Đề số 2 Công dân với các quyền dân chủ
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Theo pháp lệnh dân chủ ở cơ sở thì những việc dân ở xã được giám sát, kiểm tra là
A. đề án định canh định cư.
B. đường lối chủ trương chính sách.
C. xây dựng các công trình phúc lợi.
D. kiểm tra việc sử dụng các loại quỹ, phí.
Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào dưới đây?
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.
B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
C. Trực tiếp, thằng thắn, thực tế.
D. Dân là trên hết.
Khằng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Phát huy sức mạnh của toàn dân.
B. Bảo đảm quyền dân chủ của mỗi công dân.
C. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp.
D. Hạn chế những vấn đề tiêu cực của xã hội.
Biểu hiện nào dưới đây là vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Chính quyền xã giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng thiếu công khai.
B. Chính quyền xã quyết định đề án định canh, định cư mặc dù có một số ý kiến của nhân dân không nhất trí.
C. Chính quyền xã công khai các khoản chi tiêu của địa phương.
D. Chính quyền xã triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho dân biết.
Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng thuộc nội dung quyền dân chủ nào sau đây?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Quyền bầu cử và ứng cử.
C. Quyền khiếu nại và tố cáo.
D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại và điện tín.
Công dân thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền về đời sống xã hội.
Công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền về đời sống xã hội.
Công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền về đời sống xã hội.
Công dân tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích cơ bản của mọi công dân là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do phát biểu.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền về đời sống xã hội.
Công dân đóng góp ý kiến, phản ánh kịp thời với Nhà nước về những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của chính sách, pháp luật để Nhà nước sửa đổi, hoàn thiện hội là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do xây dựng pháp luật.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền về đời sống xã hội.
Công dân thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thể hiện nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền trưng cầu ý dân.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền về đời sống xã hội.
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của chủ thể nào dưới đây?
A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Công dân đủ từ 20 tuổi trở lên.
C. Cán bộ công chức nhà nước.
D. Của mọi công dân.
Ở phạm vi cơ sở, dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, phường là
A. những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.
B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.
C. những việc dân được tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.
D. những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra, chỉ đạo.
Theo quy định của pháp luật nước ta, người có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là
A. công dân đủ 21 tuổi trở lên.
B. cán bộ, công chức nhà nước.
C. tất cả mọi công dân.
D. người đứng đầu các cơ quan trong nhà nước.
Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đỏi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở phạm vi nào dưới đây?
A. Phạm vi cơ sở.
B. Phạm vi cả nước.
C. Mọi phạm vi.
D. Phạm vi địa phương.
Trước khi công bố phương án thi năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước. Điều đó thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Xây dựng xã hội học tập.
B. Tham gia quản lí nhà nước, xã hội.
C. Quyết định của mọi người.
D. Xây dựng nhà nước pháp quyền.
Trong quá trình thực hiện pháp luật, nhân dân có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh kịp thời với Nhà nước những vướng mắc, bất cập, là một nội dung thuộc
A. ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Quyền kiến nghị của công dân là một nội dung thuộc
A. ý nghĩa quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. khái niệm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Anh A đóng góp ý kiến xây dựng quy ước, hương ước cho thôn của mình là thể hiện quyền dân chủ nào sau đây?
A. Quyền bầu cử và quyền ứng cử.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo.
D. Quyền tự do lập hội và tự do hội họp.
Ủy ban nhân dân xã A họp dân để bàn và cho ý kiến và mức đóng góp xây dựng đường bê tông tại địa phương. Như vậy, nhân dân xã A đã thực hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ gián tiếp.
B. Dân chủ công khai.
C. Dân chủ trực tiếp.
D. Dân chủ tập trung.
Anh A góp ý xây dựng Luật Hôn nhân – Gia đình năm 2014 là thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào dưới đây?
A. Cơ sở.
B. Cả nước.
C. Địa phương.
D. Cơ quan.
Hằng năm, một số luật được bổ sung và thay đổi cho phù hợp với thực tế, khi đó chủ thể nào có quyền tham gia đóng góp?
A. Người có thẩm quyền.
B. Công dân có trình độ cao.
C. Mọi công dân.
D. Quốc hội.
Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý. Như vậy, công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới dây?
A. Quyền ứng cử.
B. Quyền đóng góp ý kiến.
C. Quyền kiểm tra, giám sát.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Anh D bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề phát triển kinh tế của nơi mình đang sinh sống trong một cuộc hợp Hội đồng nhân dân. Như vậy anh A đã thực hiện
A. nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.
B. quyền tự do ngôn luận.
C. quyền tự do báo chí.
D. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Trong cuộc họp tổng kết của xã X, kế toán M từ chối công khai ngân sách thu chi của xã nên bị người dân phản đối. Ông K yêu cầu được trực tiếp chất vấn kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Người dân xã X và ông K.
B. Người dân xã X, kế toán M và ông K.
C. Chủ tịch và người dân xã X.
D. Chủ tịch xã và ông K.
Hiến pháp năm 2013 quy định, chủ thể nào có thể thực hiện quyền khiếu nại?
A. Cá nhân.
B. Tổ chức.
C. Cán bộ công chức.
D. Cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Mục đích của quyền khiếu nại nhằm
A. chia sẻ thiệt hại của người khiếu nại.
B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
C. phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
D. ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật.
Công dân thực hiện quyền tố cáo là hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Dân chủ trực tiếp.
B. Dân chủ gián tiếp.
C. Dân chủ đại diện.
D. Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Quy định pháp luật về khiếu nại là cơ sở pháp lí để công dân thực hiện quyền
A. dân chủ trực tiếp.
B. dân chủ gián tiếp.
C. dân chủ đại diện.
D. dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong
A. luật lao động.
B. Nghị quyết Quốc hội.
C. Hiến pháp.
D. luật Hình sự.
Quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét lại hành vi, quyết định hành chính là nội dung quyền
A. tố cáo.
B. khiếu nại.
C. xã hội.
D. chính trị.
Quyền của công dân được báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cơ quan tổ chức cá nhân nào là nội dung quyền
A. tố cáo.
B. khiếu nại.
C. cơ bản.
D. chính trị.
Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm phạm là mục đích của
A. tố cáo.
B. đền bù thiệt hại.
C.Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm phạm là mục đích của
D. chấp hành án.
Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, các tổ chức hoặc công dân là mục đích của
A. tố cáo.
B. đền bù thiệt hại.
C. khiếu nại.
D. chấp hành án.
Phương án nào dưới đây là mục đích của khiếu nại?
A. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem lại quyết định, hành vi hành chính.
B. Báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật.
C. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
D. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm.
Mục đích của tố cáo là
A. phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
B. đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem lại quyết định, hành vi hành chính.
C. báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật.
D. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm.
Chủ thể nào dưới đây có quyền khiếu nại?
A. Chỉ tổ chức.
B. Chỉ cá nhân.
C. Cơ quan, tổ chức và cá nhân.
D. Chỉ những người trên 18 tuổi.
Chủ thể nào dưới đây có quyền tố cáo?
A. Chỉ tổ chức.
B. Chỉ cá nhân.
C. Cơ quan, tổ chức và cá nhân.
D. Chỉ những người trên 18 tuổi.
Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại là người giải quyết
A. khiếu nại.
B. tố cáo.
C. việc làm.
D. rắc rối.
Công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là biểu hiện quyền
A. ứng cử.
B. bầu cử.
C. tố cáo.
D. khiếu nại.
Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyền công dân được đảm bảo, bộ máy nhà nước càng được củng cố là một nội dung thuộc
A. ý nghĩa quyền khiếu nại, tố cáo.
B. nội dung quyền khiếu nại, tố cáo.
C. khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo.
D. cách thức khiếu nại, tố cáo.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
A. Công ty tư nhân có quyền khiếu nại.
B. Công ty tư nhân không có quyền khiếu nại.
C. Người tàn tật không có quyền khiếu nại.
D. Người không biết chữ không có quyền khiếu nại.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
A. Cá nhân có quyền khiếu nại.
B. Tổ chức chính trị xã hội có quyền khiếu nại.
C. Người tàn tật không có quyền khiếu nại.
D. Người bị xử phạt hành chính có quyền khiếu nại.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
A. Người tố cáo có quyền nhờ luật sư.
B. Người tố cáo không có quyền nhờ luật sư.
C. Người tố cáo dưới 18 tuổi được nhờ luật sư.
D. Người nghèo được nhờ luật sư.
Công dân sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền bầu cử.
D. Quyền khiếu nại.
Ông A báo cho công an phường biết về việc một nhóm thanh niên thường xuyên tụ tập tiêm chích ma túy ở địa phương, ông A đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền ngôn luận.
D. Quyền khiếu nại và tố cáo.
Nhân dân yêu cầu ủy ban nhân dân xã A công khai kết quả thanh tra, kiểm tra hành vi tham nhũng của ông B(Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân). Việc yêu cầu này của nhân dân xã A thuộc hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ gián tiếp.
B. Dân chủ công khai.
C. Dân chủ tập trung.
D. Dân chủ trực tiếp.
Anh A khoe với chị B: Hôm nay tớ thay mặt gia đình đi họp và biểu quyết mức đóng góp xây dựng đường giao thông. Chị B cười và bảo: quyền quyết định đó thuộc về Chủ tịch xã còn dân thường mình thì không được. Trường hợp này, chủ thể nào dưới đây là người có quyền trực tiếp biểu quyết mức đóng góp?
A. Cán bộ xã.
B. Toàn bộ nhân dân ở xã.
C. Cán bộ chủ chốt ở xã.
D. Chỉ những người có địa vị ở xã.
Chị A bị Giám đốc kỷ luật với hình thức hạ bậc lương. Chị A cho rằng quyết định này là sai, xâm phạm đến quyền lợi của mình. Vậy chị A cần sử dụng quyền nào dưới đây theo quy định của pháp luật?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền bình đẳng của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Khi nhận được quyết định kỷ luật do Phó Hiệu trưởng trường kí mà em cho là không đúng, em sẽ gửi đơn khiếu nại đến chủ thể nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Hiệu trưởng nhà trường.
B. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
D. Tòa án nhân dân.
Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình cho sinh viên K quay video. Sau đó sinh viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Anh B, K và T.
B. Vợ chồng anh B và sinh viên T.
C. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T.
D. Vợ chồng anh B, sinh viên K.