Đề thi giữa kì 1 Hóa học 11 Cánh diều (Đề 2)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch ?

N2 + 3H2 2NH3.

Fe + 2HCl FeCl2 + H2.                                  

H2 + Cl2 2HCl.

2H2 + O2 2H2O.

Câu 2:

Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng thì

nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi.

nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng vẫn liên tục thay đổi.

phản ứng hoá học không xảy ra.

tốc độ phản ứng hoá học xảy ra chậm dần.

Câu 3:

Hằng số cân bằng KC phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?           

Áp suất.       

Nồng độ.     

Chất xúc tác.

Bản chất phản ứng.

Câu 4:

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?

(1) nồng độ; (2) nhiệt độ; (3) chất xúc tác; (4) áp suất; (5) diện tích bề mặt.

(1), (2), (4).
(3), (4).
(3), (5).
(2), (3), (5).
Câu 5:

Nhận xét nào sau đây đúng nhất?

Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm có thể phản ứng được với nhau tạo thành chất đầu.

Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sản phẩm không thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.

Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra hoàn toàn.

Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.

 

Câu 6:

Sự điện li là

quá trình phân huỷ các chất thành chất mới khi hoà tan vào nước.

quá trình kết hợp giữa các ion thành phân tử trong dung dịch.

quá trình phản ứng giữa các ion tạo ra chất kết tủa.

quá trình phân li thành ion của các chất tan khi tan vào nước.

Câu 7:

Trường hợp nào sau đây không dẫn điện được?

Dung dịch NaOH.          

NaOH nóng chảy.           

Dung dịch HCl.     

KOH rắn khan.

Câu 8:

Chất nào sau đây không phải là chất điện li?

MgO.           

KCl.

H2SO4

KOH.

Câu 9:

Theo thuyết của Bronsted – Lowry thì base là chất

cho proton.

tan trong nước phân li ra H+.

nhận proton.

tan trong nước phân li ra OH.

Câu 10:

Trường hợp nào sau đây là sai?

pH = - lg[H+].        
[H+]= 10a thì pH = a.        
pH + pOH = 14. 
[H+]. [OH-]= 10-14.
Câu 11:

Cho phản ứng hoá học sau:

3Fe(s) + 4H2O(g)  Fe3O4(s) + 4H2(g)

Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là

 

KC=H24Fe3O4H2O4Fe3
KC=H24H2O4
KC=4H24H2O
KC=4H2Fe3O44H2O3Fe
Câu 12:

Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (màu nâu đỏ)N2O4 (không màu)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:

ΔH < 0, phản ứng toả nhiệt.

ΔH > 0, phản ứng toả nhiệt.

ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt.

ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt.

Câu 13:

Cho các cân bằng hoá học:

(1) CO (g) + H2O (g)  CO2 (g) + H2 (g)

(2) 2SO2(g) + O2(g) xt,to 2SO3(g)

(3) H2(g) + I2(g)  2HI(g)                           

(4) 2NO2(g)  N2O4(g)

Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là

(1), (2).
(2), (3).
(3), (4).

(2), (4).

Câu 14:

Xét phản ứng giữa methanoic acid và nước:

HCOOH + H2O HCOO + H3O+

     Cặp nào sau đây là acid theo Brønsted–Lowry?

H2O, HCOOH.
HCOOH, H3O+.     
H2O, H3O+.  

HCOOH, HCOO.

Câu 15:

“Đất phèn” là một khái niệm dân gian để chỉ loại đất chứa nhiều ion sulfate, có pH < 7. Môi trường của đất phèn là

môi trường base. 

môi trường trung tính.

môi trường acid.    

môi trường trung hoà.

Câu 16:

Nồng độ mol/L của dung dịch HNO3 có pH = 3 là

3 (M).
3 (M).
103(M).

lg3 (M).

Câu 17:

Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen (N) tồn tại ở dạng

đơn chất và hợp chất.

đơn chất.

hợp chất hữu cơ.

hợp chất vô cơ.

Câu 18:

Lí do khí nitrogen được bơm vào các gói bim bim (snack) là

tạo môi trường trơ bảo quản bim bim.

diệt khuẩn để bảo quản bim bim lâu hơn.

tăng khối lượng cho gói bim bim.

tăng tính thẩm mĩ của gói bim bim.

Câu 19:

Công thức Lewis của NH3 là :

Câu 20:

Khi nói về muối ammonium, phát biểu không đúng là

Muối ammonium dễ tan trong nước.    

Muối ammonium là chất điện li mạnh.

Muối ammonium kém bền với nhiệt.

Dung dịch muối ammonium có tính base.

Câu 21:

Phân tử nào sau đây có liên kết cho – nhận?

NH3.
N2.
HNO3.

H2.

Câu 22:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Dung dịch HNO3 làm xanh quỳ tím và làm phenolphtalein hóa hồng.

Nitric acid được dùng để sản xuất phân đạm, thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm.

Trong công nghiệp, để sản xuất HNO3 người ta đun hỗn hợp NaNO3 hoặc KNO3 rắn với H2SO4 đặc.

Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí ammonia (NH3).

Câu 23:

Trong phản ứng nào sau đây, nitrogen không thể hiện tính oxi hóa?

N2 + 3H2 ➝ 2NH3.

N2 + 6Li  2Li3N.          

N2 + O2  2NO.    

N2 + 3Mg  Mg3N2.

Câu 24:

Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do 

nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ. 
nitrogen có độ âm điện lớn nhất trong nhóm. 

phân tử nitrogen có liên kết ba rất bền (năng lượng liên kết lớn).

phân tử nitrogen không phân cực.
Câu 25:

Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành

màu hồng.    
màu vàng.    
màu đỏ.

màu xanh.

Câu 26:

Vai trò của NH3 trong phản ứng oxi hoá – khử là

tính khử. 

tính oxi hóa.

tính base.     

tính acid.

Câu 27:

Quá trình đốt cháy hỗn hợp hơi nhiên liệu và không khí trong động cơ khi đánh tia lửa điện sinh ra khí NO, một tác nhân gây ô nhiễm không khí. Tên gọi của NO là

Ammonia.

Nitrogen dioxide.            

Nitrogen monoxide.         

Nitrogen.

Câu 28:

HNO3 chỉ thể hiện tính acid khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?

CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO. 

CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.

Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3

KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.