Đề số 2 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Việc làm nào sau đây xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác?
A. Khi con có lỗi bố mẹ phê bình.
B. Khống chế và bắt giữ tên trộm.
C. Bắt người theo quyết định của Toà án.
D. Đánh người gây thương tích.
Nội dung nào dưới đây sai khi nói về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Được phép đánh người khi người đó phạm tội.
B. Nghiêm cấm các hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây thương tích.
C. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác.
D. Không ai được xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
Không ai được đánh người, nghiêm cấm các hành vi hung hãn côn đồ, đánh người gây thương tích là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về tự do ngôn luận của công dân.
Đi xe máy gây tai nạn cho người khác là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. tự do ngôn luận.
Giam giữ người quá thời gian qui định là vi phạm quyền
A. tự do ngôn luận.
B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Những hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại cho người khác là hành vi
A. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. vi phạm quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ vê danh dự, nhân phẩm.
Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.
C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đấu học sinh C đang đứng ngoài. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền nào đối với học sinh B?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Tự do ngôn luận của công dân.
Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không quan sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em trường hợp này xử phạt như thế nào?
A. Phạt tiền chị B.
B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A.
C. Không xử lí chị B vì chị B là người đi xe đạp.
D. Phạt tù chị B.
Anh A đi xe máy vượt đèn đỏ dẫn đến gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Hành vi nào sau đây không xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân?
A. Nói những điều không đúng về người khác.
B. Nói xấu, tung tin xấu về người khác.
C. Trêu đùa làm người khác bực mình.
D. Chửi bới, lăng mạ người khác khi họ xúc phạm mình.
A mắng chửi, nói xấu B là vi phạm đến quyền
A. thân thể của công dân.
B. sức khỏe của công dân.
C. nhân phẩm, danh dự của công dân.
D. tính mạng của công dân.
Hành vi nào sau đây xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. X cầm cây đánh Y.
B. X chửi bới Y.
C. X nói xấu Y.
D. X yêu Y.
Hành vi nào sau đây xâm phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác?
A. X tung tin đồn nói xấu Y.
B. X hay đăng ảnh trên facebook.
C. X đi bắt trộm gà để bán.
D. X buôn bán ma túy.
Sau một thời gian yêu nhau anh A và chị B chia tay. Sau khi chia tay, A đăng nhiều hình ảnh nhạy cảm xúc phạm chị B trên mạng xã hội. Việc này làm chị B rất buồn và đau khổ. Nếu là người quen của chị B, em sẽ khuyên chị sao cho phù hợp với pháp luật?
A. Khuyên chị không cần để tâm đến kẻ xấu đó.
B. Khuyên chị B trình báo với công an.
C. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh.
D. Khuyên chị B đến vạch trần bộ mặt anh A.
Anh B vì ghen ghét N nên tung tin là anh N hay trộm vặt đồ hàng xóm. Nếu là N, em nên chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với pháp luật?
A. Yêu cầu B xin lỗi mình nếu không sẽ báo công an.
B. Im lặng vì không cần thanh minh với những người như thế.
C. Gặp và khuyên B không nên nói nói xấu người khác vì đó là hành vi trái luật.
D. Rủ bạn tìm gặp kể tội và đánh B cho hả giận.
Học cùng lớp 12 với nhau nhưng B lại thường xuyên hành hung C khiến C rất lo lắng. Nếu là bạn của C em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Không quan tâm vì đó không phải là chuyện của mình.
B. Khuyên C nhờ bạn bè giúp đỡ để đánh B.
C. Khuyên C nên báo cho nhà trường biết để xử lí.
D. Nhờ bạn bè của mình đánh C để trả thù cho B.
Việc khám xét chỗ ở, địa điểm của người nào đó được cơ quan có thẩm quyền tiến hành khi nào?
A. Người bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.
B. Chỉ người bị truy nã.
C. Người đang phạm tội quả tang.
D. Chỉ người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.
Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong trường hợp nào sau đây?
A. Vào nhà lấy lại đồ đã cho người khác mượn khi người đó đi vắng.
B. Nghi ngờ người đó lấy trộm đồ của mình.
C. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.
D. Bắt người không có lí do.
Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp
A. công an cho phép.
B. có người làm chứng.
C. pháp luật cho phép.
D. trưởng ấp cho phép.
Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là nội dung của quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. bất khả xâm phạm đến tính mạng.
C. bất khả xâm phạm đến sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự.
Chỗ ở của công dân là nơi bất khả xâm phạm, không một ai có quyền tuỳ tiện vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó
A. đồng ý.
B. từ chối.
C. chứng nhận.
D. cấm đoán.
Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong mấy trường hợp?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Để thể hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, đòi hỏi mỗi người phải
A. tôn trọng tính mạng của người khác.
B. tôn trọng bí mật của người khác.
C. tôn trọng tự do của người khác.
D. tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
Khẳng định nào sau đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Bất kì ai cũng có quyền khám xét chỗ ở của người khác.
B. Cơ quan điều tra muốn thì khám xét chỗ ở của công dân.
C. Thủ trưởng cơ quan khám xét chỗ ở của nhân viên.
D. Công an khám nhà của công dân khi có lệnh.
Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
A. Giúp chủ nhà phá khoá để vào nhà.
B. Con cái vào nhà không xin phép bố mẹ.
C. Trèo qua tường nhà hàng xóm để lấy đồ bị rơi.
D. Hết hạn thuê nhà nhưng không chịu dọn đi.
Hành vi tự ý vào nhà của người khác là xâm phạm
A. quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
B. quyền tự do về nơi ở, nơi cư trú của công dân.
C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Pháp luật quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nhằm
A. đảm bảo cuộc sống tự do trong xã hội dân chủ văn minh.
B. đảm bảo cuộc sống tự chủ trong xã hội dân chủ văn minh.
C. đảm bảo cuộc sống tự do trong xã hội dân giàu nuớc mạnh.
D. xây dựng nền văn hóa hiện đại.
Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là để
A. tránh hành vi tùy tiện, lạm dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
B. tránh hành vi tùy ý, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
C. tránh hành vi cố ý, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
D. tránh hành vi vi phạm, lợi dụng quyền hạn của cơ quan và cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác là xâm phạm đến quyền
A. quyền bí mật đời tư của công dân..
B. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. quyền bất khả xâm phạm về tài sản của công dân.
D. quyền bí mật tự do tuyệt đối của công dân.
Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Chỗ ở của công dân là nơi bất khả xâm phạm, không một ai có quyền tuỳ tiện vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là nội dung quyền nào sau đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Khi có căn cứ khẳng định chỗ ở, địa điểm của người đó có công cụ, phương tiện để thực hiện phạm tội hoặc có tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Việc khám chỗ ở, làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần bắt người đang bị truy nã là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có phương tiện, công cụ, đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án là nội dung của quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. bất khả xâm phạm đến tính mạng.
C. bất khả xâm phạm đến sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm đến nhân phẩm.
Khám xét chỗ ở của một người khi cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là nội dung của quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. bất khả xâm phạm đến tính mạng.
C. bất khả xâm phạm đến sức khỏe.
D. bất khả xâm phạm đến nhân phẩm.
Chỉ được khám xét nơi ở của công dân trong trường hợp nào sau đây?
A. Lấy lại đồ đã cho mượn nhưng người đó đi vắng.
B. Nghi ngờ nhà đó lấy trộm đồ của mình.
C. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.
D. Bắt người không có lí do.
Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào sau đây?
A. Do pháp luật quy định.
B. Có nghi ngờ tội phạm.
C. Cần tìm đồ vật quý.
D. Do một người chỉ dẫn.
Pháp luật nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác là nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Bảo vệ quyền tự do cư trú của công dân.
D. Bảo vệ quyền có nhà ở của công dân.
Chủ thể nào dưới đây có quyền ra lệnh khám chỗ ở của công dân?
A. Cán bộ, chiến sĩ công an.
B. Những người làm nhiệm vụ điều tra.
C. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
D. Những người mất tài sản cần phải kiểm tra xác minh.
Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải tôn trọng
A. nhân phẩm người khác.
B. danh dự người khác.
C. chỗ ở của người khác.
D. uy tín của người khác.
Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.
C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Nghi ngờ tên trộm chạy vào nhà anh A nên anh B tự ý vào khám xét nhà anh A. Anh B đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
A và B là bạn thân, khi A đi vắng B tự ý vào nhà của A. Hành vi này của B là vi phạm
A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Nghi con ông B lấy trộm, ông A tự tiện vào nhà ông B khám xét. Trong trường hợp này ông A đã xâm phạm quyền
A. được pháp luật bảo vệ danh dự, uy tín.
B. bất khả xâm phạm về thân thể.
C. tự do ngôn luận.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Đang truy đuổi người phạm tội quả tang nhưng mất dấu, ông A định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu em là ông A em nên chọn cách ứng xử nào sau đây để đúng quy định của pháp luật?
A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm.
B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người.
D. Đến trình báo với cơ quan công an.
Nghi ngờ tên ăn trộm xe đạp chạy vào một nhà dân, hai người đàn ông đã chạy thẳng vào nhà mà không chờ chủ nhà đồng ý. Trong trường hợp trên, nếu là một trong hai người đàn ông, em sẽ chọn cách ứng xử nào cho phù hợp với pháp luật?
A. Xin phép chủ nhà cho vào nhà khám xét.
B. Gọi nhiều người cùng vào nhà khám xét.
C. Chạy vào nhà khám xét.
D. Ở ngoài chờ tên trộm ra rồi bắt.
Dù chị K không đồng ý, bà B tự ý vào phòng chị K lấy tài sản khi chị đi vắng với lí do bà là chủ cho thuê nhà nên có quyền. Nếu là người quen của chị K, em sẽ khuyên chị chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?
A. Khuyên chị K thay khoá.
B. Khuyên chị K chấp nhận vì bà là chủ nhà.
C. Khuyên chị K nhờ người thân giúp đỡ.
D. Khuyên chị K trình báo sự việc với công an.
Áo của B phơi bị bay sang nhà hàng xóm khi họ đi vắng. Nếu là B, em ứng xử như thế nào cho phù hợp quy định pháp luật?
A. Trèo sang nhà hàng xóm lấy áo.
B. Chờ gia đình hàng xóm về rồi xin vào lấy áo.
C. Không cần áo đó nữa.
D. Rủ thêm vài người nữa cùng sang để làm chứng khi lấy áo.
Anh B bị mất gà. Do nghi ngờ A là thủ phạm lấy trộm nên B đòi vào nhà A để khám. Nếu là A, em ứng xử như thế nào cho phù hợp quy định pháp luật?
A. Cho B vào nhà mình khám để chứng minh sự trong sạch.
B. Không cho vào nhà khám.
C. Thách đố B xông vào nhà mình để khám.
D. Gọi điện cho gia đình hỏi ý kiến.