Đề số 1 Pháp luật với sự phát triển của công dân

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại

A. sự  phát triển toàn diện của công dân.

B. sự công bằng, bình đẳng.

C. cơ hội việc làm.

D. cơ hôi được trải nghiệm.

Câu 2:

Học tập, sáng tạo và phát triển của là quyền

A. cơ bản của công dân.

B. tự do của công dân.

C. quyết định của công dân.

D. quan trọng của công dân.

Câu 3:

Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình là nội dung

A. quyền được phát triển của công dân.

B. quyền được sáng tạo của công dân.

C. quyền được tự do của công dân.

D. quyền học tập của công dân.

Câu 4:

Công dân có quyền học tập không hạn chế là thể hiện nội dung của 

A. quyền được phát triển của công dân.

B. quyền sáng tạo của công dân.

C. quyền tự do của công dân.

D. quyền học tập của công dân.

Câu 5:

Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời là thể hiện nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền được phát triển của công dân.

B. Quyền sáng tạo của công dân.

C. Quyền tự do của công dân.

D. Quyền học tập của công dân.

Câu 6:

Công dân có quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện nội dung của quyền nào dưới đây?

A. Quyền được phát triển của công dân.

B. Quyền sáng tạo của công dân.

C. Quyền tự do của công dân.

D. Quyền học tập của công dân.

Câu 7:

Mọi công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với

A. năng khiếu, khả năng, điều kiện yêu cầu của mình.

B. điều kiện, sở thích, đam mê, yêu cầu của xã hội.

C. năng khiếu, khả năng, sở thích, điều kiện của mình.

D. sự yêu thích, say mê, ước mơ, điều kiện của mình.

Câu 8:

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình đều bình đẳng về cơ hội học tập là nói tới yếu tố nào sau đây của quyền học tập?

A. Nội dung.

B. Mục đích.

C. Ý nghĩa.

D. Yêu cầu.

Câu 9:

Công dân có quyền học từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện

A. quyền học tập thường xuyên, học suốt đời.

B. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào.

D. quyền học không hạn chế.

Câu 10:

Công dân có thể học bác sĩ, kĩ sư, học sư phạm, học khoa học tự nhiên, hoặc khoa học xã hội là thể hiện công dân

A. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào.

D. quyền học không hạn chế.

Câu 11:

Công dân có thể học hệ chính quy, hệ giáo dục thường xuyên, hệ tại chức, hệ từ xa, học ở các trường chuyên biệt là thể hiện công dân

A. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào.

D. có quyền học không hạn chế.

Câu 12:

Trong học tập công dân không bị phân biệt đối xử bởi dân tộc, thành phần, tôn giáo và địa vị xã hội là thể hiện

A. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

C. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

D. quyền học không hạn chế.

Câu 13:

Pháp luật quy định công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau, phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện

A. quyền học không hạn chế của công dân.

B. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.

C. quyền học thường xuyên, học suốt đời của công dân.

D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.

Câu 14:

Pháp luật quy định công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện

A. quyền học không hạn chế của công dân.

B. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.

C. quyền học thường xuyên, học suốt đời của công dân.

D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.

Câu 15:

Quyền học không hạn chế của công dân có nghĩa là

A. công dân có thể học từ mầm non đến đại học, sau đại học.

B. công dân có thể học ở hệ chính quy, hệ từ xa, tại chức, ở các trường chuyên biệt.

C. công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, thành phần trong học tập.

D. công dân có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực để học.

Câu 16:

Quyền học thường xuyên suốt đời của công dân có nghĩa là

A. công dân có thể học từ mầm non đến đại học, sau đại học.

B. công dân có thể học ở hệ chính quy, hệ từ xa, tại chức, ở các trường chuyên biệt.

C. công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, thành phần trong học tập.

D. công dân có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực để học

Câu 17:

Quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân có nghĩa là

A. công dân có thể học từ mầm non đến đại học, sau đại học.

B. công dân có thể học ở hệ chính quy, hệ từ xa, tại chức, ở các trường chuyên biệt.

C. công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, thành phần trong học tập.

D. công dân có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực để học.

Câu 18:

Quyền được đối xử bình đẳng trong học tập của công dân có nghĩa là

A. công dân có thể học từ mầm non đến đại học, sau đại học.

B. công dân có thể học ở hệ chính quy, hệ từ xa, tại chức, ở các trường chuyên biệt.

C. công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, thành phần trong học tập.

D. công dân có thể lựa chọn các ngành nghề phù hợp với sở thích, năng lực để học.

Câu 19:

Quyền học không hạn chế của công dân có nghĩa là công dân có quyền

A. học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

B. học ở bất cứ trường nào mà không qua thi tuyển.

C. học ở mọi lúc, mọi nơi.

D. học bất cứ ngành nghề nào.

Câu 20:

Pháp luật quy định thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm 

A. tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

B. tạo điều kiện để ai cũng được phát triển.

C. tạo điều kiện để ai cũng được sáng tạo.

D. tạo điều kiện để ai cũng được nghiên cứu khoa học.

Câu 21:

Nội dung cơ bản của quyền học tập của công dân là mọi công dân đều 

A. được tuyển chọn vào các trường đại học.

B. phải đóng học phí.

C. được học ở các trường chất lượng cao.

D. có quyền học tập từ thấp đến cao.

Câu 22:

Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện

A. công bằng xã hội trong giáo dục.

B. nhu cầu trong giáo dục.

C. định hướng đổi mới giáo dục.

D. chủ trương phát triển giáo dục.

Câu 23:

Để thể hiện tốt nghĩa vụ học tập, việc làm nào dưới đây là đúng đắn nhất?

A. Chỉ học khi có bài kiểm tra.

B. Chỉ học khi bố mẹ treo giải thưởng.

C. Học tập theo kế hoạch và có phương pháp tốt.

D. Vừa học vừa thưởng thức ca nhạc và phim ảnh.

Câu 24:

Phát biểu nào sau đây sai về quyền học tập của công dân?

A. Công dân co quyền học thường xuyên.

B. Công dân có thể học khoa học tự nhiên.

C. Công dân có thể học thường xuyên suốt đời.

D. Người tàn tật không được đi học.

Câu 25:

Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. Công dân có quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

C. Công dân có quyền học bất cứ nghành nghề nào phù hợp với năng khiếu.

D. Công dân có thể học bất cứ trường đại học nào theo sở thích.

Câu 26:

Nội dung nào sau đây không đúng với quyền học tập của công dân?

A. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Công dân được đối xử như nhau về cơ hội phát triển.

C. Công dân được đối xử bình đẳng về phát triển khả năng.

D. Công dân được khuyến khích bồi dưỡng tài năng.

Câu 27:

Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là quyền này của công dân không bị phân biệt đối xử bởi

A. dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội.

B. dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình.

C. dân tộc, tôn giáo, thành phần, giới tính, địa vị xã hội.

D. dân tộc, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế.

Câu 28:

Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân?

A. Quyền học tập không hạn chế.

B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.

D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.

Câu 29:

Trong kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018 bạn A đã lựa chọn đăng ký xét tuyển vào ngành kế toán Học viện Ngân hàng vì đã từ lâu A mơ ước trở thành kế toán. Việc làm này thể hiện nội dung nào trong thực hiện quyền học tập của A?

A. Học không hạn chế.

B. Học bất cứ ngành nghề nào.

C. Học thường xuyên, học suốt đời.

D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 30:

Là một học sinh lớp 12 nhưng H thường xuyên nghỉ học, bỏ giờ, không học bài trước khi đến lớp. Việc làm này của H chưa thể hiện trách nhiệm trong thực hiện quyền nào của công dân?

A. Học tập.

B. Được phát triển.

C. Sáng tạo.

D. Tự do.

Câu 31:

Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?

A. Học thường xuyên, học suốt đời.

B. Quyền kết hợp lao động và học tập.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền được sáng tạo trong lao động và học tập.

Câu 32:

Bạn K tìm ra phương pháp giải toán mới khác với cách giải của thầy giáo. Theo em, bạn K đã thực hiện tốt quyền nào dưới đây của công dân?

A. Học tập.

B. Sáng tạo.

C. Phát triển.

D. Sáng chế.

Câu 33:

Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về

A. điều kiện học chăm sóc về thể chất.

B. điều kiện học tập không hạn chế.

C. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa.

D. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa.

Câu 34:

Để con được vào trường chuyên của tỉnh, ông bà U, V đã đưa cho chị T 20 triệu đồng để chị T nhờ ông S chạy điểm. Anh X là người yêu của chị T biết chuyện đã nhắn tin đe dọa ông U và buộc ông U phải chi 50 triệu đồng để giữ im lặng. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền học tập của công dân?

A. Ông U, bà V.

B. Chị T, ông S.

C. Ông U, bà V, anh X, chị T, ông S.

D. Ông U, bà V, chị T, ông S.

Câu 35:

Công dân có quyền được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển

A. kỹ năng.

B. trí tuệ.

C. tư duy.

D. tài năng.

Câu 36:

Công dân được vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học tập.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền phát triển.

D. Quyền tham gia.

Câu 37:

Những người có tài được tạo điều kiện để làm việc và cống hiến cho đất nước là nội dung của quyền nào sau đây?

A. Quyền học tập.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền phát triển.

D. Quyền tham gia.

Câu 38:

Những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp. Đây là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

A. Sáng tạo.

B. Học tập.

C. Được phát triển.

D. Thu hút nhân tài.

Câu 39:

Những người học giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học. Đây là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

A. Sáng tạo.

B. Học tập.

C. Được phát triển.

D. Thu hút nhân tài.

Câu 40:

Công dân có quyền hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện. Đây là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

A. Sáng tạo.

B. Học tập.

C. Được phát triển.

D. Thu hút nhân tài.

Câu 41:

Để phát triển về thể chất, công dân còn quyền được hưởng sự chăm sóc y tế. Đây là nội dung thuộc quyền nào dưới đây của công dân?

A. Sáng tạo.

B. Học tập.

C. Được phát triển.

D. Thu hút nhân tài.