Đề ôn thi THPTQG 2019 môn Lịch Sử có lời giải chi tiết đề 5

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Từ tháng 02/1917 đến đầu tháng 10/1917, phương pháp đấu tranh của Đảng Bôn-sê-vích là gì?

A. Đấu tranh hòa bình.

B. Khởi nghĩa vũ trang.

C. Đấu tranh nghị trường.

D. Kết hợp đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị.

Câu 2:

Vì sao Mĩ không thể xác lập trật tự thế giới "đơn cực"?

A. Sự cản trở của nước Nga.

B. Kinh tế Mĩ ngày càng suy giảm.

C. Sự sa lầy của Mĩ ở nhiều nơi trên thế giới.

D. Sự vươn lên của các cường quốc.

Câu 3:

Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng đất nước?

A. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.

B. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.

C. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.

D. Lãnh thổ lớn và tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 4:

Cao trào bãi công của công nhân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ vào đầu năm 1947 mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa nào sau đây?

A. Cuộc bãi công ở Carasi.

B. Cuộc bãi công của 40 vạn công nhân ở Cancutta.

C. Cuộc bãi công ở NiuĐêli.

D. Cuộc bãi công ở Mađrát.

Câu 5:

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh đã khiến khu vực này được mệnh danh là gì?

A. Đại lục trỗi dậy.

B. Lục địa bão táp.

C. Lục địa mới trỗi dậy.

D. Lục địa bùng cháy.

Câu 6:

Lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ là giai cấp nào?

A. Giai cấp vô sản

B. Liên minh công nhân và nông dân

C. Liên minh giai cấp vô sản và tư sản

D. Giai cấp tư sản dân tộc

Câu 7:

Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc và đường lối đổi mới ở Việt Nam có điểm giống nhau nào dưới đây?

A. Lấy cải tổ về chính trị - tư tưởng làm trọng tâm.

B. Thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự do điều tiết.

C. Rập khuôn theo công cuộc cải tổ của Liên Xô.

D. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Câu 8:

Giai đoạn 1950 - 1973, chủ nghĩa thực dân cũ của các đế quốc nào đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới?

A. Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

B. Anh, Pháp và Bồ Đào Nha.

C. Anh, Pháp và Hà Lan.

D. Mĩ và Tây Ban Nha.

Câu 9:

Sự kiện nào ở Tây Âu đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu ở châu Âu giữa hai cực Mĩ và Liên Xô?

A. Mĩ lôi kéo hàng loạt các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

B. Sự ra đời của Cộng hòa Liên bang Đức (9 - 1949).

C. Mĩ ban hành kế hoạch Mác - san.

D. Sự trở lại thống trị của các nước Tây Âu ở hệ thống thuộc địa trước chiến tranh.

Câu 10:

Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, các nước đã điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào

A. phát triển lĩnh vực phần mềm.

B. phát triển vũ khí hạt nhân.

C. phát triển văn hóa.

D. phát triển kinh tế.

Câu 11:

Đặc điểm của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thứ giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là

A. có sự đối đầu căng thẳng, mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

B. các nước thắng trận xác lập vai trò lãnh đạo thế giới.

C. diến ra sự đối đầu quyết liệt giữa các nước đế quốc lớn.

D. có sự phân tuyến triệt để, mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 12:

Hành động nào Mĩ đã tạo ra sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu và Đông Âu?

A. Lôi kéo Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập NATO.

B. Đưa ra học thuyết Truman.

C. Thành lập khối NATO.

D. Đề ra kế hoạch Macsan.

Câu 13:

Vì sao âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của Pháp thất bại?

A. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta.

B. Nhà Thanh giúp đỡ ta đánh Pháp.

C. Pháp không đủ quân.

D. Pháp quá nôn nóng.

Câu 14:

Pháp dựa vào cớ gì để đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai?

A. Phong trào chống Pháp ở Bắc kì tiếp tục phát triển.

B. Triều đình Huế vi phạm điều ước 1874.

C. Triều đình giam giữ và giết hại một số giáo sĩ người Pháp ở Hà Nội.

D. Triều đình không cho Pháp buôn bán tại Hải Phòng, Hà Nội.

Câu 15:

Ai là thương nhân người Việt nổi tiếng với ngành kinh doanh xe hơi trong thời gian này?

A. Phạm Văn Phi.

B. Nguyễn Hữu Thu.

C. Bạch Thái Bưởi.

D. Lê Văn Phúc.

Câu 16:

Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội; cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân; cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên có điểm chung là

A. được một vị vua nhà Nguyễn làm lãnh tụ tinh thần.

B. lực lượng chính là binh lính.

C. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.

D. các cuộc khởi nghĩa vũ trang.

Câu 17:

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, sự kiện lịch sử thế giới nào dưới đây có tác động mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam ?

A. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

B. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở châu Phi và châu Mĩ.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

Câu 18:

Hoạt động vũ trang nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân đảng trong suốt thời kì hoạt động với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc là

A. tuyên truyền vận động nhân dân đấu tranh chống Pháp.

B. tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 – 1930).

C. lãnh đạo cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8 – 1925).

D. chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tiến tới thành lập nhà nước tư sản.

Câu 19:

Các yếu nhân trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng gồm:

A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Phan Long.

B. Nguyễn Thái Học, Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu, Phó Đức Chính.

C. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Đình Kiên.

D. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.

Câu 20:

Con đường mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho dân tộc Việt Nam là con đường theo khuynh hướng cách mạng nào?

A. Cách mạng dân chủ nhân dân.

B. Cách mạng dân chủ tư sản.

C. Cách mạng vô sản.

D. Quân chủ lập hiến.

Câu 21:

Chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã nhận định kẻ thù duy nhất và trước mắt của nhân dân Việt Nam

A. Trung Hoa Dân quốc.

B. phản động thuộc địa.

C. thực dân Pháp.

D. phát xít Nhật.

Câu 22:

Nhận định chung về kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1936 - 1939 là gì?

A. Phục hồi và phát triển.

B. Suy giảm nghiêm trọng.

C. Không có chút biến động.

D. Có sự giảm sút nhưng không đáng kể.

Câu 23:

Đội Việt Nam giải phóng quân ra đời là sự kết hợp của các tổ chức nào?

A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.

B. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Ba tơ.

C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân.

D. Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên.

Câu 24:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương VI (11 - 1939) đã chủ trương thay khẩu hiệu "Cách mạng ruộng đất" bằng khẩu hiệu gì?

A. Tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ phản bội chống tô cao, lãi nặng.

B. Thực hiện cải cách ruộng đất, triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức.

C. Lấy ruộng đất của địa chủ và Việt gian phản động đem chia đều cho nông dân, thực hiện triệt để khẩu hiệu "Người cày có ruộng".

D. Thực hiện bình quân điền địa, tiến hành giảm tô, giảm tức.

Câu 25:

Điều gì chứng tỏ rằng: Từ tháng 9 - 1930 trở đi phong trào cách mạng 1930 - 1931 dần dần đạt tới đỉnh cao?

A. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để.

B. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.

C. Đã thực hiện liên minh công - nông vững chắc.

D. Phong trào diễn ra trong khắp cả nước.

Câu 26:

Luận cương Chính trị tháng 10 năm 1930 còn hạn chế về vấn đề gì?

A. Xác định mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

B. Nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến.

C. Nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

D. Coi trọng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Câu 27:

So với thời kì 1930 - 1931, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thời kì 1936 - 1939 có điểm khác là

A. chống chế độ phản động ở thuộc địa và tay sai.

B. chống chế độ phản động ở thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

C. chống đế quốc và bọn tay sai phản động.

D. chống đế quốc, chống phong kiến.

Câu 28:

Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị, ở thành phố nào ta kìm chân địch trong thời gian lâu nhất?

A. Hải Phòng, Đà Nẵng.

B. Hà Nội.

C. Hải Phòng, Huế, Nam Định.

D. Vinh.

Câu 29:

Đại hội nào của Đảng đã góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi?

A. Đại hội Đảng lần thứ I.

B. Đại hội Đảng lần thứ II.

C. Đại hội Đảng lần thứ IV.

D. Đại hội Đảng lần thứ III.

Câu 30:

Vì sao vào cuối năm 1946, Đảng phát động Toàn quốc kháng chiến?

A. Do sự hiểu lầm giữa ta và Pháp.

B. Do dã tâm của Pháp muốn xâm lược nước ta một lần nữa.

C. Do ta đã chuẩn bị đầy đủ mọi mặt để kháng chiến.

D. Do Đảng nhận định cần phải có chiến thắng về quân sự mới kết thúc chiến tranh.

Câu 31:

So với kế hoạch Rơve (1949) thì kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) được xem là

A. một bước tiến trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.

B. sự thỏa hiệp của Pháp và Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.

C. sự bế tắc của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.

D. một bước lùi trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương.

Câu 32:

Nội dung nào sau đây chứng tỏ Đại hội lần II đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

A. Khẳng định vẫn tiếp tục đường lối lãnh đạo của Đảng.

B. Đưa Đảng ta ra hoạt động công khai và đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam.

C. Thông qua báo cáo Bàn về cách mạng của đồng chí Trường Chinh.

D. Đảng ta đã ra hoạt động công khai.

Câu 33:

Hiến pháp thứ 2 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được công bố ngày tháng năm nào ?

A. 2/1/1961.

B. 1/1/1960.

C. 11/1/1959.

D. 5/9/1960.

Câu 34:

Nguyên nhân chủ yếu ta khi mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là gì?

A. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược ở thế giới đang lên cao.

B. Tình hình kinh tế chính trị, xã hội Mĩ gặp nhiều khó khăn.

C. So sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô.

D. Tinh thần chiến đấu của lính Mĩ giảm sút.

Câu 35:

Nội dung nào dưới đây không phải lí do để Đảng và Chính phủ quyết định "Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất" ?

A. Mở rộng hơn nữa mặt trận dân tộc thống nhất.

B. Củng cố khối liên minh công – nông.

C. Tiến tới xây dựng chính quyền do nông dân làm chủ sau cải cách ruộng đất.

D. Triệt để xóa bở sự bóc lột của địa chủ phong kiến với nông dân, thực hiện khẩu hiện "người cày có ruộng".

Câu 36:

Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng đường hàng không trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 nhằm mục đích gì dưới đây?

A. Giành lại ưu thế tuyệt đối trên chiến trường, buộc ta phải thuận theo sự sắp đặt của Mĩ.

B. Kết thúc chiến tranh.

C. Giành một thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký một hiệp định có lợi cho Mĩ.

D. Buộc ta thất bại và đầu hàng chúng.

Câu 37:

Tháng 1/1961, tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam đã được thành lập với tên gọi là gì?

A. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam.

B. Trung ương cục miền Nam.

C. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

D. Xứ ủy Nam Kỳ.

Câu 38:

Tình hình nhiệm vụ của miền Bắc thời kì 1973-1975 có gì khác trước?

A. Khôi phục phát triển kinh tế văn hóa.

B. Tiếp tục chi viện cho miền Nam và chiến trường Lào, Campuchia.

C. Không làm nhiệm vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ.

D. Khắc phục hậu quả chiến tranh.

Câu 39:

Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng miền Nam?

A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. Là điều kiện để Bộ chính trị quyết định giải phóng miền Nam trong năm 1975 và 1976.

C. Đưa cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược.

D. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn.

Câu 40:

Nguyên nhân quyết định thắng lợi bước đầu của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta là

A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo.

B. hoàn cảnh quốc tế vô cùng thuận lợi, sự giúp đỡ to lớn của bạn bè thế giới.

C. tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ba nước Đông Dương.

D. tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo của nhân dân Việt Nam.