Đề số 2 ( Quyền bình đẳng giữa các dân tộc , tôn giáo bình đẳng giữa các dân tộc)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ giữa các dân tộc. Mọi hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc đều bị xử lí nghiêm minh. Điều này nhằm đảm bảo
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. quyền bình đẳng giữa các quốc gia.
D. quyền bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số.
Hình thức tín ngưỡng có tổ chức với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy được gọi là
A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.
Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất.... được gọi chung là
A. các cơ sở vui chơi.
B. các cơ sở họp hành tôn giáo.
C. các cơ sở truyền đạo.
D. các cơ sở tôn giáo.
Niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhiên như thánh thần, chúa trời là
A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo..
D. hoạt động tôn giáo.
Việc truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức của tôn giáo là
A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.
Nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tôn giáo được gọi là
A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.
Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của
A. giáo hội.
B. pháp luật.
C. đạo pháp.
D. hội thánh.
Hành vi lợi dụng các vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tổn hại đến an ninh quốc gia là hành vi mà pháp luật nước ta là hành vi
A. nghiêm cấm.
B. tạo điều kiện.
C. cho phép.
D. không đề cập.
Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo
A. tín ngưỡng cá nhân.
B. quan niệm đạo đức.
C. quy định của pháp luật.
D. phong tục tập quán.
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ là nội dung quyền bình đẳng giữa các
A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.
Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật là nội dung quyền bình đẳng giữa các
A. tôn giáo.
B. tín ngưỡng.
C. cơ sở tôn giáo.
D. hoạt động tôn giáo.
Bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở
A. đảm bảo trật tự xã hội và an toàn xã hội.
B. thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, hợp tác.
C. tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
D. nguyên tắc để chống diễn biến hoà bình.
Các tôn giáo ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ đều được Nhà nước đối xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuồn khổ của
A. tôn giáo.
B. pháp luật.
C. Nhà nước.
D. Hiến pháp.
Công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều phải
A. đấu tranh với nhau.
B. tôn trọng lẫn nhau.
C. ủng hộ lẫn nhau.
D. chăm sóc lẫn nhau.
Quan điểm nào dưới đây không đúng khi nói về nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Công dân có quyền theo hoặc không theo bất kì tôn giáo nào.
B. Công dân theo các tôn giáo khác nhau đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân.
C. Người theo tôn giáo có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
D. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được hoạt động tự do không cần theo quy định của pháp luật.
Phương án nào sau đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
B. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.
C. Các hoạt động tôn giáo được tự do hoạt động theo giáo lí của mình.
D. Các tôn giáo có quyền hoạt động theo pháp luật.
Phương án nào dưới đây không thuộc nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Các tôn giáo đuợc Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật.
B. Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên tinh thần tôn trọng pháp luật, phát huy giá trị văn hoá, đạo đức tôn giáo được Nhà nước bảo đảm.
C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo qui định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
D. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận, được hoạt động khi đóng thuế hàng năm.
Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
A. Thắp nhang cho người đã khuất.
B. Yểm bùa.
C. Không ăn trứng trước khi đi thi.
D. Xem bói.
Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh hành vi theo tôn giáo trái với quy định của pháp luật?
A. Buôn thần bán thánh.
B. Tốt đời đẹp đạo.
C. Kính chúa yêu nước.
D. Đạo pháp dân tộc.
Phương án nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Công dân có quyền không theo bất kì một tôn giáo nào.
B. Người đã theo tôn giáo không có quyền bỏ để theo tôn giáo khác.
C. Người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
D. Người theo các tôn giáo khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật.
Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, giữa công dân có hoặc không có tôn giáo và giữa công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ như thế nào với nhau?
A. Tôn trọng.
B. Độc lập.
C. Công kích.
D. Ngang hàng.
Các cơ sở tôn giáo được pháp luật thừa nhận dù lớn hay nhỏ được Nhà nước đối xử
A. không bình đẳng.
B. có sự phân biệt.
C. bình đẳng như nhau.
D. tùy theo từng tôn giáo.
Ông A không đồng ý cho M kết hôn với K vì do hai người không cùng tôn giáo. Ông A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa
A. các dân tộc.
B. các tôn giáo.
C. các tín ngưỡng.
D. các vùng, miền.
Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị N theo đạo Thiên Chúa, còn anh M lại theo đạo Phật. Hành vi của ông K biểu hiện của
A. lạm dụng quyền hạn.
B. không thiện chí với tôn giáo.
C. tôn trọng quyền tự do cá nhân.
D. phân biệt, đối xử vì lí do tôn giáo.
A và B chơi thân với nhau nhưng mẹ của A kịch liệt ngăn cản A vì B có theo tôn giáo. Hành vi của mẹ A xâm phạm quyền bình đẳng giữa
A. các địa phương.
B. các tôn giáo.
C. các giáo hội.
D. các gia đình.
Ngày 27/7 hằng năm, nhà trường tổ chức cho học sinh đến viếng nghĩa trang các anh hùng liệt sĩ ở địa phương. Hoạt động này là biểu hiện của
A. hoạt động tín ngưỡng.
B. hoạt động mê tín dị đoan.
C. hoạt động tôn giáo.
D. hoạt động công ích.
Hằng ngày, gia đình bà A đều thắp nhang cho ông bà tổ tiên. Việc làm của gia đình bà A là biểu hiện của
A. hoạt động tín ngưỡng.
B. hoạt động mê tín dị đoan.
C. hoạt động tôn giáo.
D. hoạt động công ích.
Bố chị T không cho chị T kết hôn với anh A vì anh A là người theo đạo Thiên Chúa. Trong trường hợp này, bố chị T đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Tôn giáo.
D. Văn hoá.
Ở địa phương em xuất hiện một số người lạ mặt cho tiền và vận động mọi người tham gia một tôn giáo lạ. Trong trường hợp này, em sẽ xử sự như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật?
A. Nhận tiền và vận động mọi người cùng tham gia.
B. Không nhận tiền và báo chính quyền địa phương.
C. Không quan tâm cũng không nhận tiền.
D. Nhận tiền nhưng không tham gia.
Gia đình ông X ngăn cản việc con trai mình kết hôn với chị Y vì lí do hai người không cùng tôn giáo. Nếu là Y, em sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với pháp luật?
A. Nghe theo lời ông X và chia tay người yêu đường ai nấy đi.
B. Giả vờ chia tay vói người yêu rồi âm thầm đăng kí kết hôn để sống với nhau.
C. Đưa nhau đi trốn thật xa để được sống với nhau.
D. Giải thích cho ông X hiểu việc ngăn cản kết hôn vì lí do tôn giáo là trái pháp luật.
Nếu thấy những hành động phá hoại trụ sở Phật giáo ở địa phương. Em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để đúng vói quy định của pháp luật?
A. Báo với chính quyền địa phương để xử lí.
B. Tự mình ngăn cản những hoạt động đó.
C. Ủng hộ, cổ vũ những hoạt động đó.
D. Coi như không biết vì mình không theo tôn giáo.