Đề ôn luyện thi THPTQG Hóa học có lời giải chi tiết (Đề số 10)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nguyên tố M có 4 lớp electron và 6 electron độc thân. M là
A. kim loại
B. phi kim
C. khí hiếm
D. kim loại hoặc phi kim
Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3COOH
B. H2NCH2COOH.
C. CH3CHO
D. CH3NH2
Loại chất nào sau đây không phải là polime tổng hợp?
A. Teflon
B. Tơ capron
C. Tơ tằm
D. Tơ nilon.
Cho các chất: CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH, (C6H5)2NH và NH3. Trật tự tăng dần tính bazơ (theo chiều từ trái qua phải) của 5 chất trên là
A. (C6H5)2NH, NH3, (CH3)2NH, C6H5NH2, CH3NH2
B. (C6H5)2NH, C6H5NH2, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH
C. (C6H5)2NH, NH3, C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH
D. C6H5NH2, (C6H5)2NH, NH3, CH3NH2, (CH3)2NH
Trong phòng thí nghiệm CO2 được điều chế bằng cách
A. Nung CaCO3
B. Cho CaCO3 tác dụng HCl
C. Cho C tác dụng O2
D. A, B, C đúng
Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Al2O3
B.MgO
C. KOH
D. CuO
Kim loại không khử được nước ở nhiệt độ thường là
A. Na.
B. K
C. Be.
D. Ca
Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là:
A. Fe và dung dịch CuCl2
B. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2
C. Cu và dung dịch FeCl3
D. Fe và dung dịch FeCl3
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Cr(OH)3 là chất rắn có màu lục xám.
B. CrO là một oxit bazơ
C. CrO3 là một oxit axit
D. Cr2O3 là một oxit bazơ
Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?
A. H2SO4
B. FeCl3
C. AlCl3
D. Ca(HCO3)2
Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình đó là
A. Năng lượng mặt trời
B. Năng lượng thủy điện
C. Năng lượng gió
D. Năng lượng hạt nhân
Phản ứng trùng hợp ba phân tử axetilen ở 600°C với xúc tác than hoạt tính cho sản phẩm là
A. C2H4
B. C6H10.
C. C3H6
D. C6H6.
Khi cho phenol tác dụng với nước brom, ta thấy
A. không có hiện tượng
B. tạo kết tủa đỏ gạch.
C. tạo kết tủa trắng
D. tạo kết tủa xám bạc
Liên kết cộng hóa trị không có cực được hình thành
A. từ một hay nhiều cặp electron dùng chung và cặp electron này ít bị lệch về phía nguyên tử nào đó
B. giữa các kim loại điển hình và các phi kim điển hình
C. từ một hay nhiều cặp electron dùng chung và cặp electron này lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
D. do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
Ala - Glu có công thức cấu tạo là
A. H2N - CH(CH3) - CO - NH - [CH2]4 - CH(NH2)COOH
B. H2N - CH(CH3) - CO - NH - CH2 - COOH
C. H2N - CH(CH3) - CO - NH - CH(COOH) - CH2 - CH2 - COOH
D. H2N - CH(CH3) - CO - NH - CH(COOH) - CH2 - COOH
Điều kiện của phản ứng tạo ozon từ oxi là
A. có tia lửa điện hoặc tia cực tím
B. có Fe làm xúc tác
C. có áp suất và nhiệt độ cao
D. có áp suất hoặc nhiệt độ cao
Cho 2 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HC1 tạo ra 5,55 gam muối clorua. Kim loại đó là
A. Be
B. Mg.
C. Ca
D. Ba
Cho 1,6 gam Fe2O3 tác dụng với axit HCl (dư). Khối lượng muối trong dung dịch sau phản ứng là
A. 1,62 gam
B. 2,12 gam
C. 3,25 gam
D. 4,24 gam
Dãy các chất đều phản ứng với nước là
A. SO2, NaOH, Na, K2O
B. SO3, SO2, K2O, Na, K.
C. Fe3O4, CuO, SiO2, KOH
D. SO2, NaOH, K2O, Ca(OH)2
Để làm sạch muối ăn có lẫn tạp chất CaCl2, MgCl2, BaCl2 cần dùng 2 hoá chất là
A. dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl
B. dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4
C. dung dịch Na2SO4, dung dịch HCl
D. dung dịch AgNO3, dung dịch NaOH
Dãy gồm các chất đều phản ứng được với dung dịch CuCl2 là
A. NaOH, Fe, Mg, Hg
B. Ca(OH)2, Mg, Ag, AgNO3
C. NaOH, Fe, Mg, AgNO3, Ag, Ca(OH)2.
D. NaOH, Fe, Mg, AgNO3
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C6H6. Biết 1 mol X tác dụng với AgNO3/NH3 dư tạo ra 292 gam chất kết tủa. Khi cho X tác dụng với H2 dư (Ni, t°) thu được 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là
Cho 5,3 gam hỗn hợp gồm 2 axit no đơn chức đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ thu được 1,12 lít H2 (đktc). CTCT thu gọn của axit là
A. HCOOH và CH3COOH
B. CH3COOH và C2H5COOH
C. C2H5COOH và C3H7COOH
D. C2H3COOH và C3H5COOH
Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một anđehit, ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm 2 phần bằng nhau phần 1 cho tác dụng hết với Na dư, thu được 0,504 lít khí H2 (đktc). Phần 2 cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 9,72 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là
A. 31,25%.
B. 40,00%.
C. 50,00%
D. 62,50%.
Khi thủy phân hoàn toàn một este đơn chức bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Nếu cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 18,4 gam muối. Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 21,6 gam kết tủa. Công thức phân tử của este là
A. HCOOC6H5
B. HCOOC6H4CH3
C. CH3COOC6H5.
D. HCOOCH = CH2
Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn):
A. 68,0 gam; 43,2 gam
B. 21,6 gam; 68,0 gam
C. 43,2 gam; 68,0 gam
D. 43,2 gam; 34,0 gam
Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp có tỉ lệ số mol 1 : 10 : 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối.
Tổng số đồng phân cấu tạo amin bậc 1 của ba amin là
A. 7.
B. 14
C. 16
D. 28.
Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 ( dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng của X so với Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
A. Tăng 2,7 gam
B. Giảm 7,74 gam
C. Tăng 7,92 gam
D. Giảm 7,38 gam
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Este isoamyl axetat có mùi chuối chín
B. Etilen glicol là ancol no, đơn chức, mạch hở
C. Axit béo là những axit cacboxylic đa chức
D. Ancol etylic tác dụng được với dung dịch NaOH, sinh ra muối natri etylat
Cho 10 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch axit trên là
A. l0ml.
B. 20 ml
C. 30 ml
D. 40 ml
Biết hiệu suất phản ứng điều chế NH3 là 20%. Để điều chế 68 gam NH3 cần thể tích N2 và H2 ở (đktc) lần lượt là
A. 44,8 lít; 134,4 lít.
B. 89,6 lít; 266,8 lít
C. 224 lít; 672 lít
D. 35,84 lít; 107,52 lít
Cho m gam Cu vào 100 ml dung dịch AgNO3 1M, sau một thời gian thì lọc được 10,08 gam hỗn hợp 2 kim loại và dung dịch Y. Cho 2,4 gam Mg vào Y, khi phản ứng kết thúc thì lọc được 5,92 gam hỗn hợp rắn. Giá trị của m là
A. 3 gam
B. 3,84 gam
C. 4 gam
D. 4,8 gam
Cho 10,4 gam hỗn hợp X (gồm Fe, FeS, FeS2, S) tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư được 45,65 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 26,88 lít
B. 13,44 lít
C. 17,92 lít
D. 16,8 lít
Có 4 bình khí mất nhãn là: axetilen, propin, but - 1 - in, but - 2 - in. Người ta làm thí nghiệm với lần lượt các khí, hiện tượng xảy ra như hình vẽ
Khí sục vào ống (2) là
A. but - 1 - in
B. propin
C. but - 2 - in
D. axetilen
Dẫn 0,5 mol hỗn hợp khí gồm H2 và CO có tỉ khối so với H2 là 4,5 qua ống đựng 0,4 mol Fe2O3 và 0,2 mol CuO đốt nóng. Sau phản ứng hoàn toàn cho chất rắn trong ống vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 3,730 lít.
B. 7,467 lít
C. 20,907 lít
D 34,720 lít
Đun nóng 0,16 moi hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị tỉ lệ a : b là
A. 0,730
B. 0,756
C. 0,810
D. 0,962
Chất hữu cơ Z chứa C, H, O và công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Đem 2,85 gam Z tác dụng với H2O (có H2SO4 làm xúc tác), thì tạo ra a gam chất hữu cơ X và b gam chất hữu cơ Y. Đốt cháy hoàn toàn a gam X tạo ra 0,09 mol CO2 và 0,09 mol H2O; còn khi đốt cháy hết b gam Y thu được 0,03 mol CO2 và 0,045 mol H2O. Tổng lượng oxi tiêu tốn cho cả hai quá trình đốt cháy trên đúng bằng lượng oxi tạo ra khi nhiệt phân hoàn toàn 42,66 gam KMnO4. Biết phân tử khối của Z bằng 90 gam. Chất Z tác dụng với Na tạo ra H2. Trong các phát biểu sau phát biểu nào đúng?
A. Phân tử Z có 4 nguyên tử oxi
B. Y là hợp chất no, đa chức
C. X có hai công thức cấu tạo phù hợp
D. Cả X và Y đều là hợp chất no đơn chức
Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44 gam kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4 gam bột sắt vào dung dịch X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 9,36 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,32 gam
B. 4,64 gam
C. 4,8 gam
D. 5,28 gam
Hỗn hợp rắn A gồm FeS2, Cu2S và FeCO3 có khối lượng 20,48 gam. Đốt cháy hỗn hợp A một thời gian bằng oxi thu được hỗn hợp rắn B và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X ( không có O2 dư). Toàn bộ B hòa tan trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Kết thúc phản ứng thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí (không có khí SO2) và dung dịch Y. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 34,66 gam kết tủa. Lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 29,98 gam rắn khan. Biết rằng tỉ khối của Z so với X bằng 86/105. Phần trăm khối lượng FeS2 trong A gần với giá trị
A. 17,58%.
B. 23,44%.
C. 29,30%.
D. 35,16%.
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm. Nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn. Cũng 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 1M thì sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là
A. Na
B. Li
C. K
D. Cs