Đề số 12
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Tên gọi mặt trận “Việt Nam độc lập đồng minh” thành lập năm 1941 vừa thể hiện nhiệm vụ cách mạng trong nước vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ quốc tế vì
A. nhân dân ta nguyện đứng về phe đồng minh để chống phát xít, giành độc lập dân tộc.
B. để tạm gác vấn đề ruộng đất, tập trung giải quyết nhiệm vụ dân tộc.
C. để đoàn kết toàn dân, thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
D. để giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương.
Câu 2:
Mã đồng ý cho Pháp thực hiện kế hoạch Rove (5/1949) là mốc mở đầu
A. việc Mĩ can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh.
B. quá trình Mĩ từng bước can thiệp và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
C. chính sách xoay trục của Mĩ, tăng cường ảnh hưởng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
D. quá trình Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp.
Câu 3:
Vấn đề ruộng đất cho dân cày đã được Đảng ta khẳng định lần đầu tiên trong văn kiện nào?
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930).
B. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng (10/1930).
C. Luận cương chính trị (10/1930).
D. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I (3/1935).
Câu 4:
Nội dung nào sau đây không phải là biện pháp triển khai của Mỹ trong quá trình thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam?
A. Ồ ạt đưa quân Mỹ và đồng minh vào miền Nam Việt Nam.
B. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
C. Mở các cuộc hành quân tấn công vào vùng đất thánh Việt cộng.
D. Rút dần quân Mĩ và quân đồng minh khỏi chiến trường miền Nam.
Câu 5:
Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là nhà xuất bản
A. Cường học thư xã.
B. Tâm tâm xã.
C. Nam Đồng thư xã.
D. Quan hải tùng thư.
Câu 6:
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ được bắt đầu từ giữa năm 1965 đến năm 1968 Việt Nam là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng
A. quân Mĩ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.
B. quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C. quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ.
D. quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ.
Câu 7:
Sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60-70 của thế kỉ XX là do nguyên nhân nội tại nào?
A. Lợi dụng chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam để buôn bán vũ khí.
B. Dựa vào nguồn viện trợ của Mĩ và các nước tư bản để phát triển.
C. Lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.
D. Biết lợi dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Câu 8:
“Cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”. Đó là nội dung của
A. Điều lệ của Đảng do đồng chí uyễn Ái Quốc khởi thảo.
B. Luận cương chính trị năm 1930 do Trần Phú khởi thảo.
C. Cương lĩnh vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
D. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
Câu 9:
Hội nghị tháng 7/1936 của Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền là
A. chống đế quốc và phong kiến.
B. lật đổ chế độ phong kiến.
C. chống đế quốc Pháp.
D. chống chế độ phản động thuộc địa.
Câu 10:
Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38 từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay là do
A. hai miền kí kết Hiệp định tại Bàn môn Điếm.
B. quyết định của Hội nghị Pôtxđam.
C. thỏa thuận của Mỹ và Liên Xô.
D. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh.
Câu 11:
Sau khi giành độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, đầu thế kỉ XX nhiều nước Mĩ Latinh lại lệ thuộc vào
A. Đức.
B. Pháp.
C. Anh.
D. Mĩ.
Câu 12:
Quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ 2 là
A. Mĩ.
B. Liên Xô.
C. Anh.
D. Nhật Bản.
Câu 13:
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã làm thay đổi cục diện thế giới như thế nào?
A. Bước đầu hình thành hệ thống chủ nghĩa xã hội.
B. Cổ vũ phong trào đấu tranh cho các dân tộc trên thế giới.
C. Làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
D. Tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức quốc tế.
Câu 14:
Tên gọi “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” có nghĩa là
A. chỉ coi trọng hoạt động chính trị.
B. quân sự quan trọng hơn chính trị.
C. chính trị quan trọng hơn quân sự.
D. chỉ chú trọng hoạt động quân sự.
Câu 15:
Đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ (1954) được kí kết là
A. Mĩ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.
B. Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút quân về nước.
C. Pháp rút khỏi miền Bắc, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.
D. đất nước bị chia cắt thành 2 miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
Câu 16:
Việc đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ đã khẳng định
A. tính đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng.
B. tính quyết liệt, mạo hiểm của Đảng.
C. tính khoa học, linh hoạt của Đảng.
D. tính nhạy bén, sáng tạo của Đảng.
Câu 17:
“Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu | làm nô lệ...”. Đoạn trích trên thể hiện nội dung nào của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)?
A. Nêu lí do vì sao ta phải đứng dậy kháng chiến.
B. Nếu quyết tâm kháng chiến của nhân dân ta.
C. Khẳng định cuộc kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi.
D. Khẳng định cuộc kháng chiến là sự nghiệp của toàn dân.
Câu 18:
Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 kết thúc khi
A. Chính phủ phái hữu cầm quyền ở Pháp.
B. Liên Xô bị phát xít Đức tấn công.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật
D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Câu 19:
Bài học quan trọng đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển hiện nay từ cuộc đàm phán và ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là
A. tích cực sử dụng chiến tranh và vũ lực.
B. đàm phán hòa bình và hợp tác đối thoại.
C. đánh giá chính xác tình hình và phụ thuộc vào các nước lớn.
D. tranh thủ các nước lớn để đấu tranh.
Câu 20:
Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là
A. quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B. buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
C. làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
D. buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Câu 21:
Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (từ ngày 17/7 đến 2/8/1945), việc giải giáp quân Nhật ở Việt Nam được giao cho
A. quân đội Pháp vào phía Nam, quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16.
B. quân đội Anh vào phía Nam, quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16.
C. quân đội Mĩ vào phía Nam, quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16.
D. quân đội Anh, Pháp vào phía Nam, quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16.
Câu 22:
Lí do nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến việc nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?
A. Chi phí cao dẫn tới tình trang thua lỗ.
B. Thiếu vốn, nguyên liệu công nghệ.
C. Lệ thuộc quá lớn vào bên ngoài.
D. Tệ tham nhũng, quan liêu phát triển.
Câu 23:
Từ hạn chế của Hiệp định Giơnevơ (7/1954) và thắng lợi trọn vẹn của Hiệp định Pari (1/1973) đã chỉ ra cho cách mạng Việt Nam bài học kinh nghiệm quý báu nào?
A. Đấu tranh ngoại giao phải kết hợp với đấu tranh quân sự và chính trị.
B. Phải dựa vào các nước lớn để đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
C. Không để các nước lớn can thiệp vào công việc nội bộ của mình.
D. Đấu tranh ngoại giao phải đặt trong hoàn cảnh chung của ba nước Đông Dương.
Câu 24:
Hậu quả nghiêm trọng nhất của Chiến tranh lạnh là
A. các nước tốn nhiều tiền của do tăng cường chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí
B. chất lượng cuộc sống của người dân các nước bị ảnh hưởng lớn.
C. các nước phải chi phí nhiều tiền của và sức người để chạy đua vũ trang.
D. làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới mới.
Câu 25:
Trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954, nhân dân Việt Nam đã thực hiện phương châm gì để đối phó với kế hoạch Nava?
A. Đánh vận động và công kiên.
B. Đánh điểm diệt viện.
C. Đánh vu hồi.
D. Điều địch để đánh địch.
Câu 26:
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (11/1972) có ý nghĩa nào sau đây?
A. Làm cho tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
B. Chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh ở châu Á
C. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai phe ở
D. Đánh dấu sự tái thống nhất của nước Đức.
Câu 27:
Trong giai đoạn 1946 – 1954, thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị (1946 – 1947
B. Chiến dịch Việt Bắc (1947).
C. Chiến dịch Biên giới (1950).
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Câu 28:
Thực tiễn 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta (1945-1975) cho thấy hậu phương có vị trí như thế nào đối với tiền tuyến?
A. Hậu phương cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho tiền tuyến trong kháng chiến.
B. Luôn đóng vai trò quyết định trực tiếp đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
C. Chi phối và chỉ đạo trận địa của tiền tuyến giành thắng lợi quân sự.
D. Là nền tảng chính trị, tinh thần; là cơ sở vật chất- kĩ thuật của tiền tuyến.
Câu 29:
Hiệp ước Patonốt được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
A. thực dân Pháp đã căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.
B. các vua triều Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.
C. thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
D. thực dân Pháp đã thiết lập xong bộ máy cai trị ở Việt Nam.
Câu 30:
Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến của ta khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 so với cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 là gì?
A. Đánh vào những vị trí quan trọng của Pháp, buộc chúng phải phân tán lực lượng.
B. Đánh vào nơi tập trung binh lực mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương để kết thúc chiến tranh.
C. Tấn công thần tốc, táo bạo, đánh vào nơi tập binh lực mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương.
D. Tấn công những nơi quan trọng về chiến lược mà Pháp sơ hở, buộc chúng phải phân tán lực lượng.
Câu 31:
“Bao giờ người Tây nhổ hết có nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đó là câu nói nổi tiếng của ai?
A. Trương Định.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Trương Quyền.
D. Nguyễn Trung Trực
Câu 32:
Tại sao đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Mĩ lại thực hiện chính sách hoà hoãn với Liên Xô và Trung Quốc?
A. Chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc trên thế giới.
B. Đe doạ các đồng minh truyền thống của Mĩ.
C. Ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
D. Mở ra mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 33:
Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ (1954) giống với nước nào?
A. Trung Quốc.
B. Triều Tiên.
C. Đức.
D. Nhật Bản.
Câu 34:
Từ thành công của công cuộc xây dựng đất nước ở Ấn Độ, cải cách - mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra bài học gì cho quá trình đổi mới đất nước ?
A. Đẩy mạnh cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo.
B. Đẩy mạnh cuộc “cách mạng chất xám” để trở thành nước xuất khẩu phần mềm.
C. Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật trong xây dựng và phát triển đất nước.
D. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên.
Câu 35:
Điểm tiến bộ trong hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là
A. kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
B. phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.
C. chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.
D. đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
Câu 36:
Khẩu hiệu “Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của đồng bào miền Nam trong
A. cuộc đấu tranh đòi Mĩ - Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ (1954).
B. cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” (1961 – 1965).
C. phong trào Đồng khởi (1959-1960).
D. cuộc đấu tranh đòi Mĩ thi hành Hiệp định Pari
Câu 37:
Xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỉ XX đều
A. ảo tưởng vào kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam.
B. trông chờ vào sự giúp đỡ của các nước phương Đông.
C. là biểu hiện cho một khuynh hướng cứu nước mới.
D. có sự tương đồng nhau trong phương pháp cứu nước.
Câu 38:
Nội dung nào chứng tỏ từ tháng 9/1930 trở đi phong trào cách mạng 1930-1931 ở nước ta phát triển đạt đỉnh cao?
A. Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ với hình thức chủ yếu là đấu tranh chính trị.
B. Giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng.
C. Chính quyền thực dân bị tê liệt ở nhiều thôn xã, chính quyền Xô viết được thành lập.
D. Lần đầu tiên giai cấp công nhân, nông dân đã đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.
Câu 39:
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 (1919-1929) ở Đông Dương trong hoàn cảnh
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề.
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt.
C. phong trào cách mạng Pháp đang phát triển mạnh mẽ.
D. sau khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kết thúc.
Câu 40:
Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ dẫn đến hiện tượng gì?
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Sự bùng nổ thông tin.
C. Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
D. Sự sáp nhập các tập đoàn lớn.