Đề thi giữa kì 1 Hóa học 11 Cánh diều (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?

2H2( g)+O2( g)2H2O(l).
N2( g)+3H2( g)2NH3( g)
2KClO3( s)2KCl(s)+3O2( g)
2Na(g)+Cl2( g)2NaCl(g)
Câu 2:

Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là

sự biến đổi chất.
sự dịch chuyển cân bằng.
sự chuyển đổi vận tốc phản ứng.          
sự biến đổi hằng số cân bằng.
Câu 3:

Hằng số cân bằng của một phản ứng thuận nghịch (KC) phụ thuộc vào các yếu tố nào sau?

Nhiệt độ, nồng độ, áp suất.
Chất xúc tác, nhiệt độ, nồng độ.
Nồng độ chất phản ứng. 
Nhiệt độ, bản chất của phản ứng
Câu 4:

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học?

Nồng độ
Nhiệt độ.
Chất xúc tác.
Áp suất
Câu 5:

Trong phản ứng thuận nghịch, kết luận nào sao đây là đúng tại thời điểm ban đầu?

Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
Nồng độ các chất trong hệ phản ứng không đổi. 
Tốc độ phản ứng nghịch bằng 0 sau đó giảm dần.

Tốc độ phản ứng thuận đạt lớn nhất sau đó giảm dần.

Câu 6:

Chất nào sau đây là chất điện li?

O2.
KNO3.
KNO3.
CH4.
Câu 7:

Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

CO2.
KOH.
HF.
H2S.
Câu 8:

Phương trình điện li viết đúng là 

NaCl  Na+ + Cl.
NaOH  Na+ + OH.
HF  H+ + F
AlCl3 Al3+ + Cl3−.
Câu 9:

Theo thuyết Bronsted – Lowry, dãy các chất nào sau đây là acid?

Fe2+, HCl, PO43−.
CO32−, SO32−, PO43−.
Na+, H+, Al3+.
Fe3+, Ag+, H2CO3
Câu 10:

Giá trị pH của dung dịch HCl 0,01 M là

3.
11
12
2
Câu 11:

Hằng số cân bằng của phản ứng N2O4 (g) 2NO2 (g) là :

KC=NO22N2O4
KC=NO2N2O412
KC=NO2N2O4
Kết quả khác.
Câu 12:

Cho cân bằng hoá học sau:
H2g+I2g  2HIg ΔrH2980=9,6KJ

Nhận xét nào sau đây không đúng?

Khi tăng nhiệt độ, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất thì cân bằng không bị chuyển dịch.
Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ H2, hoặc I2 thì giá trị hằng số cân bằng tăng.

Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

Câu 13:

Trong phản ứng tổng hợp ammonia: 

N2(g) + 3H2(g) xt,to,p2NH3(g) ΔrH298o = − 92 kJ

Theo nguyên lí Le Chatelier để tăng hiệu suất phản ứng tổng hợp phải

 

giảm nhiệt độ và áp suất.
tăng nhiệt độ và áp suất
tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Câu 14:

Theo thuyết Bronsted - Lowry, ion nào sau đây là base?

Al3+
Fe3+
CO32
NH4+
Câu 15:

Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7?

NaNO3.
KCl.
H2SO4.
Na2CO3.
Câu 16:

Dung dịch X chứa NaOH 0,01M, Ba(OH)2 0,005M. Giá trị pH của dung dịch X là

12,3.
1,7.
2,0.  
12,0.
Câu 17:

Trong không khí, chất nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?

O2
NO.
CO2.
N2.
Câu 18:

Vì sao khí nitrogen được dùng để làm căng vỏ bao bì thực phẩm mà không dùng không khí?

Do nitrogen kém hoạt động hóa học (tính trơ).
Do nitrogen nhẹ hơn không khí.
Do nitrogen không duy trì sự cháy.
Do nitrogen không màu, không mùi, không vị.
Câu 19:

Cấu tạo của phân tử của phân tử NH3, phát biểu nào sau đây là sai?

Phân tử NH3 có cấu trúc chóp tam giác.

Phân tử NH3 chứa 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.
Nguyên tử nitrogen không còn cặp electron chưa tham gia liên kết (cặp electron hóa trị riêng).
Liên kết trong phân tử NH3 đều là liên kết sigma (s).
Câu 20:

Chất nào sau đây được sử dụng là chất làm lạnh trong hệ thống làm lạnh công nghiệp?

N2.
NH3.
SO2.
S.
Câu 21:

Số oxi hóa và hóa trị của nitrogen trong hợp chất nitric acid lần lượt là

+5 và V.
+5 và IV.
+5 và III.
+4 và IV.
Câu 22:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Dung dịch HNO3 làm xanh quỳ tím và làm phenolphthalein hóa hồng. 
Nitric acid được dùng để sản xuất phân đạm, thuốc nổ (TNT), thuốc nhuộm, dược phẩm. 
Trong công nghiệp, để sản xuất HNO3 người ta đun hỗn hợp NaNO3 hoặc KNO3 rắn với H2SO4 đặc. 
Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí ammonia (NH3).
Câu 23:

Trong phản ứng: N2(g) + 3H2(g) xt,to,p2NH3(g). N2 thể hiện

tính khử.
tính oxi hóa. 
tính base.     
tính acid.
Câu 24:

Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng khi nói về nitrogen?

Nitrogen không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc
Vì có liên kết ba nên phân tử nitrogen rất bền và ở nhiệt độ thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học.
Khi tác dụng với khí oxygen, nitrogen thể hiện tính oxi hoá.
Số oxi hóa của nitrogen trong các hợp chất và ion AlN, NH4+, NO3, NO2, lần lượt là −3, −3,+5,+4. 
Câu 25:

Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí ammonia?

Dung dịch H2SO4 đặc. 
P2O5 khan.
MgO khan.
CaO khan.
Câu 26:

Vai trò của NH3 trong phản ứng 4NH3+5O2to,  Pt4NO+6H2O là

chất khử. 
acid. 
chất oxi hóa.          
base.
Câu 27:

Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH thấp hơn 5,6 (giá trị pH của khí carbon dioxide bão hòa trong nước). Hai tác nhân chính gây mưa acid là

Cl2, HCl.
N2, NH3.
SO2, NOx.
S, H2S.
Câu 28:

Cho iron (III) oxide tác dụng với nitric acid thì sản phẩm thu được là

Fe(NO3)3, NO và H2O.     
Fe(NO3)3, NO2 và H2O.
Fe(NO3)3, N2 và H2O. 
Fe(NO3)3 và H2O.