Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 9 có đáp án năm 2022 (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường
A. bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 2:
Pháp tuyến tại điểm tới là đường thẳng
A. tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.
B. vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường tại điểm tới.
C. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.
D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 3:
Trên hình vẽ, biết SI là tia chiếu từ không khí tới mặt nước, tia khúc xạ của tia này trùng với một trong bốn tia 1, 2, 3, 4. Tia khúc xạ là tia số
Trên hình vẽ, biết SI là tia chiếu từ không khí tới mặt nước, tia khúc xạ của tia này trùng (ảnh 1)

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 4:
Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm.
B. song song với trục chính.
C. truyền thẳng theo phương của tia tới.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 5:
Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính nếu
A. tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
B. tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
C. tia tới song song với trục chính.
D. tia tới bất kì.
Câu 6:
Thấu kính phân kì là loại thấu kính
A. có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hộ tụ.
D. có thể làm bằng kim loại.
Câu 7:
Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng
A. tiêu cự của thấu kính.
B. hai lần tiêu cự của thấu kính.
C. bốn lần tiêu cự của thấu kính.
D. một nửa tiêu cự của thấu kính.
Câu 8:
Tiêu điểm của thấu kính hội tụ có đặc điểm
A. mỗi thấu kính có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính.
B. là một điểm bất kỳ trên trục chính của thấu kính.
C. mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở sau thấu kính.
D. mỗi thấu kính chỉ có một tiêu điểm ở trước thấu kính.
Câu 9:
Khi đo hiệu điện thế xoay chiều ta dùng:
A. Ampe kế một chiều.
B. Vôn kế một chiều.
C. Ampe kế xoay chiều.
D. Vôn kế xoay chiều.
Câu 10:
Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?
A. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
B. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.
C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
D. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kỳ.
Câu 11:
Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì
A. góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
B. tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.
C. tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 300.
D. góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
Câu 12:

Chỉ ra câu SAI

Chiếu một chùm tia sáng song song vào một thấu kính hội tụ, theo phương vuông góc với mặt của thấu kính thì chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ:
A. loe rộng dần ra.
B. bị thắt lại.
C. thu nhỏ dần lại.
D. gặp nhau tại một điểm.
Câu 13:
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính, cách thấu kính hội tụ 5 cm, thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 cm. Ảnh AB có đặc điểm nào dưới đây?
A. Ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật.
B. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
C. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
D. Ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật.
Câu 14:
Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là
A. ảnh ảo ngược chiều vật.
B. ảnh ảo cùng chiều vật.
C. ảnh thật cùng chiều vật.
D. ảnh thật ngược chiều vật.
Câu 15:
Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là
A. 0,20 m.
B. 0,40 m.
C. 0,10 m.
D. 0,40 cm.
Câu 16:
Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất
A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
D. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.
Câu 17:
Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?
A. Không còn tác dụng từ.
B. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi.
C. Tác dụng từ giảm đi.
D. Lực từ đổi chiều.
Câu 18:
Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 0,60 m. Tiêu cự của thấu kính là
A. 60 cm.
B. 120 cm.
C. 30 cm.
D. 6 cm.
Câu 19:
Trên cùng một đường dây tải điện, nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn lên 10 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây sẽ:
A. tăng 102 lần.
B. giảm 102 lần.
C. giảm 104 lần
D. tăng 104 lần.
Câu 20:
Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn SAI đường truyền của tia sáng đi qua thấu kính?
Hình vẽ nào dưới đây biểu diễn SAI đường truyền của tia sáng đi qua thấu kính? (ảnh 1)
A. Hình 2, 4.
B. Hình 1, 3.
C. Hình 2, 3.
D. Hình 1, 4.
Câu 21:
Máy biến thế dùng để?
A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định.
B. Giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi.
C. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.
D. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện.
Câu 22:
Tia tới song song song với trục chính của một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15 cm. Độ lớn tiêu cự của thấu kính này là:
A. 15 cm.
B. 15 mm.
C. 30 mm.
D. 30 cm.
Câu 23:
Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì
A. có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo.
B. chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến.
C. chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến.
D. chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.
Câu 24:
Dùng kẹp gắp một viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước. Phát biểu nào sau đây chính xác?
A. Chậu có nước khó gắp hơn vì ánh sáng từ viên bi truyền đến mắt bị khúc xạ nên khó xác định vị trí của viên bi.
B. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng phản xạ ánh sáng.
C. Chậu có nước khó gắp hơn vì bi có nước làm giảm ma sát.
D. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng tán xạ ánh sáng.
Câu 25:
Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12 cm. Vật AB cách thấu kính khoảng d = 8 cm. A nằm trên trục chính, biết vật AB = 6 mm. Ảnh của vật AB cách thấu kính một đoạn bằng bao nhiêu?
A. 4,8 cm.
B. 4,8 m.
C. 24 cm.
D. 24 m.
Câu 26:
Cho trục của một thấu kính, A’B’ là ảnh của AB như hình vẽ. A’B’ là ảnh
Cho trục của một thấu kính, A’B’ là ảnh của AB như hình vẽ. A’B’ là ảnh (ảnh 1)
A. thật, thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.
B. ảo, thấu kính đã cho là thấu kính phân kì.
C. thật, thấu kính đã cho là thấu kính phân kì.
D. ảo, thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.
Câu 27:
Khi tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn trên đường dây truyền tải điện lên gấp đôi thì công suất hao phí trên đường dây sẽ
A. giảm đi 4 lần.
B. giảm đi một nửa.
C. Tăng lên 2 lần.
D. Tăng lên 4 lần.
Câu 28:
Cách nào sau đây được lựa chọn để làm giảm công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện?
A. Giảm điện trở trên đường dây.
B. Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây.
C. Giảm công suất của nguồn phát.
D. Tăng điện trở và giảm cường độ dòng điện trên đường dây.
Câu 29:
Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện có điện trở 20Ω hiệu điện thế 10.000V và công suất cần tải 50.000W là:
A. 100 W.
B. 0,8 W.
C. 4 W.
D. 500 W.
Câu 30:
Số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt có 15 000 vòng và 150 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là:
A. 2200 V.
B. 2,2 V
C. 22 000 V.
D. 22 V.