Đề số 2 (Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Nội dung nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng trong thực hiện hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong tự chủ đăng kí kinh doanh.
Nội dung nào dưới không thể hiện quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ?
A. Không phân biệt điều kiện làm việc.
B. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
C. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
D. Có tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng như nhau.
Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là mọi người đều
A. có quyền tự do sử dụng lao động trong việc tìm kiếm việc làm.
B. có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp.
C. có quyền làm việc cho bất cứ người nào mình thích.
D. có quyền làm việc ở bất cứ nơi đâu mình muốn.
Phương án nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng giữa tất cả mọi người ở mọi độ tuổi.
Trong quan hệ lao động, quyền bình đẳng của công dân được thể hiện qua
A. ý muốn của giám đốc.
B. ý muốn của người lao động.
C. ý muốn của toàn công ty.
D. hợp đồng lao động.
Phương án nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?
A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc khi cả nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn.
C. Hết thời gian nghỉ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
D. Lao động nam khỏe mạnh hơn nên được trả lương cao hơn lao động nữ ở cùng một việc làm.
Chủ thể của hợp đồng lao động là
A. người lao động và đại diện của người lao động.
B. người lao động và người sử dụng lao động.
C. đại diện của người lao động và người sử dụng lao động.
D. người lao động và đại diện của người sử dụng lao động.
Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng giữa những người lao động với nhau.
Theo Hiến pháp nước ta, đối với mỗi công dân, lao động là
A. nghĩa vụ.
B. bổn phận.
C. quyền lợi.
D. quyền và nghĩa vụ.
Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi họ
A. kết hôn.
B. nghỉ việc không có lí do.
C. nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
D. có thai.
Văn bản luật có tính pháp lí cao nhất khẳng định quyền bình đẳng của công dân trong lao động là
A. Hiến pháp.
B. Luật Lao động.
C. Luật Dân sự.
D. Luật Doanh nghiệp.
Theo Bộ luật Lao động thì mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là
A. công việc.
B. việc làm.
C. nghề nghiệp.
D. người lao động.
Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện qua
A. tiền lương.
B. chế độ làm việc.
C. hợp đồng lao động.
D. điều kiện lao động.
Phương án nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Không trái với pháp luật.
C. Không trái với thỏa ước lao động tập thể.
D. Giao kết qua khâu trung gian.
Phương án nào sau đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng giữa những người sử dụng lao động.
Để giao kết hợp đồng lao động, anh K cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự giác, trách nhiệm, công bằng.
B. Công bằng, dân chủ, tiến bộ.
C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
D. Tự do, bình đẳng, tích cực.
Sau thời gian nghỉ thai sản, chị B đến công ty làm việc thì nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Giám đốc công ty. Trong trường hợp này, Giám đốc công ty đã vi phạm
A. giao kết hợp đồng lao động.
B. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. quyền bình đẳng tự do sử dụng sức lao động.
D. quyền tự do lựa chọn việc làm.
A là người dân tộc Kinh, X là người dân tộc Tày. Cả 2 đều tốt nghiệp trung học phổ thông cùng xin vào làm một công ty. Sau khi xem xét hồ sơ, công ty quyết định chọn A và không chọn X vì lí do X là người dân tộc thiểu số. Hành vi của công ty đã vi phạm nội dung nào về bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong sử dụng lao động.
C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Bình đẳng giữa lao động nam và nữ.
Thấy chị T được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 30 phút vì đang nuôi con nhỏ 7 tháng tuổi. Chị N (đang độc thân) cũng yêu cầu được nghỉ như chị T vì cùng lao động như nhau. Theo quy định của pháp luật thì chị N có được nghỉ như chị T không?
A. Không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc của công ty.
B. Không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi của pháp luật.
C. Cung được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động và cùng là lao động nữ.
D. Cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động và cùng là lao động nữ.
Hiện nay, một số doanh nghiệp không tuyển nhân viên nữ, vì cho rằng lao động nữ được hưởng chế độ thai sản. Các doanh nghiệp này đã vi phạm nội dung nào dưới đây trong lao động?
A. Bình đẳng trong tuyển chọn người lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong sử dụng lao động.
Trong hợp đồng lao động giữa giám đốc công ty A với người lao động có quy định lao động nữ sau năm năm làm việc cho công ty mới được sinh con. Quy định này là trái với nguyên tắc
A. không phân biệt đối xử trong lao động.
B. tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động.
C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
Giám đốc công ty A đã chuyển chị B sang làm việc thuộc danh mục được pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ” trong khi công ty có lao động nam để đảm nhận công việc này. Quyết định của giám đốc công ty đã xâm phạm tới
A. quyền ưu tiên lao động nữ.
B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.
C. quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
D. quyền bình đẳng giữa người lao động nam và lao động nữ.
Ông S là giám đốc một công ty nhà nước nên đã tự bổ nhiệm cháu gái mình là chị U lên chức trưởng phòng. Biết chuyện, anh G lên ép giám đốc S phải thăng chức cho mình nếu không sẽ cung cấp sự việc cho báo chí. Vô tình, chị T nghe được cuộc trao đổi giữa anh G và giám đốc S nên đã quén quay video để tống tiền cả anh G và ông S. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Giám đốc S và chị U.
B. Giám đốc S, anh G và chị U.
C. Giám đốc S, anh G và chị T.
D. Giám đốc S và chị T.
Vì mẹ ép buộc nên H, 14 tuổi đang học lớp 9 đã bỏ học để xin làm nhân viên massage trong khách sạn X. H yêu cầu phải lập hợp đồng và được chủ khách sạn chấp nhận nên đã tự mình kí vào hợp đồng lao động. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Hai mẹ con H.
B. Mẹ H và chủ khách sạn.
C. Hai mẹ con H và chủ khách sạn
D. Mẹ của H
Vì vợ bị vô sinh nên giám đốc X đã cặp kè với cô V để mong có con nối dõi tông đường. Khi biết mình có thai, cô V ép giám đốc phải sa thải chị M là trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho cô vào vị trí đó. Được M kể lại, vợ Giám đốc ghen tuông đã buộc chồng đuổi việc cô V. Nể vợ, ông X đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Vợ chồng Giám đốc.
B. Giám đốc X và cô V.
C. Vc.
D. Vợ chồng Giám đốc X và chị M.
Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền
A. tự chủ đăng kí kinh doanh.
B. kinh doanh không cần đăng kí.
C. xin ý kiến chính quyền để kinh doanh.
D. kinh doanh trước rồi đăng kí sau.
Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật là nội dung thuộc quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong sản xuất.
D. Quyền bình đẳng trong mua bán.
Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là nội dung thuộc quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong sản xuất.
D. Quyền bình đẳng trong mua bán.
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung thuộc quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong sản xuất.
D. Quyền bình đẳng trong mua bán.
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc tìm kiếm thị trường, khách hàng là nội dung thuộc quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong sản xuất.
D. Quyền bình đẳng trong mua bán.
Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước là nội dung thuộc quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong sản xuất.
D. Quyền bình đẳng trong mua bán.
Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư được gọi là
A. kinh doanh.
B. lao động.
C. sản xuất.
D. buôn bán.
Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, tức là lựa chọn loại hình doanh nghiệp tùy theo
A. sở thích và khả năng.
B. nhu cầu thị trường.
C. mục đích bản thân.
D. khả năng và trình độ.
Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền
A. tự chủ đăng kí kinh doanh.
B. kinh doanh không cần đăng kí.
C. miễn giảm thuế.
D. tăng thu nhập.
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là
A. bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh nếu muốn.
B. bất cứ ai cũng có quyền mua bán hàng hóa mà không cần xin phép.
C. khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, công dân đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
D. mọi hoạt động kinh tế phát sinh lợi nhuận đều phải xin giấy phép.
Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.
B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Tìm mọi cách để thu lợi nhuận trong kinh doanh.
Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế?
A. Được khuyến khích, phát triển lâu dài.
B. Là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế.
C. Doanh nghiệp nhà nước luôn được ưu tiên phát triển.
D. Được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là
A. tiêu thụ sản phẩm.
B. tạo ra lợi nhuận.
C. nâng cao chất lượng sản phẩm.
D. giảm giá thành sản phẩm.
Nội dung nào sau đây không phải là quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. Quyện tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật.
C. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề.
D. Quyền tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm.
Pháp luật không cấm kinh doanh ngành, nghề nào sau đây?
A. Kinh doanh dịch vụ tổ chức sự kiện, truyền thông.
B. Kinh doanh các chất ma túy.
C. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật.
D. Kinh doanh các động vật quý hiếm.
Bình đẳng trong kinh doanh không được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.
B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
C. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Tìm mọi cách để thu lợi trong kinh doanh.
Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.
B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.
Chính sách quan trọng nhất của Nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển là
A. hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
B. khuyến khích người dân tiêu dùng.
C. tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.
D. xúc tiến các hoạt động thương mại.
Nội dung nào sau đây không phản ánh sự bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tự do lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh.
B. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong sản xuất.
C. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh.
D. Xúc tiến các hoạt động thương mại.
Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần thực hiện tốt chính sách nào của Đảng và nhà nước?
A. Đại đoàn kết dân tộc.
B. Bình đẳng giới.
C. Tiền lương.
D. An sinh xã hội.
Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ trở lên?
A. Đủ 50%.
B. Trên 50%.
C. Dưới 50%.
D. 100%.
Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp X đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?
A. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
B. Quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
C. Quyền định đoạt tài sản.
D. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề.
Công ty Q kinh doanh thêm cả bánh kẹo, trong khi giấy phép kinh doanh là quần áo trẻ em. Công ty Q đã vi phạm nội dung nào dưới đây theo quy định của pháp luật?
A. Tự chủ kinh doanh.
B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
C. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí.
D. Mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh.
Ông A bán rau tại chợ, hằng tháng ông A đều nộp thuế theo quy định. Việc làm của ông A thuộc nội dung nào của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về quyền lựa chọn hình thức kinh doanh.
C. Bình đẳng về quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
D. Bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô.
Công ty X ở Gia Lai và công ty N ở Bình Định cùng sản xuất ván ép. Công ty X phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cá nhân thấp hơn công ty N. Căn cứ yếu tố nào dưới đây hai công ty có mức thuế khác nhau?
A. Lợi nhuận thu được.
B. Quan hệ quen biết.
C. Địa bàn kinh doanh.
D. Khả năng kinh doanh.
Ông G đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng thấy việc kinh doanh thuận lợi nên ông G làm hồ sơ xin đăng kí kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống ở hai địa điểm khác. Ông G đã sử dụng quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Quyền chủ động mở rộng quy mô.
D. Quyền được khuyến khích phát triển trong kinh doanh.
Chất thải của công ty X và công ty Y cùng gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở gần đó, điều này được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Nhưng Chủ tịch xã nơi công ty X đứng chân lại bảo vệ công ty X và cho rằng chỉ có công ty Y mới xả chất thải ra môi trường. Bực tức, ông H và K là đại diện cho người dân đã viết đơn khiếu nại gửi đến tòa án. Những chủ thể nào dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Công ty X và Y.
B. Chủ tịch xã.
C. Ông H và ông K.
D. Chủ tịch xã, công ty X và Y.