Đề Ôn thi THPTQG 2019 Hóa Học cơ bản, nâng cao có lời giải chi tiết (P4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hòa tan hết hỗn hợp gồm Na và Al vào 500 ml dung dịch NaOH 0,4M thu được 12,096 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.

A. 23,40 gam

B. 21,06 gam

C. 34,32 gam

D. 24,96 gam

Câu 2:

Thí nghiệm nào sau đây thu được kim loại?

A. Cho Na vào dung dịch CuSO4.

B. Cho bột Fe vào dung dịch Fe(NO3)3 dư.

C. Đốt cháy Ag2S trong oxi dư.

D. Cho hỗn hợp gồm Fe2O3 và Cu có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch HCl loãng dư.

Câu 3:

Cho các phương trình ion rút gọn sau:

(1) 3Cu + 8H+2NO3-→ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

(2) Cu + 2H+ + O2→ Cu2+ + H2O

(3) 6Cl- + Cr2O72-+ 14H+→ 2Cr3+ + 3Cl2 + 7H2O

(4) Fe + 2H+→ Fe2+ + H2

(5) 5Fe2+ +MnO4-+ 8H+→ 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

(6) MnO2 + 4H+ + 2Cl-→ Mn2+ + Cl2 + 2H2O

Số phương trình mà trong đó H+ đóng vai trò là chất môi trường là.

 

 

A. 5

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 4:

Hòa tan hết hỗn hợp chứa a gam CuO và x gam một oxit sắt trong dung dịch chứa 0,72 mol H2SO4 thu được 0,06 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa 2 chất tan. Biết rằng a < x. Tổng giá trị của a và x là.

A. 37,44 gam

B. 47,04 gam

C. 28,80 gam

D. 45,12 gam

Câu 5:

Cho chuỗi phản ứng sau:

(1) X + Na2CO3 + H2O → Na2SO4 + Y + Z

(2) Y + Na[Al(OH)4] → Z + NaHCO3

Biết rằng khi cho X vào dung dịch BaCl2 không thấy phản ứng hóa học xảy ra. Các chất X, Y, Z lần lượt là.

A. Al(NO3)3; Al(OH)3; CO2

B. Al2(SO4)3; CO2, Al(OH)3

C. Al2(CO3)3; CO2; Al(OH)3

D. AlCl3; CO2; Al(OH)3

Câu 6:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

(2) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư).

(3) Cho Ba vào dung dịch ZnSO4 (dư).

(4) Cho AgNO3 vào dung dịch H3PO4.

(5) Đun nóng nước cứng tạm thời.

(6) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch chứa NaCl và NaF.

(7) Dẫn NH3đến dư vào dung dịch chứa AlCl3 và CuCl2.

(8) Cho CaCl2 vào dung dịch chứa Na2HPO4 và NaH2PO4.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được 2 loại kết tủa là.

A. 5

B. 4

C. 6

D. 7

Câu 7:

Tiến hành điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và 0,12 mol KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp trong thời gian t giây thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí thoát ra ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng thể tích khí thu được ở cả 2 cực là 3,36 lít. Cho m gam bột Fe vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và 0,75m gam hỗn hợp rắn. Các khí đo ở đktc. Nhận định nào sau đây là đúng?

AGiá trị của m là 4,16 gam.

BSố mol Cu(NO3)2 trong dung dịch X là 0,16 mol.

C. Số mol của O2 thoát ra ở anot trong thời gian 2t giây là 0,08 mol.

D. Giá trị m không thỏa so với yêu cầu đề bài.

Câu 8:

A, B là hai kim loại có hóa trị tương ứng 2, 3. Cho m gam hỗn hợp X chứa A, B vào dung dịch HNO3 loăng dư thu được dung dịch Y chứa (7m + 1,32) gam muối và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với He bằng 9,6. Mặt khác đốt cháy m gam X với khí clo dư thu được (m + 21,3) gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. A, B là 2 kim loại nào sau đây?.

A. Mg và Al

B. Zn và Fe

C. Zn và Cr

D. Cu và Cr

Câu 9:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho bột Fe tiếp xúc khí Cl2.

(2) Cho bột Al tiếp xúc với hơi brom.

(3) Cho bột lưu huỳnh tiếp xúc với thủy ngkn.

(4) Dẫn khí axetilen vào dung dịch KMnO4/H2SO4.

(5) Sục khí F2 vào nước cất.

(6) Cho metyl axetat vào dung dịch NaOH.

(7) Dẫn khí F2 vào ống sứ chứa Li.

(8) Sục khí H2 vào bình chứa sẵn N2 và một ít bột Fe. Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường là.

A. 5

B. 4

C. 3

D. 6

Câu 10:

Cho các phản ứng sau:

 

(1) P + O2 → (t0)

 

(2) KClO3 → (MnO2 , to)

 

(3) NH3 + O2 → (Pt, 800 C0)

 

(4) CO2 + K2SiO3 + H2O →

 

(5) (NH4)2CO + HCl →

 

(6) F2 + NaOH →

 

(7) KI + O3 + H2O →

 

(8) P + CrO3 →

 

Số phản ứng tạo ra khí là.

A. 4

B. 6

C. 5

D. 7

Câu 11:

Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,74 mol NaOH vào dung dịch chứa x mol H2SO4 và y mol AlCl3. Quá trình phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị x, y lần lượt là.

A. 0,25 và 0,145

B. 0,125 và 0,290

C. 0,25 và 0,290

D. 0,125 và 0,145

Câu 12:

Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 25,6 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO đun nóng, khí thoát ra khỏi ống sứ hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Rắn còn lại trong ống sứ cho vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 73,12 gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là.

A. 94,56 gam

B. 86,68 gam

C. 88,65 gam

D. 90,62 gam

Câu 13:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phkn ở cả 2 cực thì dừng điện phân, ở anot thu được 2,016 lít khí (đktc). Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 6,12 gam Al2O3. Giá trị m là.

A15,33 gam

B16,50 gam

C13,73 gam

D19,93 gam

Câu 14:

Cho 19,52 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào 400 ml dung dịch HCl 1,2M thu được X chứa 7,68 gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Giá trị m là.

A. 81,84 gam

B. 68,88 gam

C. 77,52 gam

D. 79,68 gam

Câu 15:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

 

(1) Cho dung dịch K2CO3 vào dung dịch Al2(SO4)3.

 

(2) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

 

(3) Cho Al2S3 vào dung dịch NaOH dư.

 

(4) Cho Ca(OH)2 vào dung dịch axit oxalic.

 

(5) Cho bột Al vào dung dịch Fe2(SO4)3 (dư).

 

(6) Thổi CO2đến dư vào dung dịch Na2SiO3.

 

(7) Sục SO2 vào dung dịch Br2.

 

(8) Dẫn CH3NH2 vào dung dịch CuCl2.

 

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là.

A. 6

B. 3

C. 5

D. 4

Câu 16:

Cho các phản ứng sau:

(1) FeCO3 + HCl → khí X1

(2) KClO3→ khí X2

(3) MnO2 + HCl → khí X3

(4) NH4Cl + Na[Al(OH)4] → khí X4

(5) NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) → khí X5

(6) ZnS + HCl → khí X6

(7) Cu + HNO3 (đặc) → khí X7 

(8) CaC2 + H2O → khí X8

Số khí khi cho tác dụng với dung dịch NaOH có khả năng tạo ra 2 muối là.

A. 5

B. 4

C. 3

D. 6

Câu 17:

Cho 20,32 gam muối FeCl2 vào 600 ml dung dịch AgNO3 0,8M thu được lượng kết tủa là.

A. 63,20 gam

B. 80,48 gam

C. 45,92 gam

D. 54,88 gam

Câu 18:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4].

(2) Thổi khí CO2đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.

(3) Cho HCHO vào dung dịch AgNO3 trong NH3đun nóng.

(4) Sục khí Cl2đến dư vào dung dịch KI.

(5) Cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch K[Al(OH)4].

(6) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.

(7) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.

(8) Thổi khí CO2đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].

Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp thu được kết tủa là.

A. 5

B. 8

C. 6

D. 7

Câu 19:

Đốt cháy hỗn hợp gồm 10,08 gam Fe và 3,6 gam Mg với hỗn hợp khí X gồm Cl2O2 thu được 33,28 gam hỗn hợp Y chứa oxit và muối (không thấy khí bay ra). Ḥa tan Y với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được 119,12 gam kết tủa. Phần trăm số mol của Cl2 trong hỗn hợp khí là.

A. 80%

B. 50%

C. 60%

D. 75%

Câu 20:

Cho các phản ứng sau

(1) CO (dư) + Fe2O3 → (to)

 

(2) C + H2O (hơi) → (to)

 

(3) Na2S + FeCl3 →

 

(4) Ba(OH)2 dư + Al2(SO4)3 →

 

5) Mg + CO2 → (to)

 

(6) CH3NH2 + HNO2 → (0-5 độ C)

 

(7) NH4Cl + NaNO2 → (to)

 

(8) Mg + FeCl3 (dư) →

 

Sau khi kết thúc phản ứng, số phản ứng tạo ra đơn chất là.

A. 5

B. 4

C. 7

D. 6

Câu 21:

Cho các chất riêng biệt: Fe(NO3)2; NaI; K2SO3; Fe3O4; H2S; FeCO3; NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là.

A. 6

B. 7

C. 5

D. 4

Câu 22:

Phản ứng nào sau đây là sai?

A. CO2 + Na2SiO3 + H2O → NaHCO3 + H2SiO3.

B. SiO2 + NaOH (đặc) →t0  Na2SiO3 + H2O.

C. SiO2 + NaOH (đặc) →t0  Na2SiO3 + H2O.

D. SiO2 + HCl (đặc) →t0    SiCl4 + H2O. 

Câu 23:

Phản ứng nào sau đây là đúng?

A. Al + HNO3 (đặc, nguội) → Al(NO3)3 + N2O + H2O

B. Pb + HCl → PbCl2 + H

C. SiO2 + HCl (đặc) → SiCl4 + H2O

D. Cu + HCl + O2→ CuCl2 + H2

Câu 24:

Cho 10,72 gam hỗn hợp X gồm Cu và Mg vào 70 gam dung dịch H2SO4 77,0%. Kết thúc phản ứng thu được 5,824 lít khí duy nhất (đktc) và 2,24 gam rắn không tan. Mặt khác lấy a mol hỗn hợp X trên tác dụng hết với 180 gam dung dịch HNO3 28% thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 60,8 gam và thấy khí NO thoát ra. Giá trị của a là.

A. 0,35

B. 0,30

C. 0,40

D. 0,36

Câu 25:

Hòa tan hết bột Zn trong 200 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,75M và AgNO3 1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và rắn Y. Nhận định nào sau đây là đúng.

A. Thổi NH3đến dư vào dung dịch X thu được 3 loại kết tủa.

B. Thổi NH3đến dư vào dung dịch X thu được 2 loại kết tủa.

C. Thổi NH3đến dư vào dung dịch X thu được 1 loại kết tủa.

D. Thổi NH3đến dư vào dung dịch X không thu được kết tủa.

Câu 26:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Urê có công thức (NH2)2CO và có hàm lượng đạm cao nhất trong các loại phân đạm.

B. Đạm 1 lá và đạm 2 lá có công thức tương ứng là (NH4)2SO4 và NH4NO3.

C. Đạm 2 lá thích hợp cho những vùng đất bị nhiễm phèn và nhiễm mặn.

D. Amophot là loại phân phức hợp có công thức (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.

Câu 27:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hỗn hợp FeS và Al2S3 tan hết trong dung dịch HCl loãng dư.

B. Phốtpho trắng bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.

C. Dung dịch NaNO3 và H2SO4 ḥa tan được bột Cu.

D. Hỗn hợp gồm CuS và HgS tan hết trong dung dịch HNO3đặc, nóng dư.

Câu 28:

Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Khả năng tan trong nước của các kim loại kiềm tăng dần từ Li đến Cs.

B. Các kim loại kiềm có tính dẫn nhiệt, dẫn điện và có ánh kim.

C. Trong không khí ở điều kiện thường, khả năng oxi hóa các kim loại kiềm giảm dần từ Li đến Cs.

D. Các kim loại kiềm tác dụng được với N2 ngay điều kiện thường.

Câu 29:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu được nhúng vào dung dịch HNO3.

(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.

(3) Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa HCl và CuCl2.

(4) Đốt lá sắt trong hơi Br2.

(5) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 30:

Cho 8,64 gam bột Al vào hỗn hợp chứa FeO và CuO thu được hỗn hợp rắn A. Nung hỗn hợp A trong điều kiện không có không khí một thời gian thu được hỗn hợp rắn B. Chia B làm 2 phần bằng nhau

+ phần 1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít H2 (đktc).

+ phần 2 tác dụng với dung dịch HNO3 loăng dư thu được dung dịch X (kh{ng chứa muối NH4NO3) và hỗn hợp Y gồm  0,08 mol NO và 0,04 mol N2O.

Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối. Giá trị m là.

A. 76,12 gam

B. 72,24 gam

C. 76,45 gam

D. 71,86 gam

Câu 31:

Cho các chất sau: FeS; FeCO3; Fe3O4; Cu2S; CuS. Hòa tan các chất có cùng số mol vào dung dịch H2SO4đặc, nóng dư thu chất tạo ra số mol SO2 lớn nhất là.

A. FeCO3

B. FeS

C. Cu2S

D. CuS

Câu 32:

Thí nghiệm nào sau đây thu được muối Fe3+?

A. Cho Fe2O3 vào dung dịch HI.

B. Đốt bột Fe (dùng dư) với khí Cl2, cho rắn thu được sau phản ứng vào nước cất.

C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch HNO3.

D. Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau phản ứng.

Câu 33:

Phát biểu nào sau đây là sai?

A. SO2được dùng làm chất chống nấm mốc.

B. NH3được dùng để điều chế nguyên liệu cho tên lửa.

C. Dung dịch NaF được dùng làm thuốc chữa răng.

D. O3 là nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu.

Câu 34:

Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch X chứa Fe(NO3)3 và y mol HCl thấy khí NO thoát ra

(sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan. Mối liên hệ x, y là.

A. y = 2,4x

B. y = 2x

C. x = 4,8y

D. y = 4x

Câu 35:

Cho các nhận định sau:

(1) Trong mọi hợp chất, oxi chỉ có mức oxi hóa là -2.

(2) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.

(3) Tính khử của các ion halogen tăng dần theo thứ tự I-, Br-, Cl-, F-.

(4) Bán kinh ion của Na+ lớn hơn bán kính ion của Mg2+.

(5) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

(6) Phản ứng phân hủy bởi nhiệt luôn là phản ứng oxi hóa - khử. Số nhận định đúng là.

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 36:

Hòa tan hết hỗn hợp rắn gồm Fe3O4 và Cu trong dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam hỗn hợp chứa 2 muối. Mặt khác hòa tan hết rắn trên trong 280 gam dung dịch HNO3 36,0% (d ng dư) thu được dung dịch Y. Cho từ từ đến hết 750 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch Y, lọc bỏ kết tủa, cuu cạn dung dịch nước lọc, sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 100,6 gam rắn. Nồng độ C% của Fe(NO3)3 trong dung dịch Y là.

A. 27,82%

B. 28,32%

C. 28,46%

D. 27,54%

Câu 37:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho một miếng Na vào nước thu được khí X.

(2) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn thu được khí Y.

(3) Nhiệt phân KMnO4 thu được khí Z.

Trộn X, Y, Z với tỉ lệ thể tích tương ứng là 3 : 1 : 1 vào bình kín, sau đó nâng nhiệt độ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, ngưng tụ hỗn hợp khí sau phản ứng thu được dung dịch T.  Nhận định nào sau đây là sai?

A. Dung dịch T làm quỳ tím hóa đỏ.

B. Dung dịch T có thể hòa tan được hỗn hợp Fe2O3 và Cu.

C. Cho dung dịch natri phenolat vào dung dịch T thấy dung dịch phân lớp.

D. Cho dung dịch phenylamoni clorua vào dung dịch T thấy dung dịch phân lớp