Đề minh họa THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 có lời giải (Đề 14)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Hội nghị Ianta (Liên Xô) tháng 2-1945 có sự tham dự của nguyên thủ quốc gia nào sau đây?

A. Nhât Bản.

B. Pháp.
C. Ðức
D. Mĩ.
Câu 2:
Một trong những nguyên nhân tan rã của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là: 

A. không bắt kịp bước phát triển của khoa học-kĩ thuật tiên tiến trên thế giới. 

B. không mở rộng quan hệ với các nước phương Tây.
C. lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất -kỹ thuật còn lạc hậu.
D. sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
Câu 3:
Đến giữa thập niên 80 của thế kỷ XX, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN bắt đầu

A. căng thẳng, phức tạp.

B. hợp tác có hiệu quả. 
C. quá trình đối thoại, hòa dịu
D. hợp tác và phát triển. 
Câu 4:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc nổ ra sớm nhất ở 

A. Châu Á.

B. Châu Phi.
C. Châu Mỹ
D. Mỹ-la-tinh.
Câu 5:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mỹ theo kế hoạch nào?

A. Kế hoạch Đao-oét.

B. Kế hoạch Y-ơng.
C. Kế hoạch Mao-bát-tơn.
D. Kế hoạch Mác san
Câu 6:
Đâu là nguyên nhân khách quan giúp các nước Tây Âu hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 

A. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. 

B. Sự suy yếu của Liên Xô. 
C. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc.
D. Tiếp nhận kế hoạch Mác-xan của Mĩ
Câu 7:
Một trong những nguyên nhân phát triển kinh tế của Mỹ trong những năm 1945-1973? 

A. Lợi dụng giá nguyên liệu rẻ từ các nước thứ ba.

B. Hợp tác có hiệu quả với Liên minh châu Âu. 
C. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại.
D. Cho các nước Tây Âu vay vốn.
Câu 8:
Để bù đắp thiệt hại nặng nề do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra, thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương

A. hoàn thành việc bình định để thống trị nhân dân.

B. tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929).
C. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế Đông Dương.
D. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương.
Câu 9:
Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp tập huấn của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc) được in thành tác phẩm

A. Đường Kách mệnh.

B. Người cùng khổ.
C. Bản án chế độ thực dân Pháp
D. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch.
Câu 10:
Tổ chức nào đại diện cho giai cấp tư sản ở dân tộc ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX?

A. An Nam Cộng sản đảng.

B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn
D. Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 11:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt nam yêu nước ở Pháp gửi đến Hội nghị Véc-xai

A. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

B. “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”.
C. tờ báo “Người cùng khổ”
D. tờ báo “Dân chúng”.
Câu 12:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 của thế giới tư bản đã làm cho nền kinh tế Việt Nam

A. ổn định.

B. phát triển nhanh.
C. suy thoái, khủng hoảng.
D. có bước phát triển mới
Câu 13:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam nổ ra trên quy mô

A. miền Bắc và miền Trung.

B. miền Bắc và miền Nam.
C. miền Bắc và Tây Nguyên.
D. từ Bắc chí Nam.
Câu 14:
Luận cương chính trị (tháng 10-1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là

A. Đánh  đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.

B. Đánh đổ đế quốc và tư sản phản cách mạng.
C. Đánh  đổ thực dân Pháp và bọn tay sai.
D. Đánh đổ đế quốc và phong kiến.
Câu 15:
Xác định đoạn trích sau đây được ghi trong văn bản nào?

A. Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Tuyên ngôn độc lập.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
D. Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ
Câu 16:
Năm 1965, Mỹ bắt đầu tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam khi

A. bị mất ưu thế về binh lực.

B. đang ở thế chủ động chiến lược.
C. bị mất ưu thế về hỏa lực.   
D. bị thất bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt.
Câu 17:
Trong đông-xuân 1966-1967, đế quốc Mĩ mở cuộc phản công "tìm diệt" quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta vào căn cứ

A. Đông Nam Bộ

B. Tây Nam Bộ D.
C. Liên khu V.
D. Dương Minh Châu.
Câu 18:
Cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ mùa khô 1966-1967 vào Đông Nam Bộ mang tên

A. “Atơnbôrơ”. 

B. “ánh sáng sao”.
C. “Xêđanphôn”. 
D. “Gian Xơnxity”.
Câu 19:
Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội nào của Đảng?

A. Đại hội V.

B. Đại hội VIII.
C. Đại hội VI
D. Đại hội VII.
Câu 20:
Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra khi

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa bắt đầu

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
Câu 21:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhân dân Nam Phi phải chống lại kẻ thù chủ yếu nào?

A. Chủ nghĩa đế quốc Âu - Mỹ.

B. Chủ nghĩa thực dân mới.
C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (A-pác-thai).
D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Câu 22:
Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ-la-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Chế độ phân biệt chủng tộc. 

B. Chủ nghĩa thực dân cũ và tay sai phản động.

C. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới. 

D. chủ nghĩa đế quốc và giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 23:
Một trong những mục đích của Mỹ thực hiện “kế hoạch Macsan" sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

A. Thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (1957).

B. Buộc các nước Tây Âu lệ thuộc chặt chẽ vào Mỹ.
C. Lôi kéo các nước Tây Âu tiến hành cuộc chiến tranh Đông Dương.
D. Chuẩn bị tiềm lực phát động chiến tranh chống lại Thổ Nhĩ Kì.
Câu 24:
Sự khác biệt căn bản giữa Chiến tranh lạnh với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là

A. diễn ra trên mọi lĩnh vực, trừ xung đột trực tiếp về quân sự.

B. đặt thế giới luôn trong tình trạng đối đầu, căng thẳng.
C. diễn ra trên lĩnh vực quân sự, chính trị.
D. diễn ra trên lĩnh vực tư trưởng, văn hóa.
Câu 25:
Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) đã đánh dấu chấm dứt vai trò lịch sử của tổ chức và giai cấp nào?

A. Tân Việt Cách mạng đảng và giai cấp tiểu tư sản.

B. Việt Nam Quốc dân đảng và giai cấp tư sản dân tộc.
C. Đảng Lập Hiến và tư sản cùng địa chủ lớn.
D. Hội kín ở Nam kỳ và giai cấp nông dân.
Câu 26:
Một trong những ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 là

A. thành lập được chính quyền Xô viết ở Nghệ - Tĩnh.

B. công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.
C. Đảng ở thôn xã đã tổ chức lãnh đạo các Xô-Viết với chức năng chính quyền.
D. quần chúng được giác ngộ trở thành lực lượng chính trị hùng hậu .
Câu 27:
Trong thời kỳ 1954-1975, thắng lợi nào là mốc đánh dấu bước chuyển cuộc cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

A. Vạn Tường (1965).

B. Tây Nguyên (3-1975)
C. Mậu Thân (1968).
D. “Đồng khởi” (1959-1960).
Câu 28:
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về Đông Dương là

A. tiến hành cải cách ruộng đất.

B. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân.
D. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Câu 29:
Trong thời kỳ 1954 - 1975, nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào?

A. Chống việc tổ chức bầu cử riêng rẽ của chính quyền Sài Gòn.

B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
C. Hoàn thành cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô, giảm tức.
D. Chống chính sách tố cộng, diệt cộng của chính quyền Sài Gòn.
Câu 30:
Nội dung nào sau đây không phải của chính quyền cách mạng miền Nam sau ngày đất nước được giải phóng?

A. Tịch thu ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài.

B. Quốc hữu hóa các cơ sở sản xuất của tư sản.
C. Làm nghĩa vụ hậu phương chi viện cho Căm-pu-chia
D. Khôi phục và phát triển kinh tế.
Câu 31:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những cường quốc nào đã chi phối trật tự thế giới?

A. Mỹ và Anh.

B. Mỹ và Đức.
C. Mỹ và Liên-xô.
D. Mỹ và Trung Quốc
Câu 32:
Trong những năm 1919-1925, phong trào dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam có điểm hạn chế gì? 

A. Chỉ giới hạn trong hình thức đấu tranh nghị trường.

B. Hoạt động đấu tranh còn mang tính thỏa hiệp, cải lương.
C. Đấu tranh giới hạn trong phạm vi một ngành, một địa phương. 
D. Hoạt động còn nặng về đấu tranh đòi quyền lợi chính trị.
Câu 33:

Trong phong trào dân tộc dân chủ cảu tiểu tư sản ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 không có hoạt động nào sau đây?

A. Xuất bản báo chí.

B. Thành lập Đảng Lập Hiến.
C. Đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ.
D. Thành lập tổ chức Việt Nam nghĩa đoàn
Câu 34:
Đâu là hoạt động của chính quyền Xô Viết - Nghệ Tĩnh ở Việt Nam?

A. Tăng lương cho công nhân và giảm sưu thuế cho nông dân.

B. Mở lớp dạy chữ quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân.
C. Vận động các tầng lớp nhân dân tham gia mặt trận dân tộc thống nhất.
D. Tăng cường phát triển Đảng viên hoạt động trong lòng địch.
Câu 35:
Nhận xét nào đúng khi nói về Xô Viết Nghệ -Tĩnh?

A. Nhà nước kiểu mới.

B. Nhà nước công - nông.
C. Nhà nước của công nhân - nông dân - trí thức.
D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 36:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam được xác định là

A. Tác phẩm Đường Kách mệnh (1927).

B. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt (2-1930).
C. Luận cương chính trị (10 - 1930).
D. Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935)
Câu 37:
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân đội Việt Nam thực hiện

A. lấy ít địch nhiều.

B. lấy nhiều đánh ít.
C. lấy nhỏ đánh lớn.
D. lấy lực thắng thế.
Câu 38:
Nhận xét nào đúng khi nói về phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam

A. Là một phong trào dân chủ mang tính dân tộc.  

B. Là một phong trào chỉ có tính dân chủ đơn thuần.
C. Là một phong trào mang tính dân chủ tư sản kiểu mới.    
D. Là một phong trào hoàn toàn không mang tính dân tộc.
Câu 39:
Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa và vận dụng sáng tạo bài học truyền thống lịch sử nào vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Mở các chiến dịch quân sự tiêu diệt từng bộ phận quân Pháp.

B. Đề ra đường lối quân sự kết hợp chiến tranh du kích với chính quy.
C. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
D. Đề ra đường lối tự lực cánh sinh trường kì kháng chiến.
Câu 40:
Điểm mới và tiến bộ trong phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Vận động cứu nước cần cầu viện bên ngoài giúp đỡ.

B. Muốn cứu nước phải gắn với duy tân đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ hơn.
C. Muốn giành được độc lập dân tộc thì không chỉ có khởi nghĩa vũ trang.
D. Việc tập hợp lực lượng phải dựa trên cơ sở thành lập tổ chức chính trị.