Đề ôn luyện thi THPTQG Hóa học có lời giải chi tiết (Đề số 9)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

A. CH3COONa và C2H5OH

B. HCOONa và CH3OH

C. HCOONa và C2H5OH

D. CH3COONa và CH3OH.

Câu 2:

Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?

A. NaCl

B. HCl

C. CH3OH

D. NaOH.

Câu 3:

Tổng số hạt cơ bản (e, n, p) của nguyên tử X là 13. Cấu hình electron của X là

A. ls22s22p1

B. ls22s22p63s23p1

C. ls22s22p2

D. ls22s2.

Câu 4:

Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphthalein là

A. 3

B. 4

C. 2.

D. 5.

Câu 5:

Số oxi hóa cao nhất của silic th hiện ở hợp chất nào trong các chất sau đây?

A. SiO.

B. SiO2.

C. SiH4

D. Mg2Si.

Câu 6:

Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch:

A. NaOH

B. HCl

C. NaNO3

D. H2SO4.

Câu 7:

Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Na2O và nước

B. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2

C. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl

D. dung dịch Ba(OH)2 và Al2O3

Câu 8:

Nhiệt phân hoàn toàn chất X trong không khí thu được Fe2O3. Chất X là

A.Fe(NO3)2

B. Fe(OH)2

C. Fe(NO3)3

D. A, B, C đúng

Câu 9:

Các kim loại nào sau đây bền trong môi trường không khí, nước nhờ lớp màng oxit bảo vệ?

A. Al và Ca

B. Fe và Cr

C. Cr và Al

D. Fe và Al.

Câu 10:

Dãy các kim loại đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

A. Na, K, Ba

B. Na, Al, Fe

C. Mg, K, Na

D. Ca, Na, Zn.

Câu 11:

Sự thiếu hụt nguyên tố (ở dạng hợp chất) nào sau đây gây ra bệnh loãng xương?

A. Sắt

B. Kẽm

C. Canxi

D. Photpho

Câu 12:

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho

A. khả năng nhận electron từ nguyên tử khác

B. khả năng nhường electron cho nguyên tử khác

C. khả năng hút electron của nguyên tử trong phân tử

D. khả năng nhường proton cho nguyên tử khác

Câu 13:

Thuốc thử đ phân biệt glixerol, etanol và phenol là

A. Na, dung dịch brom

B. dung dịch brom, Cu(OH)2.

C. Cu(OH)2, dung dịch NaOH

D. dung dịch brom, quỳ tím.

Câu 14:

Phản ứng: B (C4H6O2) + NaOH  2 sản phẩm đều có khả năng tráng gương. Công thức cấu tạo của B là:

A. CH3 - COOCH = CH2

B. HCOO - CH2CH = CH2.

C. HCOO - CH= CH - CH3

D. HCOO - C(CH3) = CH2.

Câu 15:

Hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

A. Lực bazơ của anilin lớn hơn lực bazơ của benzyl amin

B. Anilin tác dụng dung dịch brom tạo kết tủa trắng

C. Metyl amin và anilin đều tan nhiều trong nước

D. Dung dịch benzyl amin và dung dịch anilin đều làm quỳ tím đổi màu xanh

Câu 16:

Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol (rượu) etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiu tăng dần nhiệt độ sôi là

A. T, Z, Y, X

B. Z, T, Y, X

C. T, X, Y, Z

D. Y, T, X, Z.

Câu 17:

Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là

A. Be và Mg

B. Mg và Ca

C. Sr và Ba

D. Ca và Sr.

Câu 18:

Cho khí CO khử hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc). Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là:

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 3,36 lít

D. 4,48 lít.

Câu 19:

Nhận biết 3 dung dịch FeCl3, FeCl2, AlCl3 ở 3 bình mất nhãn mà chỉ dùng một thuốc thử. Thuốc thử đó là

A. dung dịch NaOH

B. dung dịch KOH

C. dung dịch Ba(OH)2

D. cả (A), (B), (C) đều đúng.

Câu 20:

Cho dung dịch có chứa các ion:Na+, NH4+, CO32-, PO43-, NO3-, SO42-. Dùng hóa chất nào để loại được nhiều anion nhất?

A. BaCl2

B. MgCl2.

C. Ba(NO3)2.

D. NaOH.

Câu 21:

Cho các hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; BaCl2 và Cu(NO3)2; Ba và NaHSO4; NaHCO3 và BaCl2; Al2O3 và Ba. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là

A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 3

Câu 22:

Hỗn hợp X gồm propin và đồng đng A trộn theo tỉ lệ mol 1:1. Cho 0,672 lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng vừa hết với 45 ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3. Công thức cấu tạo của A là:

A. CH  CH

B. CH3 - CH2 - CH2 - C  CH.

C. CH3- CH2- C  CH

D. HC  C - CH2- C  CH.

Câu 23:

Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam axit hữu cơ mạch hở thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. X là:

A. axit axetic

B. axit propionic

C. axit oxalic

D. axit malonic.

Câu 24:

Cho m gam chất béo tạo bởi axit panmitic và axit oleic tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch X chứa 129 gam hỗn hợp 2 muối. Biết 1/2 dung dịch X làm mất màu vừa đủ 0,075 mol Br2 trong CCl4. Giá trị của m là

A. 64,35 gam

B. 124,80 gam

C. 128,70 gam

D. 132,90 gam

Câu 25:

Đ xà phòng hoá hoàn toàn 3,28 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 4,1 gam muối của một axit cacboxylic và 1,8 gam hỗn hợp 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức của 2 este là

A. HCOOCH3, HCOOC2H5 

B. C2H5COOCH3, C2H5COOC2H5

C. CH3COOC2H5 , CH3COOC3H7

D. CH3COOCH3, CH3COOC2H5

Câu 26:

Phản ứng: CO2 + H2 CO + H2O  xảy ra ở 840°C. Biết nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là [CO2] = 0,2M; [H2] = 0,5M; [CO] = [H2O] = 0,3M. Hằng số cân bằng K là

A. 0,3

B. 0,6

C. 0,9

D. 1,2.

Câu 27:

Cho 0,01 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M. Lấy toàn bộ sản phẩm tạo ra cho tác dụng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 2,835 gam chất rắn. X là

A. valin.

B. lysin

C. axit glutamic

D. tyrosin

Câu 28:

Đốt cháy hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm RCOOH, C2H3COOH, và (COOH)2 thu được m gam H2O và 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 25,3 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2. Giá trị của m là

A. 7,2 gam

B. 8,1 gam

C. 9,0 gam

D. 10,8 gam

Câu 29:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ

B. Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên

C. Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của metylamin

D. Chất béo còn được gọi là triglixerit hoặc triaxylglixerol

Câu 30:

Dung dịch X gồm các ion: Na+ (0,1M); Mg2+ (0,05M); Cl- (0,06M) và SO42-. Nồng độ ion SO42-  trong dung dịch là

A. 0,14M

B. 0,05M

C. 0,07M

D. 0,06M

Câu 31:

Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 70,5 gam

B. 108,9 gam

C. 151,5 gam

D. 179,4 gam

Câu 32:

Cho hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 6,72 gam Fe vào 600 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 32,4 gam

B. 54 gam

C. 59,4 gam

D. 64,8 gam

Câu 33:

Một hỗn hợp khí X gồm 3 oxit của nitơ là NO, NO2 và NxOy. Biết phần trăm thể tích của các oxit trong X là: %VNO = 45%, %VNO2=15%, %VNxOy=40%, còn phn trăm theo khối lượng NO trong hỗn hợp là 23,6%. Công thức của NxOy  

A. NO

B. N2O.

C. NO2.

D. N2O4

Câu 34:

Làm thí nghiệm như hình vẽ:

Hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm (2) là

A. Có kết tủa vàng

B. Có kết tủa trắng

C. Không có hiện tượng gì

D. Có bọt khí

Câu 35:

Dung dịch X được tạo ra từ 2 muối gồm có các ion Al3+, Fe2+, SO42-, Cl-. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 6,46 gam kết tủa. Phần 2 đem tác dung với dung dich NH3 dư thu lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 2,11 gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong X có th

A. 3,475 gam

B. 5,96 gam

C. 8,75 gam

D. 17,5 gam

Câu 36:

Cho m gam hỗn hợp M gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam M thu được 4,095 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.6,0

B.6,5.

C.7,0

D.7,5

Câu 37:

Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol Y. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 170°C (H = 100%) thu được 0,015 mol anken Z (là chất khí ở điều kiện thường). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng CaO dư thấy khối lượng bình tăng 7,75 gam. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Phần trăm các chất trong X là 49,5% và 50,5%.

B. Công thức chất có khối lượng phân tử lớn hơn trong X là C4H8O2

C. Tổng khối lượng của hai chất trong X là 164

D. Trong X có 3 đồng phân cấu tạo

Câu 38:

Cho m gam CuSO4.5H2O vào 250 ml dung dịch NaCl 1,2M thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp trong thời gian 5250 giây, thu được dung dịch Y và 4,032 lít khí thoát ra ở anot. Nếu thời gian điện phân là 9450 giây, thì tổng thể tích khí thoát ra ở hai điện cực là 6,272 lít. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy khối lượng thanh Mg tăng a gam. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị m và a lần lượt là

A. 90,5 gam và 4,64 gam

B. 90,0 gam và 6,08 gam

C. 90,5 gam và 6,08 gam

D. 90,0 gam và 4,46 gam.

Câu 39:

Dung dịch X gồm NaOH x (mol/1) và Ba(OH)2 y (mol/1) và dung dịch Y gồm NaOH y (mol/l) và Ba(OH)2 x (mol/1). Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y ln lượt là

A. 0,1 và 0,075 mol

B. 0,05 và 0,1 mol

C. 0,075 và 0,1 mol

D. 0,1 và 0,05 mol

Câu 40:

Hỗn hợp A gồm các khí CO, CO2 và H2 được tạo ra do hơi nước tác dụng với than nóng đỏ ở nhiệt độ cao. Cho V lít hỗn hợp A (đktc) tác dụng hoàn toàn với ZnO lượng dư, đun nóng thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí hơi K. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HNO3 đậm đặc thì thu được 8,8 lít khí NO2 duy nhất (đo ở 27,3°C; 1,4 atm). Biết các phản ứng tạo hỗn hợp A có hiệu suất 80% và than gồm cacbon có lẫn 4% tạp chất trơ, khối lượng than đã dùng để tạo được V lít hỗn hợp A (đktc) là

A. 1,152 gam

B. 1,25 gam

C. 1,8 gam

D. 1,953 gam