Đề thi giữa học kì 1 GDCD 11 (có đáp án - Đề 2)
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Thị trường bao gồm các nhân tố cơ bản nào?
A. Hàng hóa, tiền tệ, chợ, siêu thị.
B. Cung – cầu, giá cả, tiền tệ.
C. Hàng hóa, tiền tệ, giá cả, giá trị.
D. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
Nội dung nào được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Kích thích sức sản xuất.
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
D. Làm cho môi trường bị suy thoái.
Hành động nào là thể hiện sự cạnh tranh lành mạnh?
A. Giảm giá bán sản phẩm.
B. Chèo kéo, tranh giành khách hàng.
C. Bêu xấu các sản phẩm của nhà sản xuất khác.
D. Tẩy chay hàng hóa của nhà sản xuất khác.
Hành vi nào sau đây là sự biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
B. Tung ra nhiều khuyến mãi để thu hút khách hàng.
C. Đầu cơ tích trữ để nâng cao lợi nhuận.
D. Hạ giá thành sản phẩm.
Quy luật kinh tế nào chi phối trong nền sản xuất hàng hóa?
A. Quy luật giá trị.
B. Quy luật lưu thông hàng hóa.
C. Quy luật cạnh tranh.
D. Quy luật cung – cầu.
Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?
A. Sản xuất của cải vật chất
B. Hoạt động.
C. Tác động.
D. Lao động.
Một trong những chức năng của thị trường là gì?
A. Kiểm tra hàng hóa.
B. Trao đổi hàng hóa.
C. Thực hiện.
D. Đánh giá
Tư liệu lao động làm nhiệm vụ
A. chứa các nguyên, nhiên liệu trong quá trình sản xuất.
B. đáp ứng được yêu cầu trong quá trình sản xuất.
C. truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao đông.
D. biến đổi các yếu tố tự nhiên thành sản phẩm tiêu dùng.
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là gì?
A. Sản xuất được nhiều hàng hóa nhất.
B. Bán được nhiều hàng hóa nhất.
C. Trở thành người chi phối thị trường.
D. Giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
Nội dung nào được xem là mặt hạn chế của cạnh tranh?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. Làm cho môi trường bị suy thoái.
C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
D. Kích thích sức sản xuất.
Mục đích mà người tiêu dùng hướng đến là
A. lợi nhuận.
B. giá cả.
C. công dụng của hàng hóa.
D. số lượng hàng hóa.
Nắm bắt thông tin trên thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với người mua hàng?
A. Giúp người mua điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
B. Không thiệt thòi khi bán hàng.
C. Thiếu tự tin khi tham gia mua bán trên thị trường.
D. Nhắc nhở người khác không thực hiện sai giá trị hàng hoá.
Việc trao đổi các hàng hóa với nhau trên thị trường thực chất là trao đổi
A. Giá trị sử dụng khác nhau của hàng hóa.
B. Những lượng lao động hao phí bằng nhau ẩn chứa trong hàng hóa.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Giá trị của hàng hóa.. Giá trị của hàng hóa.
Một hàng hóa sản xuất ra có được thị trường thừa nhận hay không thể hiện thông qua số lượng hàng hóa
A. được bày bán nhiều hay ít.
B. nhiều hay ít.
C. không bán được.
D. thay đổi mẫu mã.
Cạnh tranh trong lĩnh vực nào là quan trọng nhất?
A. Trong lĩnh vực nghệ thuật.
B. Trong lĩnh vực chính trị.
C. Trong lĩnh vực kinh tế.
D. Trong lĩnh vực xã hội.
Việc là chuyển từ sản xuất mũ vải sang sản xuất vành mũ bảo hiểm chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết trong lưu thông.
B. Điều tiết trong sản xuất.
C. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
D. Tự phát từ quy luật giá trị.
Để có được lợi nhuận cao và giành được ưu thế cạnh tranh người sản xuất phải đảm bảo điều kiện nào sau đây?
A. Phải giảm giá trị xã hội của hàng hóa.
B. Phải tăng giá trị cá biệt của hàng hóa.
C. Giữ nguyên giá trị cá biệt của hàng hóa.
D. Phải giảm giá trị cá biệt của hàng hóa.
Hàng hóa được đem ra trao đổi trên thị trường căn cứ vào
A. thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. thời gian lao động cá biệt.
C. thời gian lao động hiện tại.
Đáp án A. thời gian lao động quá khứ của người lao động.
Xét tổng hàng hóa trên phạm vi toàn xã hội thì quy luật giá trị yêu cầu:
A. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải = Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX.
B. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải > Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX.
C. Tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải < Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong SX.
D. Tổng giá trị hàng hóa sau khi bán suy ra Tổng giá cả hàng hóa được tạo ra trong SX.
Việc phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có nhiều lãi là kết quả tác động nào của quy luật giá trị?
A. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
B. Tăng năng suất lao động.
C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Để giúp cho các chủ thể kinh tế kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh đúng kỷ cương. Nhà nước cần phải làm gì?
A. Để cho các chủ thể kinh tế tự do kinh doanh.
B. Tạo hành lang pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi, hiệu quả.
C. Quản lý các hoạt động của các chủ thể kinh tế.
D. Bù lỗ cho các doanh nghiệp bị thua lỗ.
Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa gọi là gì?
A. Giá trị hàng hóa.
B. Thời gian lao động cá nhân.
C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
D. Thời gian lao động cá biệt.
Quá trình thực hiện giá trị sử dụng của hàng hóa được thực hiện trên lĩnh vực nào?
A. Lưu thông.
B. Sản xuất.
C. Phân phối
D. Tiêu dùng.
Cho bảng số liệu sau:
Nhóm sản xuất (triệu m) | Số lượng hàng hóa | Thời gian lao động cá biệt để sản xuất 1m vải (giờ) |
A | 10 | 1 |
B | 5 | 2 |
C | 85 | 3 |
Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết của 1 mét vải làm cơ sở xác định giá cả 1 mét vải bán ra trên thị trường?
A. 2,5 giờ
B. 2,75 giờ
C. 2 giờ
D. 3 giờ
Yếu tố nào sau đây không thuộc tác động của quy luật giá trị?
A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên.
B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
C. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.
D. Tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường và bán được, khi đó chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hóa được thực hiện, lúc này thị trường đã thực hiện chức năng
A. thực hiện.
B. điều tiết.
C. thông tin.
D. trao đổi.
Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?
A. Cần thiết.
B. Trung tâm.
C. Quyết định.
D. Quan trọng.
Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất?
A. Công cụ lao động.
B. Sức lao động.
C. Tư liệu sản xuất.
D. Đối tượng lao động.
Để may một cái áo A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ?
A. 3 giờ.
B. 4 giờ
C. 5 giờ
D. 6 giờ.
Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết trong sản xuất.
B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
C. Tự phát từ quy luật giá trị.
D. Điều tiết trong lưu thông.
Người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường và bán được, khi đó chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó được xã hội chấp nhận, giá trị của hàng hóa được thực hiện, lúc này thị trường đã thực hiện chức năng gì ?
A. Chức năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng.
B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng thực hiện.
D. Chức năng trao đổi.
Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào?
A. Luôn ăn khớp với giá trị.
B. Luôn cao hơn giá trị.
C. Luôn thấp hơn giá trị.
D. Luôn xoay quanh trục giá trị.
Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển của
A. quá trình trao đổi hàng hóa.
B. quá trình lao động và trao đổi hàng hóa.
C. sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và thị trường.
D. quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.
Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là gì?
A. Sức lao động.
B. Lao động.
C. Sản xuất của cải vật chất.
D. Hoạt động.
Biểu hiện của quy luật giá trị trong lưu thông hàng hóa là gì?
A. Trao đổi theo sự biến động của thị trường.
B. Trao đổi theo theo nguyên tắc ngang giá.
C. Trao đổi theo quan hệ cung – cầu.
D. Trao đổi theo nhu cầu.
Từ khi nào quy luật giá trị được vận dụng đúng vào nền kinh tế nước ta ?
A. Từ khi đất nước thống nhất năm 1976.
B. Từ khi đổi mới nền kinh tế năm 1986.
C. Từ khi đất nước giành độc lập năm 1945.
D. Từ đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991.
Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào quyết định?
A. Người sản xuất.
B. Nhà nước.
C. Thị trường.
D. Người làm dịch vụ.
Theo nội dung quy luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào?
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. Thời gian lao động cá biệt.
C. Giá trị của hàng hóa.
D. Nhu cầu của mọi người.
Giá cả hàng hóa là giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng
A. số lượng hàng hóa.
B. một lượng tiền.
C. chất lượng hàng hóa.
D. giá trị lưu thông.
Nhà nước có trách nhiệm điều tiết cạnh tranh bằng cách thông qua các hình thức
A. Nâng cao mức thuế thu nhập.
B. Giáo dục, pháp luật, chính sách kinh tế - xã hội thích hợp.
C. Giáo dục tư tưởng cho các chủ thể kinh tế.
D. Phổ biến pháp luật cho mọi người nắm được.