2.

D. CH3COOCH3.

Câu 5:

Chất X tan trong nước và tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng, giải phóng khí mùi trứng thối. Chất X là chất nào sau đây?

A. NaHCO3.

B. FeS.

C. Na2S.

D.  Na2CO3.

Câu 6:

Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là

A. metylamin.

B. anilin.

C. etylamin.

D. đimetylamin.

Câu 7:

Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chất X, thu được kết tủa. Chất X là

A. NaOH.

B. AlCl3.

C. Ca(OH)2.

D. NaAlO2.

Câu 8:

Hợp chất nào sau đây có màu lục xám?

A. Cr2O3.

B. Cr(OH)3.

C. CrO3.

D. K2CrO4.

Câu 9:

Tên gọi của polime có công thức cho dưới đây là

A. cao su buna.

B. cao su buna-S.

C. cao su buna-N.

D. cao su isopren.

Câu 10:

Kim loại M phản ứng được với các dung dịch HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội). M là kim loại nào dưới đây?

A. Zn.

B. Ag.

C. Al.

D. Fe.

Câu 11:

Thuốc thử để nhận biết tinh bột là

A. I2.

B. Cu(OH)2.

C. AgNO3/NH3.

D. Br2.

Câu 12:

Chất nào sau đây là thành phần chính của một loại thuốc giảm đau dạ dày?

A. NaCl.

B. NaNO3.

C. Na2CO3.

D. NaHCO3.

Câu 13:

Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan X trong 400 ml dung dịch HCl 2M, thấy thoát ra 2,24 lít H2 (đktc) và còn lại 2,8 gam sắt chưa tan. Nếu cho toàn bộ hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 đặc nóng (dư) thì thu được bao nhiêu lít khí NO2 (đktc)?

A. 4,48 lít.

B. 10,08 lít.

C. 16,8 lít.

D. 20,16 lít.

Câu 14:

Cho 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M, KOH 1M và Ba(OH)2 1,2M vào 100 ml dung dịch AlCl3 xM, thu được 9,36 gam kết tủa. Nếu cho 200 ml dung dịch NaOH 1,2M vào 100 ml dung dịch AlCl3 xM thì khối lượng kết tủa thu được và giá trị của x là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

A. 11,70 gam và 1,4.

B. 9,36 gam và 2,4.

C. 6,24 gam và 1,4.

D. 7,80 gam và 1,0.

Câu 15:

Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, Gly-Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là

A. 4.

B. 2.

C. 3.

D. 1.

Câu 16:

Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Tính thể tích axit nitric 68% (có khối lượng riêng1,52 g/ml) cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat. Hiệu suất đạt 90%.

A. 40,63 lít.

B. 7,86 lít.

C. 36,5 lít.

D. 27,72 lít.

Câu 17:

Thủy phân hoàn toàn m gam tripeptit Gly-Ala-Ala bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 3,19 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 2,83.

B. 1,83.

C. 2,17.

D. 1,64.

Câu 18:

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X trong phòng thí nghiệm

Sau đó tiến hành thử tính chất của khí X: Sục khí X dư lần lượt vào dung dịch Br2 và dung dịch AgNO3. Hiện tượng xảy ra là:

A. Dung dịch Br2 bị nhạt màu, trong dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa màu trắng.

B. Dung dịch Br2 bị mất màu, trong dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa màu trắng.

C. Dung dịch Br2 bị nhạt màu, trong dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa màu vàng.

D. Dung dịch Br2 bị mất màu, trong dung dịch AgNO3 xuất hiện kết tủa màu vàng.

Câu 19:

Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. AlCl3 và CuSO4.

B. HCl và AgNO3.

C. NaAlO2 và HCl.

D. NaHSO4 và NaHCO3.

Câu 20:

Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Những chất bị thủy phân trong môi trường axit là:

A. xenlulozơ và glucozơ. 

B. glucozơ và tinh bột.

C. xenlulozơ và tinh bột.

D. glucozơ và fructozơ.

Câu 21:

Cho bốn ống nghiệm chứa dung dịch HCl, nhúng vào mỗi ống một mẩu kẽm. Sau đó cho thêm một vài giọt dung dịch muối X vào. Muối X là muối nào thì khí H2 thoát ra nhanh nhất?

A. NiSO4.

B. CuSO4.

C. FeSO4.

D. SnSO4.

Câu 22:

Este X có công thức phân tử là C5H8O2, khi tác dụng với NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số chất X thỏa mãn điều kiện trên là

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 23:

Cho dãy các oxit: Cr2O3, CrO3, CO2, SiO2. Có bao nhiêu oxit trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 24:

Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang; (5) tơ visco; (6) tơ axetat. Số polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 2.

Câu 25:

Hấp thụ hết 1,12 lít (đktc) khí CO2 vào 100 ml dung dịch gồm Na2CO3 0,1M và NaOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư), thu được 5,91 gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 1,2.

B. 0,8.

C. 0,5.

D. 0,7.

Câu 26:

Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X trong dụng dịch NaOH (dư) đun nóng, thu được dung dịch chưa a gam muối. Giá trị của a là

A. 4,87.

B. 9,74. 

C. 8,34.

D. 7,63.

Câu 27:

Cho các sơ đồ phản ứng sau:

X + 3NaOH to X1 + X2 + X3 + H2O

X1 + 2NaOH (rắn) CaO, toCH4 + 2Na2CO3

X2 + HCl  Phenol + NaCl

X3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2to CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag.

Công thức phân tử của X là

A. C11H12O5.

B. C10H12O4.

C. C10H8O4.

D. C11H10O4.

Câu 28:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

(b) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3

(c) Cho hỗn hợp Cu, Fe3O4 tỉ lệ mol 2:1 vào dung dịch HCl loãng dư.

(d) Cho Ba vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2

 (e) Cho Cr vào dung dịch HNO3 loãng nguội, dư.

(g) Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là

A. 5.

B. 6.

C. 4.

D. 3.

Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(a) Zn có ứng dụng để bảo vệ tàu biển bằng thép.       

(b) Au có tính dẫn điện tốt hơn Ag.

(c)  Nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg 2+ là nước cứng.

(d) Cs được dùng làm tế bào quang điện.

(e) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa ba muối.

(g) Ở nhiệt độ cao, Na2CO3 và Al(OH)3 đều bị phân hủy.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 30:

Hiđrocacbon mạch hở X (26 < MX < 58). Trộn m gam X với 0,52 gam stiren thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 0,9 gam H2O. Mặt khác, toàn bộ lượng Y trên làm mất màu tối đa a gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 4,8.

B. 16,0.

C. 56,0.

D. 8,0.

Câu 31:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (đktc). Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa Al(OH)3 theo thể tích dung dịch HCl 1M như sau:

Giá trị của m là

A. 47,15.

B. 56,75.

C. 99,00.

D. 49,55.

Câu 32:

Cho các phát biểu sau:

(a) Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.

(b) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

(c) Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.

(d) Để phân biệt ba chất: CH3COOH, CH3CH2NH2 và H2N-CH2-COOH chỉ cần dùng quỳ tím.

(e) Để nhận biết Gly-Ala và Gly-Gly-Gly-Ala trong hai lọ riêng biệt, thuốc thử cần dùng là Cu(OH)2.

(g) Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm.

Số phát biểu đúng là

A. 5.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 33:

Điện phân (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch chứa 17 gam muối M(NO3)n trong thời gian t, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,28 gam và tại catot chỉ có a gam kim loại M bám vào. Sau thời gian 2t, khối lượng dung dịch giảm đi 12,14 gam và tại catot thấy thoát ra 0,672 lít khí (đktc). Vậy giá trị của a là

A. 6,40.

B. 8,64.

C. 2,24.

D. 6,48.

Câu 34:

Hỗn hợp E chứa 3 este (MX < MY < MZ) đều mạch hở, đơn chức và cùng được tạo thành từ một ancol. Tỉ lệ mol của X, Y, Z tương ứng là 4,5 : 1,5 : 1. Đốt cháy 9,34 gam E cần dùng vừa đủ 0,375 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng E trên trong NaOH (dư), thu được 10,46 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của Y trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 25,0%.

B. 20,0%.

C. 30,0%.

D. 24,0%.

Câu 35:

Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,10 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị gần nhất của m là

A. 50.

B. 58. 

C. 64.

D. 61.

Câu 36:

Thực hiện phản ứng phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau:

- Bước 1: Cho 2 ml ancol isoamylic, 2 ml axit axetic kết tinh và 2 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.

- Bước 2: Lắc đều, đun nóng hỗn hợp 8-10 phút trong nồi nước sôi.

- Bước 3: Làm lạnh, rót hỗn hợp sản phẩm vào ống nghiệm chứa 3-4 ml nước lạnh.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phản ứng este hóa giữa ancol isomylic với axit axetic là phản ứng một chiều.

B. Việc cho hỗn hợp sản phẩm vào nước lạnh nhằm tránh sự thủy phân.

C. Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.

D. Tách isoamyl axetat từ hỗn hợp sau bước 3 bằng phương pháp chiết.

Câu 37:

Dung dịch X chứa 2 chất tan đều có nồng độ 1M. Tiến hành 3 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho 2V ml dung dịch NaOH 1,5M vào V ml X, thu được m1 gam kết tủa.

- Thí nghiệm 2: Cho 3V ml dung dịch NaOH 1,5M vào V ml X, thu được m2 gam kết tủa.

- Thí nghiệm 3: Cho 3,5V ml dung dịch NaOH 1,5M vào V ml X, thu được m3 gam kết tủa.

Trong đó m1 < m3 < m2. Hai chất tan trong X là

A. HCl và AlCl3.)3.

B. H2SO4 và Al2(SO4)3.

C. H2SO4 và AlCl3.

D. HCl và Al2(SO4)3.

Câu 38:

Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C10H8O4 trong phân tử chỉ chứa 1 loại nhóm chức. 1 mol X phản ứng vừa đủ với 3 mol NaOH tạo thành dung dịch Y gồm 2 muối (trong đó có 1 muối có M < 100), 1 anđehit no (thuộc dãy đồng đẳng của metanal) và nước. Cho dung dịch Y phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 162 gam.

B. 432 gam.

C. 162 gam.

D. 108 gam.

Câu 39:

Hòa tan 22 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe3O4 vào 0,5 lít dung dịch HNO3 2M thì thu được dung dịch Y (không có NH4NO3) và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO. Lượng HNO3 dư trong Y tác dụng vừa đủ với 13,44 gam NaHCO3. Cho hỗn hợp Z vào bình kín có dung tích không đổi 8,96 lít chứa O2 và N2 tỉ lệ thể tích 1 : 4 ở 00C và áp suất 0,375 atm. Sau đó giữ bình ở nhiệt độ 00C thì trong bình không còn O2 và áp suất cuối cùng là 0,6 atm. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 trong hỗn hợp X là

A. 52,73%.

B. 26,63%.

C. 63,27%.

D. 42,18%.

Câu 40:

Đun nóng 0,045 mol hỗn hợp E chứa hai peptit X, Y (có số liên kết peptit hơn kém nhau 1) cần vừa đủ 120 ml KOH 1M, thu được hỗn hợp Z chứa 3 muối của Gly, Ala, Val trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 13,68 gam E cần dùng 14,364 lít khí O2 (đktc), thu được hỗn hợp khí và hơi, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 31,68 gam. Phần trăm khối lượng muối của Ala trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 45%.

B. 50%.

C. 55%.

D. 60%.