Đề số 20

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian

A. luôn cùng pha nhau.
B. với cùng tần số.
C. luôn ngược pha nhau.
D. với cùng biên độ.
Câu 2:

Phản ứng hạt nhân nào sau đây là phản ứng phân hạch?

A. 01n+92235U3994Y+53140I+2.01n.

B. α+1327Al1530Si+01n.

C. 84210Po82206Pb+α.

D. 12H+13H24He+01n.

Câu 3:

Một tia sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) có chiết suất tuyệt đối  sang môi trường (2) có chiết suất tuyệt đối  thì tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn tia tới. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra không nếu chiếu tia sáng theo chiều từ môi trường (2) sang môi trường (1)?

A. Không thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
B. Có thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).
C. Có thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
D. Không thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).
Câu 4:

Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau.
B. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường.
C. Điện từ trường không lan truyền được trong điện môi.
D. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.
Câu 5:

Chọn phát biểu sai về sóng âm?

A. Sóng âm truyền trong nước với tốc độ lớn hơn trong không khí.
B. Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì bước sóng tăng.
C. Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính chất của môi trường.
D. Tốc độ truyền âm trong không khí xấp xỉ bằng tốc độ truyền âm trong chân không.
Câu 6:

Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?

A. Chất lỏng.
B. Chất rắn.
C. Chất khí ở áp suất lớn.
D. Chất khí ở áp suất thấp.
Câu 7:

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng ε  để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó

A. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng nhỏ hơn ε  do có mất mát năng lượng.
B. phát ra một phôtôn khác có năng lượng lớn hơn ε  do có bổ sung năng lượng.
C. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng lớn hơn ε  do có bổ sung năng lượng.
D. phát ra một phôtôn khác có năng lượng nhỏ hơn ε  do có mất mát năng lượng.
Câu 8:

Có bốn bức xạ: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X và tia γ . Các bức xạ này được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là:

A. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia γ , tia hồng ngoại.
B. tia γ , tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
C. tia γ , tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.
D. tia γ , ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại.
Câu 9:

Trong 59,50 g 92238U  có số nơtron xấp xỉ là

A. 2,38.1023.
B. 2,20.1025.
C. 1,19.1025.
D. 9,21.1024.
Câu 10:

Trong thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn A và B cách nhau 16 cm, dao động điều hoà theo phương vuông góc với mặt nước với cùng phương trình u=2cos16πtmm.  Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 12 cm/s. Trên đoạn AB, số điểm dao động với biên độ cực đại là

A. 11

B. 20

C. 21

D. 10

Câu 11:

Một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 5.1014Hz. Công suất bức xạ điện từ của nguồn là 10 W. Số phôtôn mà nguồn phát ra trong một giây xấp xỉ bằng

A. 3,02.1019.
B. 0,33.1019.
C. 3,02.1020.
D. 3,24.1019
Câu 12:
Một vật có khối lượng 100g dao động điều hoà với phương trình x=10cos2πt+φcm. Lấy π2=10.  Lực kéo về tác dụng lên vật có biểu thức là

A. F=0,4cos2πt+φ  N.

B. F=0,4sin2πt+φ  N.

C. F=0,4sin2πt+φ  N.

D. F=-0,4cos2πt+φ  N.

Câu 13:

Trong máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động, suất điện động xoay chiều xuất hiện trong mỗi cuộn dây của stato có giá trị cực đại là E0. Khi suất điện động tức thời trong một cuộn dây bằng 0 thì suất điện động tức thời trong mỗi cuộn dây còn lại có độ lớn bằng nhau và bằng

A. E032.

B. 2E03.

C. E02.

D. E022.

Câu 14:

Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm đặt nguồn âm điểm với công suất phát âm không đổi. Một người chuyển động thẳng đều từ A về O với tốc độ 2 m/s. Khi đến điểm B cách nguồn âm 20 m thì mức cường độ âm tăng thêm 20 dB so với ở điểm A. Thời gian người đó chuyển động từ A đến B là

A. 50 s.
B. 100 s.
C. 45 s.
D. 90 s.
Câu 15:

Hạt nhân đơteri 12H ; triti 13T và heli 24He  có năng lượng liên kết lần lượt là 2,22 MeV; 8,49 MeV và 28,16 MeV. Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là

A. 12H;  24He;  13T.

B. 12H;  13T;  24He.

C. 24He;  13T;  12H.

D. 13T;  24He;  12H.

Câu 16:

Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí cách nhau 5 cm, có cường độ dòng điện 2 A ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm cách hai dây lần lượt 3 cm và 4 cm là

A. 0,167.10-5 T.
B. 1,15.10-5 T.
C. 1,67.10-5 T.
D. 1,15.10-10 T.
Câu 17:

Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 100 g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Tác dụng một ngoại lực điều hoà cưỡng bức với biên độ F0 không đổi và tần số có thể thay đổi. Khi tần số là f1 = 7 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Khi tần số là f2 = 8 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. So sánh A1 và A2 ta có

A. A1 < A2.

B. A1 > A2.
C. A1 = A2.
D. 8A1 = 7A2.
Câu 18:

Một mạch dao động phát sóng điện từ gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi và một tụ xoay có thể thay đổi điện dung. Nếu tăng điện dung thêm 9 pF thì bước sóng điện từ do mạch phát ra tăng từ 20 m đến 25 m. Nếu tiếp tục tăng điện dung của tụ thêm 24 pF thì sóng điện từ do mạch phát ra có bước sóng là

A. 41 m.
B. 38 m.
C. 35 m.
D. 32 m.
Câu 19:

Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R=40Ω , cuộn cảm thuần có độ tự cảm 0,6πH  và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch đó điện áp u=802cos100πt+π6V  thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đó bằng 160 W. Biểu thức điện áp trên tụ điện là

A. uC=240cos100πtπ3V.

B. uC=802cos100πtπ2V.

C. uC=240cos100πtπ6V.

D. uC=1202cos100πtπ3V.

Câu 20:

Một con lắc đơn gồm quả cầu kim loại nhỏ treo vào sợi dây mảnh trong điện trường đều có phương ngang. Khi đó vị trí cân bằng của con lắc tạo với phương thẳng đứng góc 600. So với lúc chưa có điện trường thì chu kì dao động bé của con lắc

A. tăng 2  lần.
B. giảm 2 lần.
C. giảm 2  lần.
D. tăng 2 lần.
Câu 21:

Đặt một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây nối tiếp với tụ điện có điện dung 103π2F.  Biết điện áp hai đầu cuộn dây và điện áp hai đầu đoạn mạch có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau π3  Độ tự cảm của cuộn dây là

A. 10 mH.
B. 103  mH.
C. 50 mH.
D. 253  mH.
Câu 22:

Hạt nhân urani 92238U  sau một chuỗi phân rã, biến đổi thành hạt nhân chì 82206Pb.  Trong quá trình đó, chu kì bán rã của 92238U  biến đổi thành hạt nhân chì là 4,47.109 năm. Một khối đá được phát hiện có chứa 1,188.1020 hạt nhân 92238U  và 6,239.1018 hạt nhân  82206Pb. Giả sử khối đá lúc mới hình thành không chứa chì và tất cả lượng chì có mặt trong đó đều là sản phẩm phân rã của 92238U . Tuổi của khối đá khi được phát hiện là

A. 3,3.108 năm.
B. 6,3.109 năm.
C. 3,5.107 năm.
D. 2,5.106 năm.
Câu 23:

Cho hai dao động cùng phương x1=8cos4πtπ2cm   x2=A2cos4πt+π3cm.Tổng hợp hai dao động đó thu được dao động tổng hợp có phương trình x=Acos4πt+φ.  Thay đổi A2 đến khi biên độ A đạt giá trị cực tiểu thì giá trị của φ  

A. π

B. π3.

C. π6.

D. π6.

Câu 24:

Cho mạch điện như hình bên. Biết nguồn điện có suất điện động là E = 6V và điện trở trong là r=1  Ω , điện trở R1=R4=1  Ω,R2=R3=3  Ω,  ampe kế A có điện trở không đáng kể. Số chỉ ampe kế A và chiều dòng điện qua nó lần lượt là

Cho mạch điện như hình bên. Biết nguồn điện có suất điện động là (ảnh 1)

A. 1,2 A và chiều từ C tới D.
B. 1,2 A và chiều từ D tới C.
C. 2,4 A và chiều từ C tới D.
D. 2,4 A và chiều từ D tới C.
Câu 25:

Đặt một điện áp xoay chiều ổn định u=60cosωt  V vào hai đầu đoạn mạch AB gồm một điện trở, một tụ điện, một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được mắc nối tiếp nhau theo đúng thứ tự. Điểm M nằm giữa tụ điện và cuộn cảm. Điều chỉnh L để có điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. Khi đó điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là 30 V. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm là 60 V.
B. Điện áp hai đầu đoạn mạch lệch pha π4  so với điện áp hai đầu đoạn MB.
C. Điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở là 252V.
D. Điện áp hai đầu đoạn mạch vuông pha với điện áp hai đầu đoạn AM.
Câu 26:

Ba điểm A, B và C trong không khí tạo thành tam giác vuông tại A như hình vẽ. Biết AB = 4cm và AC = 3cm. Tại A đặt điện tích điểm q1 = 2,7 nC, tại B đặt điện tích điểm q2. Vectơ cường độ điện trường E  tổng hợp tại C có phương song song AB như hình vẽ. Điện tích q2 có giá trị là

A. 12,5 nC.
B. 10 nC.
C. 10  nC.
D. 12,5  nC.
Câu 27:

Dòng điện i=2cos100πtπ3A  chạy qua một đoạn mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm có hệ số tự cảm L mắc nối tiếp. Biết R=100  Ω , πC=50  μF,  μL=1  H.  Khi điện áp hai đầu tụ C là 2002V  và đang tăng thì điện áp hai đầu đoạn mạch đó là

A. 2002V
B. 200 V.
C. 400 V.
D. 2502V
Câu 28:

Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản. Khi chiếu bức xạ có tần số f1 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 3 bức xạ. Khi chiếu bức xạ có tần số f2 vào đám nguyên tử này thì chúng phát ra tối đa 10 bức xạ. Biết năng lượng ứng với các trạng thái dừng của nguyên tử hiđrô được tính theo  biểu thức En=E0n2  (E0 là hằng số dương, n = 1, 2, 3,…). Tỉ số f1f2  

A. f1f2=310.

B. f1f2=103.

C. f1f2=2527.

D. f1f2=128135.

Câu 29:

Một vật thật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính. Ban đầu ảnh của vật qua thấu kính là A1B1 là ảnh thật. Giữ thấu kính cố định di chuyển vật dọc trục chính lại gần thấu kính một đoạn 2 cm thì thu được ảnh của vật là A2B2 vẫn là ảnh thật và cách A1B1 một đoạn 30 cm. Biết tỉ số chiều dài ảnh sau và ảnh trước là A2B2A1B1=53.  Tiêu cự thấu kính là

A. 15 cm.
B. 30 cm.
C. 45 cm.
D. 10 cm.
Câu 30:

Một nhà máy điện gồm nhiều tổ máy cùng công suất có thể hoạt động đồng thời. Điện sản xuất được truyền tới nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha với điện áp hiệu dụng ở nơi phát không thay đổi. Ban đầu hiệu suất truyền tải là 80%. Khi ngừng hoạt động 3 tổ máy thì hiệu suất truyền tải là 85%. Để hiệu suất truyền tải là 95% thì tiếp tục phải ngừng hoạt động thêm bao nhiêu tổ máy?

A. 3

B. 6

C. 9

D. 12

Câu 31:

Bắn hạt prôtôn có động năng 5,5 MeV vào hạt nhân 37Li đang đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân p+37Li2α. Hai hạt α  có cùng động năng và bay theo hai hướng tạo với nhau góc 1600. Coi khối lượng của mỗi hạt tính theo đơn vị u gần đúng bằng số khối của nó. Năng lượng mà phản ứng toả ra là

A. 14,6 MeV.
B. 10,2 MeV.
C. 17,3 MeV.
D. 20,4 MeV.
Câu 32:

Có hai con lắc lò xo giống hệt nhau dao động điều hoà trên mặt phẳng nằm ngang dọc theo hai đường thẳng song song cạnh nhau và song song với trục Ox. Vị trí cân bằng hai con lắc nằm trên đường vuông góc Ox đi qua O. Biên độ của con lắc một là A1 = 4 cm, của con lắc hai là A2 = 43 cm. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa hai vật dọc theo trục Ox là 4 cm. Khi động năng của con lắc hai đạt cực đại là W thì động năng của con lắc một là

A. 3W4.

B. 2W3.

C. 9W4.

D. W4.

Câu 33:

Một sóng hình sin lan truyền trên sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t­1 và thời điểm t2=t1+Δt , hình dạng sợi dây lần lượt là đường nét đứt và đường nét liền. Biết tần số sóng là 5 Hz và 0<Δt<0,2s.  Tốc độ lớn nhất của một điểm trên dây là

A. 40π6

B. 20π3 (cm/s).
C. 40π3 (cm/s).
D. 20π6 (cm/s).
Câu 34:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách hai khe hẹp là 1mm, khoảng cách màn quan sát tới mặt phẳng chứa hai khe là 2,5 m. Ánh sáng chiếu đến hai khe gồm hai ánh sáng đơn sắc trong vùng khả kiến có bước sóng λ1 λ1+0,1  μm.  Khoảng cách gần nhất giữa hai vân sáng cùng màu với vân trung tâm là 7,5 mm. Giá trị λ1

A. 300 nm.
B. 400 nm.
C. 500 nm.
D. 600 nm.
Câu 35:

Cho đoạn mạch AB gồm AN và NB mắc nối tiếp, đoạn AN gồm biến trở R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm 2πH,  đoạn NB chỉ gồm tụ điện điện dung C không đổi. Đặt vào AB điện áp xoay chiều u=1002cos100πtV. Mắc vào A và N một vôn kế lí tưởng. Thấy rằng số chỉ vôn kế không đổi khi thay đổi giá trị của biến trở. Giá trị C là

A. 1042πF.

B. 104πF.

C. 1043πF.

D. 1044πF.

Câu 36:

Con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có khối lượng 400 g và lò xo có độ cứng 40 N/m. Từ vị trí cân bằng kéo vật ra một đoạn 8 cm rồi thả nhẹ. Sau khi thả vật 7π30s  thì giữ đột ngột điểm chính giữa của lò xo khi đó. Biên độ dao động của vật sau khi giữ lò xo là

A. 27 cm.
B. 25 cm.
C. 42 cm.
D. 26 cm.
Câu 37:

Một cần rung dao động với tần số f tạo ra trên mặt nước hai nguồn sóng nước A và B dao động cùng phương trình. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,5 m/s. M là điểm trên mặt nước có sóng truyền đến cách A và B lần lượt 16 cm và 25 cm là điểm dao động với biên độ cực đại và trên MB số điểm dao động cực đại nhiều hơn trên MA là 6 điểm. Giá trị f là

A. 50 Hz.
B. 60 Hz.
C. 100 Hz.
D. 40 Hz.
Câu 38:

Hai con lắc lò xo giống hệt nhau, treo thẳng đứng, đang dao động điều hoà. Lực đàn hồi tác dụng vào điểm treo các lò xo phụ thuộc thời gian t theo quy luật được mô tả bởi đồ thị hình vẽ (con lắc (I) là đường nét liền, con lắc (II) là đường nét đứt). Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của vật nặng các con lắc. Tại thời điểm τ , động năng của con lắc (I) bằng 16 mJ thì thế năng của con lắc (II) bằng

Hai con lắc lò xo giống hệt nhau, treo thẳng đứng, đang dao động điều hoà (ảnh 1)

A. 3 mJ.
B. 4 mJ.
C. 5 mJ.
D. 8 mJ.
Câu 39:

Đặt điện áp xoay chiều u có giá trị hiệu dụng U không đổi và tần số f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Biết RL=100π  (rad/s). Nếu tần số f = 50 Hz thì điện áp uR ở hai đầu điện trở R có giá trị hiệu dụng bằng U. Để uR  trễ pha π4  so với u thì ta phải điều chỉnh tần số f đến giá trị f0. Giá trị f0 gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 80 Hz.
B. 65 Hz.
C. 50 Hz.

D. 25 Hz.

Câu 40:

Một con lắc đơn có chiều dài 1 m treo vào điểm T cố định. Từ vị trí cân bằng O, kéo con lắc về bên phải đến A rồi thả nhẹ. Mỗi khi vật nhỏ đi từ phải sang trái ngang qua O thì dây vướng vào đinh nhỏ tại C, vật dao động trên quỹ đạo AOB (được minh hoạ bằng hình bên). Biết α1=60 α2=90. Bỏ qua ma sát. Lấy g=π2  (m/s2). Chu kì dao động của con lắc là

Một con lắc đơn có chiều dài 1 m treo vào điểm T cố định. Từ vị trí cân bằng O (ảnh 1)

A. 56s.

B. 53s.

C. 54s.

D. 52s.