Đề thi Giữa học kì 2 Vật lí 9 có đáp án năm 2022 (Đề 4)
Đây là bản xem thử, hãy nhấn Luyện tập ngay để bắt đầu luyện tập với Sinx
- 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
- 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
- 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
- 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện
Câu 1:
Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều.
A. Dòng điện xoay chiều có chiều không đổi.
B. Dòng điện xoay chiều có chiều biến thiên liên tục theo thời gian.
C. Dòng điện xoay chiều có độ lớn và chiều dòng điện biến thiên liên tục theo thời gian.
D. Dòng điện xoay chiều có độ lớn không đổi.
Câu 2:
Chọn phát biểu đúng khi so sánh giữa đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.
A. Cả hai đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Phần quay là cuộn dây tạo ra dòng điện.
C. Phần đứng yên là nam châm tạo ra từ trường.
D. Đinamô dùng nam châm điện, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm vĩnh cửu.
Câu 3:
Dòng điện xoay chiều có thể gây ra
A. tác dụng nhiệt.
B. tác dụng quang.
C. tác dụng từ.
D. Cả ba tác dụng: nhiệt, quang, từ.
Câu 4:
Trong hiện tượng cảm ứng điện từ ta nhận biết được điều gì?
A. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn đặt gần nam châm.
B. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm.
C. Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.
D. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào nam châm.
Câu 5:
Mắc một bóng đèn có ghi 12V - 6W lần lượt vào hiệu điện thế một chiều rồi vào mạch điện xoay chiều cùng hiệu điện thế 12 V. Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về độ sáng của bóng đèn.
A. Khi mắc vào dòng điện một chiều bóng đèn sáng hơn.
B. Khi mắc vào dòng điện xoay chiều bóng đèn sáng hơn.
C. Độ sáng của bóng đèn trong hai trường hợp là như nhau.
D. Khi mắc vào mạch điện xoay chiều, độ sáng bóng đèn chỉ bằng một nửa so với khi mắc vào mạch điện một chiều.
Câu 6:
Có mấy loại máy phát điện xoay chiều?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7:
Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn
A. Toàn bộ điện năng ở nơi cấp sẽ truyền đến nơi tiêu thụ.
B. Có một phần điện năng hao phí do hiện tượng tỏa nhiệt trên đường dây.
C. Hiệu suất truyền tải là 100%.
D. Không có hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.
Câu 8:
Các bộ phận chính của máy biến thế gồm:
A. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện.
B. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện.
C. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu.
D. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt.
Câu 9:
Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. Phần rìa dày hơn phần giữa.
B. Phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. Phần rìa và phần giữa bằng nhau.
D. Hình dạng bất kì.
Câu 10:
Một máy biến thế có hiệu điện thế cuộn sơ cấp là 220 V, số vòng cuộn sơ cấp là 500 vòng, hiệu điện thế cuộn thứ cấp là 110 V. Hỏi số vòng của cuộn thứ cấp là bao nhiêu vòng?
A. 220 vòng.
B. 230 vòng.
C. 240 vòng.
D. 250 vòng.
Câu 11:
Phương án làm giảm hao phí hữu hiệu nhất là:
A. Tăng tiết diện dây dẫn.
B. Chọn dây dẫn có điện trở suất nhỏ.
C. Tăng hiệu điện thế.
D. Giảm tiết diện dây dẫn.
Câu 12:
Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló:
A. Đi qua tiêu điểm của thấu kính.
B. Song song với trục chính của thấu kính.
C. Cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì.
D. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 13:
Một máy biến thế gồm cuộn sơ cấp có 1000 vòng, cuộn thứ cấp có 10000 vòng đặt ở đầu một đường dây tải điện để truyền đi một công suất điện là 11000 kW. Biết hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là 110 kV. Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp.
A. 11000 V
B. 110 V
C. 1100 V
D. 110000 V
Câu 14:
Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12 cm. Vật AB cách thấu kính khoảng d = 8 cm. A nằm trên trục chính, biết vật AB = 6 mm. Ảnh của vật AB cách thấu kính một đoạn bằng bao nhiêu?
A. 4,6 cm
B. 5 cm
C. 4,8 cm
D. 4 cm
Câu 15:
Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có N1 = 5000 vòng, cuộn thứ cấp có N2 = 625 vòng. Nối hai đầu cuộn sơ cấp vào mạng điện có hiệu điện thế U1 = 220 V. Tính dòng điện chạy qua cuộn thứ cấp nếu nối hai đầu cuộn thứ cấp với điện trở 137,5 Ω. Coi điện năng không bị mất mát.
A. 0,2 A
B. 0,4 A
C. 0,6 A
D. 0,8 A
Câu 16:
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng
A. Tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường bị hắt trở lại môi trường cũ.
B. Tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
C. Tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.
D. Tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.
Câu 17:
Gọi n1, U1 là số vòng dây và hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp; n2, U2 là số vòng dây và hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn dây thứ cấp. Hệ thức nào sau đây là đúng?
A.
B. U1.n1 = U2.n2.
C. U1 + U2 = n1 + n2.
D. U1 - U2 = n1 - n2.
Câu 18:
Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì
A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
B. Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.
C. Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 300.
D. Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.
Câu 19:
Cho hình vẽ sau. Hãy nêu đường truyền của tia sáng, mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ.
A. Truyền từ không khí sang nước, i < r.
B. Truyền từ không khí sang nước, i > r.
C. Truyền từ nước sang không khí, i < r.
D. Truyền từ nước sang không khí, i > r.
Câu 20:
Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. Chùm tia phản xạ.
B. Chùm tia ló hội tụ.
C. Chùm tia ló phân kì.
D. Chùm tia ló song song khác.
Câu 21:
Quan sát hình vẽ, tia ló nào vẽ sai?
A. Tia 1.
B. Tia 3.
C. Tia 1, 2, 3 đều sai.
D. Tia 2.
Câu 22:
Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 80 cm. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 60 cm.
B. 120 cm.
C. 40 cm.
D. 90 cm.
Câu 23:
Đặt một vật AB cao 5 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất, chiều cao là bao nhiêu?
A. Ảnh ảo, cùng chiều, A’B’ = 5 cm.
B. Ảnh thật, ngược chiều, A’B’ = 10 cm.
C. Ảnh ảo, ngược chiều, A’B’= 10 cm.
D. Ảnh thật, ngược chiều, A’B’= 5 cm.
Câu 24:
Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì giống nhau ở chỗ
A. Đều cùng chiều với vật.
B. Đều ngược chiều với vật.
C. Đều lớn hơn vật.
D. Đều nhỏ hơn vật.
Câu 25:
Cho thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm, vật AB đặt cách thấu kính 60 cm và có chiều cao h = 2 cm. Vận dụng kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
A. d' = 20cm.
B. d' = 30cm.
C. d' = 40cm.
D. d' = 50cm.
Câu 26:
Một vật AB cao 2 cm được đặt trước một thấu kính hội tụ. Thấu kính này cho một ảnh thật lớn hơn vật hai lần và cách thấu kính 30 cm. Hỏi vật AB cách thấu kính là bao nhiêu?
A. 60 cm.
B. 15 cm.
C. 10 cm.
D. 30 cm.
Câu 27:
Thấu kính phân kì là loại thấu kính
A. Có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. Biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hộ tụ.
D. Có thể làm bằng chất rắn trong suốt.
Câu 28:
Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:
A. Ảnh ảo, ngược chiều vật.
B. Ảnh ảo, cùng chiều vật.
C. Ảnh thật, cùng chiều vật.
D. Ảnh thật, ngược chiều vật.
Câu 29:
Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng
A. Tiêu cự của thấu kính.
B. Hai lần tiêu cự của thấu kính.
C. Bốn lần tiêu cự của thấu kính.
D. Một nửa tiêu cự của thấu kính.
Câu 30:
Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25 cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là:
A. 12,5 cm
B. 25 cm
C. 37,5 cm
D. 50 cm
Câu 31:
Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25 cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là:
A. 12,5 cm
B. 25 cm
C. 37,5 cm
D. 50 cm