Đề số 3 Công dân với các quyền tự do cơ bản

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Ai có quyền bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?

A. Mọi công dân trong xã hội.

B. Cán bộ công chức nhà nước.

C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư.

D. Những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Câu 2:

Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư tín của người khác là xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú.

C. Quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bí mật đời tư.

Câu 3:

Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc về quyền

A. bí mật của công dân.

B. bí mật của công chức.

C. bí mật của Nhà nước.

D. bí mật của tổ chức.

Câu 4:

Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện tín?

A. Tin nhắn điện thoại.

B. Email.

C. Bưu phẩm.

D. Sổ nhật kí.

Câu 5:

Đối với thư tín, điện thoại, điện tín của con thì cha mẹ

A. có quyền kiểm soát.

B. không có quyền kiểm soát.

C. nên kiểm soát.

D. không nên kiểm soát.

Câu 6:

Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là nội dung quyền nào sau đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú.

C. Quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bí mật đời tư.

Câu 7:

Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân?

A. Đã là bạn thì có thể tự ý xem.

B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý.

C. Khi người lớn đồng ý thì có quyền xem.

D. Bạn đồng ý thì mình xem hết các tin nhắn khác.

Câu 8:

Hành vi nào sau đây xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.

B. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện.

C. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.

D. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.

Câu 9:

Phương án nào dưới đây đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Thư của người thân thì được phép mở ra xem.

B. Đã là vợ chồng thì được tự ý xem thư của nhau.

C. Thư nhặt được thì được phép xem.

D. Người có thẩm quyền được phép kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra.

Câu 10:

Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.

C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.

D. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Câu 11:

Bạn H lấy trộm mật khẩu facebook của em để đọc trộm tin nhắn trên mạng. Trường hợp này, bạn H đã vi phạm quyền nào sau đây?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.

C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 12:

A có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, B tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của A trên email. Hành vi này của B xâm phạm đến quyền

A. được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. tự do dân chủ của công dân.

C. bảo đảm an toàn bí mật thư tín của công dân.

D. tự do ngôn luận của công dân.

Câu 13:

Biết H tung tin nói xấu về mình với các bạn cùng lớp nên T rất tức giận. Nếu là bạn của T em sẽ chọn phương án nào sau đây để bảo vệ quyền lợi cho T?

A. Khuyên T tung tin nói xấu lại H.

B. Khuyên T đánh H để dạy H một bài học.

C. Nói với H cải chính tin đồn trước lớp.

D. Khuyên T yêu cầu cơ quan công an bắt H.

Câu 14:

Mỗi lần biết M nói chuyện qua điện thoại với bạn trai. K lại tìm cách đến gần nghe lén. Hành vi này của K xâm phạm đến quyền nào sau đây?

A. An toàn và bí mật điện tín của công dân.

B. Bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

C. Bảo hộ về danh dự của công dân.

D. Đảm bảo an toàn bí mật điện thoại của công dân.

Câu 15:

A và B yêu nhau nên B cho rằng mình có quyền đọc tin nhắn của A. Dù A không thích điều này nhưng rất bối rối không biết phải nói với người mình yêu như thế nào cho phải. Nếu là A, em chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Cứ cho B đọc tin nhắn điện thoại của mình.

B. Cấm không cho B đọc tin nhắn.

C. Nhẹ nhàng khuyên A không nên xem tin nhấn của người khác.

D. Đưa chuyện này lên facebook nhờ mọi người tư vấn.

Câu 16:

A đã 16 tuổi nhưng cha mẹ A thường xuyên kiểm tra điện thoại và xem nhật ký của A. Nếu là A em nên làm gì trong tình huống này cho phù hợp với pháp luật?

A. Giận và không nói chuyện với cha mẹ, nếu cần tuyệt thực để phản đối.

B. Xem lại tin nhắn trên điện thoại của cha mẹ cho công bằng.

C. Nói chuyện với cha mẹ, mong cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của mình.

D. Kể chuyện này cho người khác biết mong mọi người tư vấn.

Câu 17:

Quyền tự do ngôn luận là

A. tự chủ trong các quan điểm về chính trị - xã hội của công dân.

B. một trong các quyền tự do cơ bản của công dân.

C. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.

D. quyền được nhà nước bảo đảm phát triển của công dân.

Câu 18:

Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước thuộc quyền

A. tự do ngôn luận.

B. tự do phát biểu.

C. tự do phát ngôn.

D. tự do chính trị.

Câu 19:

Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề

A. chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước.

B. chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của đất nước.

C. chính trị, kinh tế, văn hoá - y tế, giáo dục của đất nước.

D. chính trị, văn hoá, xã hội, y tế của đất nước.

Câu 20:

Quyền tự do ngôn luận là việc công dân được

A. tự do phát biểu ý kiến ở bất cứ nơi nào mình muốn.

B. tụ tập nơi đông người để nói tất cả những gì mình suy nghĩ.

C. tự do phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường lớp, nơi cư trú.

D. tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến ở bất kì nơi nào mình muốn.

Câu 21:

Việc làm nào sau đây đúng khi thể hiện quyền tự do ngôn luận?

A. Gửi tin cho chuyên mục bạn xem truyền hình trên đài VTC14.

B. Viết bài thể hiện nghi ngờ của bản thân về nhân cách của một người nào đó.

C. Tập trung đông người nói tất cả những gì mình muốn nói.

D. Cản trở không cho người khác phát biểu khi ý kiến đó trái với mình.

Câu 22:

Phương án nào là đúng khi thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.

B. Được phát biểu ở bất cứ nơi nào mình muốn.

C. Được tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến.

D. Được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn.

Câu 23:

Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của đất nước là nội dung của

A. quyền tự do ngôn luận của công dân

B. quyền tự do tôn giáo của công dân

C. quyền tự do học tập của công dân

D. quyền tự do dân chủ của công dân

Câu 24:

Công dân có quyền bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước thuộc quyền của công dân trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị.

B. Học tập.

C. Tự do ngôn luận.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 25:

Công dân kiến nghị với đại biểu quốc hội là nội dung của quyền nào sau đây?

A. Ứng cử, bầu cử.

B. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Tự do ngôn luận.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 26:

Công dân trực tiếp phát biểu ý kiến trong cuộc họp nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương là biểu hiện của quyền nào dưới đây?

A. Quyền tham gia phát biểu ý kiến.

B. Quyền tự do hội họp.

C. Quyền xây dựng đất nước.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 27:

Một trong những hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là

A. tự do nói chuyện trong giờ học.

B. tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật.

C. trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học ở địa phương mình.

D. nói những điều mà mình thích.

Câu 28:

Phương án nào dưới đây thể hiện quyền được phát biểu ý kiến của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 29:

Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?

A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.

B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình để ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai.

C. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân trong các dịp đại biểu tiếp xúc cử tri.

D. Viết bài trên mạng internet với nội dung xuyên tạc sai sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước.

Câu 30:

Phương án nào sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận?

A. Phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, truờng học, địa phương mình.

B. Viết bài gửi đăng báo bày tỏ quan điểm của mình.

C. Kiến nghị với đại biểu Quốc hội trong các dịp tiếp xúc cử tri.

D. Viết bài với nội dung xuyên tạc sự thật về chính sách của Đảng, Nhà nước.

Câu 31:

Quyền nào sau đây thuộc quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

B. Quyền bầu cử ứng cử của công dân.

C. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân.

D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 32:

B thường bình phẩm A với dụng ý chê bai, nói xấu ở chỗ đông người. Dù A đã nhắc nhở nhưng B không từ bỏ vì cho rằng đó là quyền tự do ngôn luận của mình. A phân vân chưa biết xử lí như thế nào. Nếu là A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Cứ cho B nói về mình như thế nào, ở đâu cũng được.

B. Cấm B nói những điều không tốt về mình trước đám đông nữa.

C. Nói xấu lại B với bạn bè của mình và cả bạn bè của B.

D. Nói chuyện trực tiếp với B để B biết đó là hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận.

Câu 33:

Các quyền tự do cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và luật quy định mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và

A. nhân dân.

B. công dân.

C. dân tộc.

D. cộng đồng.

Câu 34:

Để thực hiện các quyền tự do cơ bản, công dân cần tránh việc làm nào sau đây?

A. Tìm hiểu các quyền tự do cơ bản của mình.

B. bao che cho những hành động trái pháp luật.

C. Không ngừng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

D. Tích cực giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành pháp luật.

Câu 35:

Phương án nào sau đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

B. Quyền khiếu, nại tố cáo của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm tính mạng sức khỏe của công dân

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 36:

Phương án nào sau đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm tính mạng sức khỏe của công dân.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Câu 37:

Quyền nào sau đây không phải là quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

B. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm tính mạng sức khỏe của công dân.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.