Đề thi giữa kì 1 GDCD 12 (có đáp án - Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật là:

A. tính truyền thống. 

B. tính hiện đại. 

C. tính đa nghĩa. 

D. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 2:

Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội nên pháp luật mang bản chất:

A. công dân. 

B. giai cấp. 

C. xã hội. 

D. tập thể.

Câu 3:

Trong việc điều chỉnh hành vi con người, pháp luật khác đạo đức ở điểm nào dưới đây?

A. Tự giác. 

B. Tự nguyện. 

C. Bắt buộc. 

D. Xã hội lên án.

Câu 4:

Pháp luật là phương tiện để công dân:

A. thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. 

B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

C. thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 

D. tự do thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Câu 5:

Pháp luật là phương tiện để nhà nước:

A. quản lý xã hội. 

B. phục vụ lợi ích của mình. 

C. phát huy quyền lực chính trị. 

D. kiểm soát hoạt động của mỗi công dân.

Câu 6:

Đâu là khẳng định đúng về tuân thủ pháp luật?

A. Làm những việc mà pháp quy định phải làm. 

B. Làm những việc tùy thuộc vào khả năng của mình. 

C. Không làm những việc mà pháp luật cấm. 

D. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

Câu 7:

Xâm phạm các quy tắc về quản lí nhà nước là hành vi vi phạm pháp luật:

A. hành chính. 

B. hình sự. 

C. dân sự. 

D. kỉ luật.

Câu 8:

Trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người vi phạm hình sự từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?

A. Từ đủ 12 tuổi trở lên. 

B. Từ đủ 14 tuổi trở lên. 

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. 

D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 9:

Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm:

A. buộc các chủ thể vppl chấm dứt hành vi trái pháp luật. 

B. buộc các chủ thể phải nộp phạt hành chính. 

C. bắt người vi phạm giao cho công an. 

D. buộc các chủ thể tiếp tục hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 10:

Hành vi nào dưới đây vi phạm hành chính?

A. Đi xe máy gây tai nạn làm chết người. 

B. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. 

C. Làm giả giấy tờ tùy thân. 

D. Cán bộ, công nhân đi làm muộn giờ.

Câu 11:

Nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và luật nhằm:

A. đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. 

B. thể hiện quyền lực của mình. 

C. hoàn thiện hệ thống pháp luật. D. bảo vệ Nhà nước và công dân.

C. hoàn thiện hệ thống pháp luật. D. bảo vệ Nhà nước và công dân.

Câu 12:

Việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của:

A. Nhà nước. 

B. Nhân dân. 

C. Các tổ chức chính trị. 

D. Các tổ chức xã hội.

Câu 13:

Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:

A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình. 

B. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình. 

C. Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình. 

D. Người vợ quyết định việc sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

Câu 14:

Luật hôn nhân gia đình năm 2014 qui định độ tuổi kết hôn:

A. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. 

B. Nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi. 

C. Nam 22 tuổi nữ 20 tuổi. 

D. Nam 19 tuổi, nữ 18 tuổi.

Câu 15:

Sau khi sinh con, để thuận lợi cho công tác và chăm sóc con, chi A bàn với chồng chuyển đến nhà sống cùng bố mẹ đẻ của chị, chồng chị đã vui vẻ đồng ý. Việc làm trên thể hiện :

A. Bình đẳng trong quan hệ tài sản. 

B. Bình đẳng trong quan hệ nhân thân. 

C. Bình đẳng trong tình cảm vợ chồng. 

D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Câu 16:

Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động:

A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. 

B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh. 

C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm. 

D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.

Câu 17:

Một trong các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động?

A. Công bằng. 

B. Dân chủ. 

C. Trách nhiệm. 

D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 18:

Trường THPT dân tộc nội trú của tỉnh H có học sinh thuộc nhiều dân tộc khác nhau trong tỉnh, trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ của trường học sinh đều được khuyến khích hát các bài hát và biểu diễn các điệu múa đặc sắc của dân tộc mình. Đó là…

A. Biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 

B. Biểu hiện của bản sắc dân tộc, không phải là bản biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 

C. Biểu hiện chủ trương, khuyến khích hoạt động văn hóa, văn nghệ. 

D. Biểu hiện của bản sắc dân tộc.

Câu 19:

Ý kiến nào dưới đây thể hiện Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế:

A. Cho người dân vay vốn với lãi suất thấp. 

B. Đầu tư tài chính để mở mang trường lớp ở vùng sâu, vùng xa. 

C. Đầu tư xây dựng nhà văn hóa ở các thôn. 

D. Hỗ trợ gạo cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Câu 20:

Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?

A. Công dân các dân tộc thiểu số được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu. 

B. Công dân các dân tộc thiểu số và đa số có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. 

C. Chỉ có công dân các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do kinh doanh ở các tỉnh miền núi. 

D. Chỉ có công dân các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư kinh doanh ở địa bàn miền núi.

Câu 21:

Trong trường PTDT Nội Trú nhà trường luôn khuyến khích học sinh mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình, hát, múa các tiết mục văn nghệ đặc sắc của dân tộc mình. Việc làm trên thể hiện quyền gì của công dân?

A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 

B. Quyền tự do giữa các dân tộc. 

C. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. 

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 22:

Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế đối với vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc. Chủ trương này của Nhà nước là tạo điều kiện để nhân dân các dân tộc được bình đẳng với nhau trên lĩnh vực gì?

A. Chính trị. 

B. Giáo dục. 

C. Y tế. 

D. Kinh tế.

Câu 23:

Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt giam giữ người?

A. Co quan thi hành án cấp huyện. 

B. Phòng điều tra tội phạm công an tỉnh. 

C. Các đội cảnh sát tuần tra giao thông. 

D. Tòa án, Viện Kiểm Sát, Cơ quan điều tra các cấp.

Câu 24:

Hành vi vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được thể hiện của việc làm nào dưới đây?

A. Đánh người gây thương tích. 

B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật. 

C. Khám xét nhà khi không có lệnh. 

D. Tự tiện bóc mở thư của người khác.

Câu 25:

Để bắt người đúng pháp luật, cần tuân thủ đúng:

A. công đoạn. 

B. giai đoạn. 

C. trình tự, thủ tục. 

D. thời điểm.

Câu 26:

Hành vi nào sau đây xâm hại đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân?

A. Vu khống người khác. 

B. Bóc mở thư của người khác. 

C. Tự ý vào chỗ ở của người khác. 

D. Bắt người không có lý do.

Câu 27:

Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?

A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ. 

B. Chủ nhà trọ phá khóa vào phòng trọ chữa cháy. 

C. Mọi người dân sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà. 

D. Công an vào khám nhà khi có lệnh của tòa án.

Câu 28:

Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng trọ của người khác là xâm phạm đến quyền:

A. bí mật đời tư của công dân. 

B. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 

C. bất khả xâm phạm về tài sản của công dân. 

D. bí mật tự do tuyệt đối của công dân.

Câu 29:

Để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân đòi hỏi mỗi người phải:

A. tôn trọng chỗ ở của người khác 

B. tôn trọng bí mật của người khác. 

C. tôn trọng tự do của người khác. 

D. tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

Câu 30:

Hành vi đánh người xâm phạm đến:

A. thân thể của công dân. 

B. tính mạng và sức khỏe của công dân. 

C. danh dự của công dân. 

D. nhân phẩm của công dân.

Câu 31:

Hành vi nào sau đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?

A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ. 

B. Chủ nhà trọ phá khóa vào phòng chữa cháy khi người thuê không có mặt. 

C. Hàng xóm sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà. 

D. Công an vào khám nhà khi có lệnh của tòa án.

Câu 32:

Hành vi tự ý vào nhà hoặc phòng ở của người khác là xâm phạm đến quyền:

A. Quyền bí mật đời tư của công dân. 

B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. 

C. Quyền bất khả xâm phạm về tài sản của công dân. 

D. Quyền bí mật tự do tuyệt đối của công dân.

Câu 33:

A có việc vội ra ngoài không tắt máy tính, B tự ý mở ra đọc những dòng tâm sự của A trên email. Hành vi này xâm phạm:

A. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. 

B. quyền tự do dân chủ của công dân. 

C. quyền bảo đảm an toàn bí mật thư tín của công dân. 

D. quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 34:

Ý kiến nào là đúng với quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. 

B. Được phát biểu ở bất cứ nơi nào mình muốn. 

C. Được tự do tuyệt đối trong phát biểu ý kiến. 

D. Được tùy ý gặp bất cứ ai để phỏng vấn.

Câu 35:

Anh A thấy anh B đang vào nhà hàng xóm trộm tài sản, anh A có quyền gì sau đây?

A. Bắt anh B và giam giữ tại nhà riêng. 

B. Bắt anh B giao cho người hàng xóm hành hạ. 

C. Bắt anh B giao cho Ủy ban nhân dân gần nhất. 

D. Đánh anh B buộc A trả lại tài sản cho người hàng xóm.

Câu 36:

Nghi ngờ ông A lấy cắp tiền của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân. 

B. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân. 

C. Quyền nhân thân của công dân. 

D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.

Câu 37:

Do nghi ngờ nhà bà B sản xuất hàng giả nên công an phường và dân quân tự ý phá cửa nhà bà B và vào khám nhà bà. Hành vi của công an phường và dân quân đã vi phạm quyền nào sau đây?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể. 

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. 

C. Quyền tự do ngôn luận. 

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 38:

Sau một thời gian yêu nhau anh A và chị B chia tay. Sau khi chia tay anh A đăng nhiều hình ảnh nhạy cảm xúc phạm chị B trên mạng xã hội. Việc này làm chị B rất buồn và đau khổ. Trong trường hợp này em chọn cách ứng xử nào để giúp chị B?

A. Khuyên chị không cần để tâm đến kẻ xấu đó. 

B. Khuyên chị B trình báo với công an. 

C. Khuyên chị gửi tin nhắn cho mọi người để thanh minh. 

D. Khuyên chị B đến vạch trần bộ mặt anh A.

Câu 39:

Do nghi ngờ nhà bà B sản xuất hàng giả nên công an phường và dân quân tự ý phá cửa nhà bà B và vào khám nhà bà. Hành vi của công an phường và dân quân đã vi phạm quyền nào sau đây?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể. 

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. 

C. Quyền tự do ngôn luận. 

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 40:

Vào ban đêm, B vào nhà ông X ăn trộm. Ông X bắt được, trói và giữ lại tại nhà để tra hỏi. Đến sáng hôm sau, ông X mới dẫn Bình đến công an xã. Hỏi ông X vi phạm vào quyền gì dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. 

B. Quyền nhân thân của công dân. 

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. 

D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.