Đề số 1 ( Quyền bình đẳng giữa các dân tộc , tôn giáo bình đẳng giữa các dân tộc)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ là quyền bình đẳng giữa các

A. cá nhân.

B. tổ chức.

C. tôn giáo.

D. dân tộc.

Câu 2:

Nguyên tắc tôn trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là

A. các bên cùng có lợi.

B. bình đẳng.

C. đoàn kết giữa các dân tộc.

D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.

Câu 3:

Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.

B. văn hóa.

C. chính trị.

D. xã hội.

Câu 4:

Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Bình đẳng về văn hóa.

B. Bình đẳng về giáo dục.

C. Bình đẳng về ngôn ngữ.

D. Bình đẳng giữa các dân tộc.

Câu 5:

Công dân được tham gia vào quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận góp ý các vấn đề chung của đất nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.

B. văn hóa.

C. chính trị.

D. xã hội.

Câu 6:

Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được tham gia bầu cử, ứng cử là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.

B. văn hóa.

C. chính trị.

D. xã hội.

Câu 7:

Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thế hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.

B. văn hóa.

C. chính trị.

D. xã hội.

Câu 8:

Các dân tộc được bình đẳng hưởng thụ một nền giáo dục, tạo điều kiện để các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.

B. văn hóa.

C. chính trị.

D. giáo dục.

Câu 9:

Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán, văn hoá tốt đẹp, văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.

B. văn hóa.

C. chính trị.

D. phong tục.

Câu 10:

Cùng với tiếng phổ thông, các dân tộc thiểu số đối với tiếng nói chữ viết của mình thì

A. không được dùng.

B. tùy lúc mà được dùng.

C. có quyền dùng.

D. phải xin phép mới được dùng.

Câu 11:

Một trong các nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là, các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

A. đều có số đại biểu bằng nhau trong các cơ quan nhà nước.

B. đều có đại biểu trong tất cả các cơ quan nhà nước ở địa phương.

C. đều có người giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước.

D. đều có đại biểu của mình trong hệ thống cơ quan nhà nước.

Câu 12:

Những phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy là nội dung bình đẳng về

A. kinh tế.

B. văn hóa.

C. chính trị.

D. thể thao.

Câu 13:

Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là

A. bình đẳng, các bên cùng có lợi.

B. đoàn kết giữa các dân tộc.

C. đảm bảo lợi ích của thiểu số.

D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.

Câu 14:

Số lượng các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay là

A. 54 dân tộc.

B. 55 dân tộc.

C. 56 dân tộc.

D. 57 dân tộc.

Câu 15:

Dân tộc được hiểu theo nghĩa, là

A. một bộ phận dân cư của quốc gia.

B. một dân tộc thiểu số.

C. một dân tộc ít người.

D. một cộng đồng có chung lãnh thổ.

Câu 16:

Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về cơ hội học tập, quyền này thề hiện các dân tộc được bình đẳng về

A. kinh tế.

B. văn hóa.

C. giáo dục.

D. xã hội.

Câu 17:

Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hóa.

D. giáo dục.

Câu 18:

Nội dung quyền bình đẳng về văn hoá giữa các dân tộc là các dân tộc có quyền

A. dùng tiếng nói, chữ viết, bảo tồn và phát huy các truyền thống văn hoá tốt đẹp của mình.

B. tự do ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói trong quá trình phát triển văn hoá của mình.

C. dùng tiếng địa phương, lưu giữ các giá trị, truyền thống văn hoá của mình.

D. dùng tiếng phổ thông và giữ gìn các tập quán, hủ tục lạc hậu của mình.

Câu 19:

Các dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước. Điều đó không trái với nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng về chính trị.

B. Bình đẳng về kinh tế.

C. Bình đẳng về văn hóa.

D. Bình đẳng về giáo dục.

Câu 20:

Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của vấn đề nào sau đây?

A. Đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết giữa các dân tộc.

B. Sự thống nhất giữa văn minh và nhân đạo.

C. Đảm bảo quyền năng của công dân.

D. Định hướng cho con người phát triển toàn diện.

Câu 21:

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục.

B. Bình đẳng về chính trị.

C. Bình đẳng về xã hội.

D. Bình đẳng về kinh tế.

Câu 22:

Phương án nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế?

A. Các dân tộc đều được tham gia các thành phần kinh tế.

B. Các dân tộc đều được vay vốn ngân hàng.

C. Những dân tộc ở vùng sâu vùng xa được Nhà nước quan tâm hơn trong phát triển kinh tế.

D. Những dân tộc ở vùng thuận lợi mới được quan tâm hơn trong phát triển kinh tế.

Câu 23:

Phương án nào sau đây không đúng khi nói về sự bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị?

A. Các dân tộc đều được bầu cử, ứng cử.

B. Các dân tộc đều được tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Các dân tộc đều được góp ý các vấn đề chung của cả nước.

D. Các dân tộc đều được vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế.

Câu 24:

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của chính phủ còn có tên gọi khác là

A. chương trình 134.

B. chương trình 135.

C. chương trình 136.

D. chương trình 138.

Câu 25:

Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn còn có tên gọi là

A. chương trình 134.

B. chương trình 135.

C. chương trình 136.

D. chương trình 138.

Câu 26:

Các dân tộc đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển mà không bị phân biệt đối xử là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa các dân tộc.

B. Bình đẳng giữa các địa phương.

C. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.

D. Bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội.

Câu 27:

Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng

A. giữa các dân tộc.

B. giữa các công dân.

C. giữa các vùng, miền.

D. trong công việc chung của nhà nước.

Câu 28:

Công dân Việt Nam thuộc các dân tộc khác nhau khi đủ điều kiện mà pháp luật quy định đều có quyền bầu cử và ứng cử, quyền này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hóa, giáo dục.

D. xã hội.

Câu 29:

Những chính sách phát triển kinh tế - xã hội mà Nhà nước ban hành cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi, vùng sâu vùng xa. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hóa, giáo dục.

D. xã hội.

Câu 30:

Phương án nào dưới đây sai khi bàn về việc sử dụng phong tục, tập quán và văn hóa tốt đẹp của các dân tộc?

A. Không được sử dụng.

B. Luôn được phát huy.

C. Khuyến khích phát triển.

D. Nhà nước tạo điều kiện phát triển.

Câu 31:

Huyện X tại tỉnh Y là vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, có đời sống khó khăn vì vậy được Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Chính sách này thể hiện quyền bình đẳng nào sau đây?

A. Bình đẳng giữa các vùng miền.

B. Bình đẳng giữa các tôn giáo.

C. Bình đẳng giữa các dân tộc.

D. Bình đẳng giữa các công dân.

Câu 32:

N là người dân tộc thiểu số được cộng 1.5 điểm ưu tiên trong xét tuyển vào đại học. Điều này thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hóa, giáo dục.

D. xã hội.

Câu 33:

Tại Trường Dân tộc nội trú tỉnh A, Ban Giám hiệu nhà trường khuyến khích học sinh hát những bài hát, điệu múa thuộc đặc trưng của dân tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về

A. chính trị.

B. văn hóa.

C. kinh tế.

D. giáo dục.

Câu 34:

Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người Kinh. Đến ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Câu 35:

Sau giờ học trên lớp, X (dân tộc Kinh) giảng bài cho Y (dân tộc Ê- đê). Hành vi của X thể hiện

A. quyền tự do, dân chủ.

B. sự bình đẳng giữa các dân tộc.

C. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.

D. sự tương thân tương ái.

Câu 36:

Trong ngày hội đoàn kết các dân tộc, để thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc mình, em sẽ lựa chọn trang phục nào để thể hiện nét văn hóa của vùng miền mình?

A. Trang phục truyền thống của dân tộc mình.

B. Trang phục truyền thống của dân tộc khác.

C. Trang phục hiện đại.

D. Trang phục theo ý thích cá nhân của mình.

Câu 37:

Vừa qua chị X (người dân tộc Khơ-me) được Nhà nước hỗ trợ tiền để mở lớp dạy những điệu múa truyền thống cho con em đồng bào dân tộc mình. Em nên có thái độ như thế nào để thể hiện bản thân là người biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

A.ng hộ, đồng tình với việc này.

B. Không quan tâm đến.

C. Tùy theo ý người khác để quyết định.

D. Tham gia nhưng yêu cầu được trả công.

Câu 38:

"Bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc" là nội dung nào của bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Ý nghĩa.

B. Phương châm,

C. Điều kiện.

D. Bài học.