Đề ôn luyện thi THPTQG Hóa học có lời giải chi tiết (Đề số 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Độ âm điện của Al và Cl lần lượt bằng 1,6 và 3,0. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử AlCl3

A. liên kết ion

B. liên kết cộng hóa trị có cực.

C. liên kết kim loại

D. liên kết cộng hóa trị không cực.

Câu 2:

Xét phản ứng hóa học: A(k) + 2B(k)  AB2 (k), H>0 (phản ứng thu nhiệt). Hiệu suất quá trình hình thành AB2 sẽ tăng khi:

A. tăng áp suất chung của hệ

B. giảm nhiệt độ phản ứng.

C. giảm nồng độ chất A

D. tăng thể tích bình phản ứng.

Câu 3:

Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol HCO3-. Đun dung dịch X đến cô cạn thu được muối khan có khối lượng là:

A. 49,4 gam

B. 28,6 gam

C. 37,4 gam

D. 23,2 gam.

Câu 4:

Xét phản ứng: NaX (rắn) + H2SO4 (đặc) NaHSO4 + HX (khí). Các hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là

A. HCl, HBr và HI.

B. HBr và HI

C. HF và HCl

D. HF, HCl, HBr và HI

Câu 5:

Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỷ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là

A. 16,085 gam

B. 14,485 gam

C. 18,300 gam

D. 18,035 gam

Câu 6:

Cân bằng của phản ứng: N2 + O2  2NO được thực hiện ở t°C có hằng số cân bằng là 40. Biết rằng nồng độ ban đầu của N2O2 đều bằng 0,01. Nồng độ của O2 ở trạng thái cân bằng là:

A. 0,0015.

B. 0,0025

C. 0,0035

D. 0,0075.

Câu 7:

Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 14,775 gam

B. 9,850 gam

C. 29,550 gam

D. 19,700 gam.

Câu 8:

Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z  và T. Biết rằng X và Y được điu chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy, X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; và Z  tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X, Y, Z và T theo thứ tự là

A. Al, K, Fe và Ag

B. K, Fe, Al và Ag

C.  K, Al, Fe và Ag

D. Al, K, Ag và Fe

Câu 9:

ng với công thức phân tử C3H6O2, có x đồng phân làm quỳ tím hóa đỏ, y đồng phân tác dụng được với dung dịch NaOH, nhưng không tác dụng với Na; z đng phân vừa tác dụng được với dung dịch NaOH và vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 và t đồng phân vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3. Nhận định nào dưới đây là sai?

A. x = 1

B. y = 2

C. z = 0

D. t = 2.

Câu 10:

Xét các phát biểu: (1) SO2 và NO là những nguyên nhân chính gây hiện tượng mưa axit; (2) CFC và NO là những nguyên nhân chính phá hủy tầng ozon của trái đất; và (3) ngoài CO2, freon, metan và đinitơ oxit cũng tham gia đáng k vào hiệu ứng nhà kính. Số phát biểu đúng là:

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3.

Câu 11:

Kết luận nào sau đây về tính chất của hợp kim là sai?

A. Liên kết trong đa số tinh thể hợp kim vẫn là liên kết kim loại

B. Hợp kim thường dễ nóng chảy hơn so với kim loại nguyên chất

C.  Hợp kim thường dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn kim loại nguyên chất

D. Độ cứng của hợp kim thường lớn hơn độ cứng của kim loại nguyên chất

Câu 12:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kim thổ đều tác dụng được với nước

C.  Nhôm bn trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bn bảo vệ

D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần

Câu 13:

Khi nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 cho tới dư vào dung dịch NaOH và lắc đều thì

A. đu tiên không xuất hiện kết tủa, sau đó có kết tủa trắng keo

B. đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan lại

C. đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa không tan lại

D. không thấy kết tủa trắng keo xuất hiện

Câu 14:

Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hóa?

A. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển

B. Sự gỉ của gang trong không khí ẩm

C. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4

D. Nhúng thanh Zn trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4

Câu 15:

Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch natri aluminat đến dư thì:

A. không có phản ứng xảy ra

B. tạo kết tủa Al(OH)3, phần dung dịch chứa Na2CO3

C. tạo kết tủa Al(OH)3, phần dung dịch chứa NaHCO3

D. tạo kết tủa Al(OH)3, sau đó kết tủa bị hòa tan lại

Câu 16:

Cho hỗn hợp có a mol Zn tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu(NO3)2  và c mol AgNO3. Kết thúc phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn X và chất rắn Y. Biết 0,5c < a < b + 0,5c. Kết luận nào sau đây đúng?

A. X chứa 1 muối và Y có 2 kim loại

B. X chứa 3 muối và Y chứa 2 kim loại.

C. X chứa 2 muối và Y chứa 2 kim loại

D. X chứa 2 muối và Y có 1 kim loại

Câu 17:

Hấp thụ V lít CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Khi cho BaCl2 dư vào dung dịch X được kết tủa và dung dịch Y, đun nóng Y lại thấy có kết tủa xuất hiện. Khoảng giá trị của V là:

Câu 18:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Ba với số mol bằng nhau vào nước được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch X đến khi lượng kết tủa đạt giá trị lớn nhất thấy dùng hết 200ml. Giá trị của m bằng

A. 8,2 gam

B. 16,4 gam

C. 13,7 gam

D. 4,1 gam.

Câu 19:

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khi trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat và 3,472 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 6,80 gam

B. 8,04 gam

C. 6,96 gam

D. 7,28 gam.

Câu 20:

Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO2 vào 10 gam dung dịch H2SO4 20% được dung dịch X có nồng độ a%. Giá trị của a là:

A. 33,875%.

B. 11,292%.

C. 22,054%.

D. 42,344%.

Câu 21:

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3, CrCl3, AlCl3, MgSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 1.

B. 2.

C. 3

D. 4.

Câu 22:

Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), tạo ra 2 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X và Y là

A. Fe Fe2O3

B. FeO và Fe3O4

C. Fe3O4 và Fe2O3

D. Fe  FeO.

Câu 23:

Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3).

- Trộn 5ml dung dịch (1) với 5ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.

- Trộn 5ml dung dịch (1) với 5ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.

- Trộn 5ml dung dịch (2) với 5ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 3V1 lít khí NO.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So sánh nào sau đây đúng?

A. V2 = V1

B. V2 = 3V1

C. V2 = 2V1

D. 2V2 = V1

Câu 24:

Trong các cặp chất sau: (1) AgNO3 và NaCl; (2) NO2 và NaOH; (3) FeS2 và HCl; và (4) CaO và CO2. Số cặp chất xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là

A. 1.

B. 2

C. 3.

D. 4

Câu 25:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. CrO3 là một oxit axit

B. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH

C. Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng tạo thành Cr2+.

D. Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2- thành Cr2O72

Câu 26:

Cho dãy chuyển hóa sau:
X + CO2 + H2O Y
+ NaOH  X. Công thức của Y là:

A. CaO

B. Ca(OH)2

C. CaCO3

D.Ca(HCO3)2

Câu 27:

Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3; (b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S; (c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4; (d) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3; (e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4.

Câu 28:

Xét các phản ứng sau:

(a) F2 + H2O (hơi)  

(b) Al + dung dịch NaOH

(c) P2O5 + H2

(d) Dung dịch AgNO3 + dung dịch Fe(NO3)2 

(e) Ca(NO3)2 

(f) NaHCO3 

Số phản ứng sinh ra đơn chất là:

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5.

Câu 29:

Xét các hợp chất C10H14, C6H4(OH)2, C9H10BrCl và C6H6O(NO2)2. Số chất có thể chứa vòng benzen trong phân tử bằng

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 30:

Iot là nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người. Bệnh nào sau đây của con người mà nguyên nhân không phải do thiếu iot?

A. Bệnh còi xương

B. Bệnh bướu c

C. Bệnh thiểu năng trí tuệ

D. Bệnh câm điếc

Câu 31:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm các hiđrocacbon thu được 2,24 lít (đktc) CO2 và 2,7 gam H2O. Thể tích oxi đã tham gia phản ứng cháy ở điu kiện tiêu chuẩn là

A. 5,6 lít

B. 2,8 lít

C. 4,48 lít

D. 3,92 lít.

Câu 32:

Độ âm điện của O và Si lần lượt là 3,44 và 1,90. Liên kết trong phân tử SiO2 là liên kết

A. cộng hóa trị phân cực

B. cho nhận (phối trí).

C. ion

D. cộng hóa trị không phân cực.

Câu 33:

Xét năm ankan: metan, etan, propan, isobutan và neopentan. Số chất tạo được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là

A.2.

B.1

C.3

D.4

Câu 34:

Xét 6 nhận định sau:

(1) Phản ứng monobrom hóa propan (bằng Br2 đun nóng) tạo sản phm chính là n - propyl bromua;

(2) Phản ứng của isobutylen với hiđro clorua tạo sản phẩm chính là t - butyl clorua;

(3) Phản ứng dehiđrat hóa 2 - metylpentan - 3 - ol tạo sản phẩm chính là 4 - metylpent - 2 - en;

(4) Phản ứng của buta - 1,3 - đien với brom có th tạo cả 3,4 - đibrombut - 1 - en và 1,4 - đibrombut - 2 - en;

(5) Điclo hóa benzen bằng Cl2 (xúc tác bột Fe, đun nóng) ưu tiên tạo sản phẩm là o - điclobenzen và p - điclobenzen;

(6) Monoclo hóa toluen bằng Cl2 (chiếu sáng) ưu tiên tạo sản phẩm là o - clotoluen và p - clotoluen và p - clotoluen.

Số nhận định đúng trong số 6 nhận định trên là

A. 2

B. 3

C. 4.

D. 5.

Câu 35:

Dẫn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khi đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam (H2O). Giá trị của V bằng:

A. 11,2 lít

B. 13,44 lít

C. 5,60 lít

D. 8,96 lít.

Câu 36:

Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra anđehit axetic là

A. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5

B. HCOOC2H3, C2H2CH3COOH.

C. C2H5OH, C2H4, C2H2

D. CH3COOH, C2H2, C2H4.

Câu 37:

Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etilen glycol và glixerol. Cho 43,2 gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc) và hỗn hợp muối X. Đốt cháy hoàn toàn 43,2 gam X, rồi thi sản phẩm cháy qua bình chứa CuSO4 khan dư, thì khi kết thúc thí nghiệm khối lượng bình này tăng:

A. 9 gam

B. 18 gam

C. 36 gam

D. 54 gam.

Câu 38:

Một kim loại M có số khối là 54. Tổng số các hạt trong M2+ là 78. M là nguyên tố

Câu 39:

Hỗn hợp X gồm CH3COOC2H5, C2H5COOCH3 và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,6 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của C2H5OH bằng

A. 34,33%.

B. 51,11%.

C. 50,00%.

D. 20,72%.

Câu 40:

Axit cacboxylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là:

A. 14,95%.

B. 12,60%.

C. 29,91%.

D. 29,6%.