Đề số 14
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)
A. thành lập nền Cộng hòa.
B. lật đổ chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
C. lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.
D. đưa Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
Câu 2:
Một trong các tỉnh giành được chính quyền sớm trong cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Hà Nội.
B. Bắc Giang.
C. Huế.
D. Sài Gòn.
Câu 3:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào đã đề ra chiến lược toàn cầu?
A. Liên Xô.
B. Nhật Bản
C. Mĩ.
D. Trung Quốc.
Câu 4:
Một trong những anh hùng đã được Đại hội Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất (5 1952) tuyên dương là
A. Tô Vĩnh Diện.
B. La Văn Cầu.
C. Võ Nguyên Giáp
D. Phan Đình Giót.
Câu 5:
Quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945?
A. Inđônêxia.
B. Campuchia.
C. Malaixia.
D. Xingapo.
Câu 6:
Năm 1953, thực dân Pháp gặp khó khăn nào trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?
A. mới giành được quyền chủ động.
B. Mỹ cắt giảm nguồn viện trợ.
C. Vùng chiếm đóng bị thu hẹp.
D. Bị Mĩ ép kết thúc chiến tranh.
Câu 7:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều vào ngành nào?
A. Thương nghiệp.
B. Khai mỏ.
C. Công nghiệp nặng.
D. Giao thông vận tải.
Câu 8:
Từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu thực hiện
A. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. công cuộc cải cách - mở cửa.
C. xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. đường lối “Ba ngọn cờ hồng”.
Câu 9:
Giai cấp nào chiếm hơn 90% dân số trong xã hội Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Tiểu tư sản.
B. Công nhân.
C. Nông nhân.
D. Tư sản.
Câu 10:
Một trong những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa là
A. Sự hình thành của liên minh quân sự - chính trị quốc tế.
B. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
C. Sự phát triển và tác động to lớn của mạng máy tính toàn cầu.
D. Sự tăng lên mạnh mẽ những liên minh, hợp tác giữa các nước lớn.
Câu 11:
Tổ chức cách mạng đại diện cho giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam là
A. Đông Dương Cộng đảng.
B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 12:
An Nam Cộng sản đảng ra đời (tháng 8 - 1929) từ sự phân hóa của tổ chức
A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
B. Việt Nam Quốc dân đảng.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
D. Tân Việt Cách mạng đảng.
Câu 13:
Hội Nghị quốc tế do ba cường quốc chủ trì diễn ra tại Liên Xô (2-1945) là
A. Hội nghị Mátxcơva.
B. Hội nghị Véc xai.
C. Hội nghị Pốtxđam
D. Hội nghị Ianta.
Câu 14:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra mạnh mẽ và quyết liệt nhất ở
A. Hà Nội.
B. Cố đô Huế.
C. Nghệ - Tĩnh.
D. Sài Gòn.
Câu 15:
Nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực
A. chế tạo máy móc.
B. khoa học - kĩ thuật.
C. cơ khí nông nghiệp.
D. công nghiệp vũ trụ.
Câu 16:
Khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. đế quốc Mĩ can thiệp.
B. nhân dân đổi đời.
C. cách mạng thế giới phát triển.
D. giặc đói đe dọa.
Câu 17:
Trong giai đoạn 1960 – 1973, nền kinh tế của quốc gia nào có sự phát triển “thần kỳ”?
A. Liên Xô.
B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc.
D. Mĩ.
Câu 18:
Trận đánh quan trọng trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là
A. Đông Khê.
B. Cao Bằng.
C. Đèo Bông Lau.
D. Điện Biên Phủ.
Câu 19:
Người soạn thảo Luận cương chính trị của Đảng vào tháng 10 năm 1930 là
A. Trần Phú.
B. Nguyễn Ái Quốc.
C. Hà Huy Tập.
D. Lê Hồng Phong.
Câu 20:
Lãnh tụ tiêu biểu của xu hướng bạo động ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. Phan Đình Phùng.
B. Lương Văn Can.
C. Phan Bội Châu.
D. Phan Châu Trinh,
Câu 21:
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì
A. Do quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.
B. Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước Âu - Mĩ.
C. Mâu thuẫn gay gắt giữa phe Đồng minh với phe phát xít.
D. Sự đối đầu giữa giữa phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản.
Câu 22:
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1945 - 1973?
A. Không phải chi ngân sách cho quốc phòng.
B. Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.
C. Không phải viện trợ cho đồng minh.
D. Tận dụng tốt nguồn viện trợ bên ngoài.
Câu 23:
Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân in ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là
A. chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
C. chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
D. chiến dịch ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.
Câu 24:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 đã đặt nhiệm vụ nào lên hàng đầu?
A. Chống phản động thuộc địa.
B. Chống đế quốc Pháp - Nhật.
C. Chống đế quốc và tay sai.
D. Chống phong kiến và đế quốc.
Câu 25:
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam bùng nổ trong điều kiện khách quan nào sau đây?
A. Đời sống nhân dân lao động khó khăn, cực khổ.
B. Quân phiệt Nhật vào xâm lược Đông Dương.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng.
D. Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền.
Câu 26:
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu giai cấp tư sản chấm dứt vai trò lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc nước ta?
A. Phong trào Đông du tan rã, Pháp đưa Phan Bội Châu về quản thúc ở Huế.
B. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, lãnh tụ Nguyễn Thái Học bị xử tử.
C. Pháp đàn áp phong trào Duy Tân, Phan Chu Trinh bị bắt, đày ra Côn Đảo.
D. Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước theo ánh sáng cách mạng tháng Mười.
Câu 27:
Sự kiện nào đã đánh dấu bước chuyển dần từ tự phát lên tự giác của phong trào công nhân Việt Nam?
A. Cuộc bãi công của công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn.
B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập.
C. Sự thành lập Công hội (bí mật) ở Sài Gòn.
D. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son tại cảng Sài Gòn.
Câu 28:
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. là trật tự thế giới “đa cực” với vai trò to lớn của Liên hợp quốc.
B. sự xác lập một trật tự thế giới do các cường quốc tư bản thao túng.
C. sự áp đặt của các nước thắng trận để thống trị và bóc lột thuộc địa.
D. sự đối đầu gay gắt giữa phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
Câu 29:
Phương hướng chiến lược về quân sự của Đảng ta trong Đông - Xuân 1953-1954 để đối phó với kế hoạch Nava đã thể hiện nghệ thuật quân sự nào?
A. Đánh điểm và diệt viện.
B. Lừa địch để đánh địch.
C. Điều địch để đánh địch.
D. Du kích kết hợp với đột phá.
Câu 30:
Điểm mới của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX đến năm 1914 so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX là
A. gắn cứu nước với canh tân đất nước.
B. do chính đáng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang.
D. do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
Câu 31:
Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam năm 1919 – 1930 là
A. sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
D. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Câu 32:
Việc mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra lâu dài và đầy trở ngại chủ yếu là do
A. có nhiều khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia dân tộc.
B. tác động của Chiến tranh lạnh và trật tự hai cực, hai phe.
C. các nước thực hiện những chiến lược kinh tế khác nhau.
D. nguyên tắc hoạt động của ASEAN không phù hợp với một số nước.
Câu 33:
Nội dung nào dưới đây khẳng định Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là Cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, đúng đắn?
A. Vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam.
B. Kết hợp sáng tạo vấn đề ruộng đất cho nông dân và quyền dân chủ cho các tầng lớp khác.
C. Xác định lực lượng 1 tham gia cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân.
D. vai trò lãnh đạo là giai cấp công nhân và chính đáng của nó.
Câu 34:
Vì sao tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11/1939, Đảng chủ trương đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A. Chính sách thống trị của Pháp làm cho mâu thuẫn dân tộc gay gắt nổi lên hàng đầu.
B. Chính sách phát xít của Pháp - Nhật làm cho mâu thuẫn dân tộc nổi lên hàng đầu.
C. Chiến tranh thế giới hai bùng nổ, Pháp tham chiến và trở thành thuộc địa của Đức.
D. Nhiệm vụ dân chủ đã hoàn thành trong thời kì 1936-1939 nên phải chuyển hướng.
Câu 35:
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) và Việt Nam Quốc dân đảng (1927) có sự giống nhau về
A. lực lượng tham gia.
B. khuynh hướng chính trị.
C. phương pháp đấu tranh.
D. động cơ cách mạng.
Câu 36:
Thắng lợi nào đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước?
A. Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
C. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
Câu 37:
Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1925
A. là tiền đề cho sự xuất hiện các tổ chức cách mạng.
B. tập trung vào nhiệm vụ đánh đổ đế quốc và tay sai.
C. chịu sự chi phối của hệ tư tưởng cách mạng vô sản.
D. mang tính thống nhất cao do công nhân làm nòng cốt.
Câu 38:
Nhận xét nào sau đây là đúng về chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 - 1954)?
A. Chiến tranh nhân dân dựa vào sức mạnh của bộ đội chủ lực để tiêu diệt sinh lực địch.
B. Chiến tranh nhân dân có sự kết hợp đánh địch ở mặt trận chính diện và vùng sau lưng địch.
C. Chiến tranh nhân dân đã hình thành chiến tuyến rõ rệt giữa ta và địch trên các mặt trận.
D. Phương châm của chiến tranh nhân dân là đánh nhanh thắng nhanh kết hợp đánh lâu dài.
Câu 39:
Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay là
A. xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu.
B. tăng cường liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương.
C. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, ngoại giao.
D. kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Câu 40:
Thắng lợi của các chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đã cho thấy nét nổi bật về nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống Pháp là
A. từ chiến tranh đơn phương phát triển thành chiến tranh tổng lực.
B. từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng công kích, tổng khởi nghĩa.
C. từ chiến tranh du kích phát triển lên chiến tranh chính quy.
D. từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược.