Đề thi cuối học kì 2 Lịch sử 10 CTST - Đề 02 có đáp án

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Văn minh Thăng Long là tên gọi khác của

A. văn minh Đại Việt.

B. văn minh sông Hồng.

C. văn minh Chăm-pa.

D. văn minh Phù Nam.

Câu 2:

Bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là

A. Hình luật.

B. Luật Hồng Đức.

C. Luật Gia Long.

D. Hình thư.

Câu 3:

Bạch Vân Quốc ngữ thi tập là tập thơ tiêu biểu của

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

B. Bà Huyện Thanh Quan.

C. Nguyễn Gia Thiều.

D. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 4:

Ai đã chế tạo thành công súng thần cơ?

A. Trần Hưng Đạo.

B. Hồ Nguyên Trừng.

C. Đào Duy Từ.

D. Cao Thắng.

Câu 5:

Yếu tố nào đã thúc đẩy sự hưng khởi của các đô thị ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII?

A. Sự phát triển của kinh tế hàng hoá.

B. Sự xuất hiện của đô thị Thăng Long.

C. Chính sách “trọng thương” của nhà Lê.

D. Chính sách “mở cửa” của nhà Nguyễn.

Câu 6:

Thời Tây Sơn, chữ Nôm đã trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán. Điều này đã thể hiện

A. ý thức tự tôn dân tộc.

B. tính ưu việt của ngôn ngữ.

C. sự suy thoái của Nho giáo.

D. tinh thần sáng tạo của dân tộc.

Câu 7:

Thời kì phát triển của văn minh Đại Việt chấm dứt khi

A. Triệu Đà đánh bại nhà nước Âu Lạc (thế kỉ II TCN).

B. nhà Minh xâm lược và cai trị Đại Ngu (đầu thế kỉ XV).

C. thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (giữa thế kỉ XIX).

D. vua Bảo Đại thoái vị, nhà Nguyễn sụp đổ (năm 1945).

Câu 8:

Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về nền văn minh Đại Việt?

A. Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước.

B. Phát triển rực rỡ, phong phú, toàn diện.

C. Không có sự giao lưu với văn hóa bên ngoài.

D. Có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa bên ngoài.

Câu 9:

Ở Việt Nam, loại hình nhà ở phổ biến của người Kinh, người Hoa là

A. nhà sàn.

B. nhà trệt.

C. nhà trình tường.

D. nhà nửa sàn nửa đất.

Câu 10:

Di sản văn hóa nào của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã được Tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại (năm 2005)?

A. Thực hành hát Then.

B. Nghi lễ và trò chơi kéo co.

C. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.

D. Không gian văn hóa Cồng chiêng.

Câu 11:

Một trong những tín ngưỡng truyền thống tồn tại phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam là

A. thờ Đức Phật.

B. thờ cúng tổ tiên.

C. thờ Thánh A-la.

D. thờ Thiên Chúa.

Câu 12:

Loại lương thực chủ yếu của phần đông các dân tộc ở Việt Nam là

A. mèn mén nấu từ bột ngô.

B. cơm nấu từ gạo tẻ, gạo nếp.

C. bánh khẩu xén làm từ củ sắn.

D. bánh láo khoải làm từ bột ngô.

Câu 13:

Nhận xét nào dưới đây đúng về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?

A. Đa dạng, phong phú.

B. Không có bản sắc riêng.

C. Đơn điệu, nhàm chán.

D. Không có nhiều giá trị.

Câu 14:

Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?

A. Hầu hết các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều có tiếng nói riêng.

B. Ở Việt Nam thường xuyên xảy ra xung đột giữa các tộc người.

C. Mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng về văn hóa.

D. Các dân tộc ở Việt Nam cư trú vừa tập trung vừa xen kẽ.

Câu 15:

Tập quán sản xuất của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam không hoàn toàn giống nhau, chủ yếu do

A. năng lực sản xuất và thái độ lao động của các dân tộc có sự khác biệt.

B. trình độ nhận thức và tuy duy của các dân tộc có sự chênh lệch nhất định.

C. khác nhau về mức độ áp dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại.

D. địa bàn cư trú trải rộng trên nhiều địa hình và điều kiện tự nhiên khác nhau.

Câu 16:

Nhận xét nào dưới đây không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?

A. Đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí.

B. Đơn điệu, không có bản sắc riêng của từng tộc người.

C. Phản ánh tập quán, óc thẩm mĩ của cộng đồng dân cư.

D. Trang phục của mỗi dân tộc có nét đặc trưng riêng.

Câu 17:

“Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc” – đó là nội dung của nguyên tắc nào trong chính sách dân tộc?

A. Tự quyết.

B. Đoàn kết.

C. Cùng giúp nhau phát triển.

D. Tôn trọng.

Câu 18:

Khi thực hiện chính sách dân tộc, trong công tác giáo dục – đào tạo, Đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay đặc biệt chú trọng vấn đề gì?

A. Củng cố các vùng và địa bàn chiến lược.

B. Hỗ trợ các dân tộc nâng cao kiến thức sản xuất.

C. Phổ cập giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

D. Bảo tồn di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số.

Câu 19:

Ở Việt Nam hiện nay, tổ chức nào có vai trò rất lớn trọng việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

B. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

C. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

D. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Câu 20:

Việc nhà nước Việt Nam ban hành các chính sách hỗ tợ đồng bào dân tộc thiểu số về: đất đai, thuế, giống cây trồng, phân bón, vật tư, gia súc,… là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Giáo dục.

C. Y tế.

D. Văn hóa.

Câu 21:

Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam?

A. Nhu cầu trị thuỷ và thuỷ lợi để phát triển sản xuất.

B. Nhu cầu đoàn kết lực lượng để đấu tranh chống ngoại xâm.

C. Tập hợp lực lượng để tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ.

D. Nhà nước xây dựng quan hệ hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc.

Câu 22:

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa như thế nào đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

A. Góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam.

B. Tạo nên sự đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc.

C. Góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc.

D. Thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển nhanh, bền vững.

Câu 23:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng vè bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?

A. Tạo môi trường hòa bình, ổn định cho việc phát triển kinh tế, văn hóa.

B. Tạo nguồn sức mạnh để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C. Là nhân tố duy nhất quyết định thành công của công cuộc đổi mới đất nước.

D. Góp phần khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới.

Câu 24:

Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam?

A. Nhân tố duy nhất dẫn đến sự thắng lợi, thành công.

B. Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.

C. Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.

D. Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.