Đề thi cuối kì 1 Hóa học 11 Kết nối tri thức ( Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.
có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. 
chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. 
xảy ra giữa hai chất khí.
Câu 2:

Cho các nhận xét sau:

(a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản nghịch.

(b) Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau.

(c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ chất ban đầu.

(d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi.

Các nhận xét đúng là

(a) và (b).
(b) và (c).     
 (a) và (c).
(a) và (d).
Câu 3:

Cho dãy các chất sau: NaOH, KCl, H2SO3, CuO, C6H12O6 (glucose). Số chất điện li có trong dãy là

1
2
3
4
Câu 4:

Dung dịch NaOH 0,01M có pH là

1
2
11
12
Câu 5:

Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do

nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ. 
nitrogen có độ âm điện lớn.
phân tử nitrogen có liên kết ba bền vững.      
phân tử nitrogen không phân cực
Câu 6:

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước.
Khí NH3 nặng hơn không khí.
Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
Phân tử NH3 chứa các liên kết cộng hoá trị phân cực.
Câu 7:

Thành phần chính của quặng pyrite là

PbS.
FeS2.
CaSO4.
BaSO4.
Câu 8:

Ứng dụng nào sau đây không là ứng dụng của sulfur?

Lưu hoá cao su.
Sản xuất diêm, thuốc nổ.

Sản xuất nitric acid.

Sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm.
Câu 9:

Lưu ý bắt buộc để đảm bảo an toàn khi sử dụng dung dịch sulfuric acid đặc là

bảo quản sulfuric acid trong lọ bằng chất dẻo.
đè chai đựng acid lên miệng cốc khi rót acid.

lượng acid dư thừa sau khi sử dụng phải đổ xuống cống thoát nước.

không đổ nước vào dung dịch acid đặc.
Câu 10:

Chất nào sau đây được dùng làm chất phụ gia để làm đông các sản phẩm như đậu hũ, đậu non…?

BaSO4.
CaSO4.
MgSO4.
(NH4)2SO4.
Câu 11:

Nhận xét nào dưới đây về đặc điểm chung của các chất hữu cơ không đúng?

Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy.
Liên kết hoá học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
Các hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.
Các phản ứng hoá học của hợp chất hũu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm. 
Câu 12:

Hợp chất nào sau đây không là hợp chất hữu cơ?

CH4.
HCN.
CH3OH.
CH3Cl.
Câu 13:

Phương pháp chiết là sự tách chất dựa vào sự khác nhau

về kích thước phân tử.
ở mức độ nặng nhẹ về khối lượng.
về khả năng bay hơi.
về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.
Câu 14:

Phương pháp kết tinh được ứng dụng trong trường hợp nào dưới đây?

Tinh chế đường đỏ thành đường trắng.
Tách β – carotene từ nước ép cà rốt.
Nấu rượu để uống
Ngâm rượu thuốc.
Câu 15:

Chất nào sau đây là dẫn xuất của hydrocarbon?

CO2.
CH4.
CH3Cl.
HCN.
Câu 16:

Các chất hữu cơ có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là các chất

đồng phân của nhau.
đồng đẳng của nhau.
đồng vị của nhau.
đồng khối của nhau.
Câu 17:

Cho phản ứng sau: 2C(s) + O2(g) 2CO(g). Biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng là

KC = CO2C2.O2 
KC = CO2O2 
KC = C2.O2CO2 
KC = O2CO2 
Câu 18:

Cho phản ứng thuận nghịch sau:

NH3 + H2O  NH4++OH

Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid?

NH3.
H2O.
OH.
NH4+.
Câu 19:

Phân biệt được dung dịch NH4NO3 và NaNO3 bằng thuốc thử là dung dịch

NaCl.
KNO3.
NaOH.         
K2SO4.
Câu 20:

Trong phản ứng với chất nào sau đây, nitrogen thể hiện tính khử?

H2.
O2.
NH3.
Mg.
Câu 21:

Nitric acid thể hiện tính acid khi tác dụng với chất nào sau đây?

S.
Mg.
Fe2O3.
FeO.
Câu 22:

Chất khí (X) tan trong nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ và khí (X) có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí (X) là

NH3
CO2
SO2.   
O3.
Câu 23:

Để phân biệt hai dung dịch NaCl và Na2SO4 có thể dùng thuốc thử là

BaSO4.
BaCl2.
BaCO3.
HNO3.
Câu 24:

Phổ hồng ngoại là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để nghiên cứu về

thành phần nguyên tố chất hữu cơ.
thành phần phân tử hợp chất hữu cơ.
cấu tạo hợp chất hữu cơ.
cấu trúc không gian hợp chất hữu cơ.
Câu 25:

Cho hỗn hợp các alkane có mạch carbon thẳng sau: pentane (sôi ở 36 °C), heptane (sôi ở 98 °C), octane (sôi ở 126 °C) và nonane (sôi ở 151 °C). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây?

Chiết.
Kết tinh.       
Bay hơi.       
Chưng cất.
Câu 26:

Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho như hình vẽ bên dưới:

Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là

45
60
43
15
Câu 27:

Công thức hoá học nào sau đây phù hợp với thuyết cấu tạo hoá học?

CH3 – CH2 = OH.
CH3–O=CH–CH3.
CH3 – CH2 – CH2 – N.
CH3CH2Cl.
Câu 28:

Cặp chất nào dưới đây là đồng phân loại nhóm chức?

CH3OH và C2H5OH.
CH3CH2OH và CH3OCH3.
CH2 = CH – CH3 và CH≡CH2 – CH3.
CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3.