Đề thi giữa kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo ( Đề 1 )

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phản ứng thuận nghịch là phản ứng 

xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.

có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.

chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.

xảy ra giữa hai chất khí.

Câu 2:

Biểu thức tính hằng số cân bằng (KC) của phản ứng tổng quát:

aA + bB  cC + dD là

KC=[A].[B][C].[D]
KC=[A]a.[B]b[C]c.[D]d
KC=[C]c.[D]d[A]a.[B]b
KC=[C].[D][A].[B]
Câu 3:

Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi mô tả về acid mạnh?

Phân li hoàn toàn trong nước.

Dung dịch nước của chúng dẫn điện.

Có khả năng nhận H+.

Có khả năng cho H+.

Câu 4:

Sự điện li là

quá trình phân li các chất trong nước giải phóng electron.

quá trình phân li các chất trong nước tạo thành các ion.

quá trình hoà tan các phân tử vào nước.

quá trình phân li các chất trong nước giải phóng proton.

Câu 5:

Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

MgCl2.

HClO3.

Ba(OH)2.     

C6H12O6 (glucose).

Câu 6:

Theo thuyết của Bronsted – Lowry thì acid là chất

cho proton.

tan trong nước phân li ra H+.

nhận proton.

tan trong nước phân li ra OH.

Câu 7:

Môi trường base là môi trường có

[H+] < [OH].
[H+] > [OH].         
[H+] = [OH].
[H+] > 1,0.107.
Câu 8:

Giá trị hằng số cân bằng KC của phản ứng thay đổi khi

thay đổi nồng độ các chất.          

thay đổi nhiệt độ.

thay đổi áp suất.     

thêm chất xúc tác.

Câu 9:

Trong tự nhiên, nguyên tố nitrogen tồn tại

chỉ ở dạng đơn chất.         
chỉ ở dạng hợp chất.                   
chỉ ở dạng ion.                 

ở dạng đơn chất và hợp chất.

Câu 10:

Công thức Lewis của phân tử ammonia là

Câu 11:

Đâu không phải là ứng dụng của muối ammonium?

Sản xuất giấy.        
Thuốc bổ sung chất điện giải.    
Phân bón hoá học. 

Chất phụ gia thực phẩm.

Câu 12:

Số oxi hóa của nguyên tử nitrogen trong hợp chất NH3?

+5.     
3.     
+4.
2.
Câu 13:

Liên kết hoá học trong phần tử NH3 là liên kết

cộng hoá trị có cực.          

ion.

cộng hoá trị không cực. 

kim loại.

Câu 14:

Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí ammonia là 

giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

giấy quỳ mất màu.

giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 15:

Tính chất hóa học của NH3

tính base, tính khử.                     

tính base, tính oxi hóa.

tính acid, tính base.          

tính acid, tính khử.

Câu 16:

Nitric acid thường được sử dụng để phá mẫu quặng trong việc nghiên cứu, xác định hàm lượng các kim loại trong quặng do có

tính oxi hoá mạnh.
tính khử.                
tính acid mạnh.                

tính khử và tính acid mạnh.

Câu 17:

Cho phản ứng sau: 2C(s) + O2(g) 2CO(g). Biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng là

KCCO2C2.O2
KCCO2O2
KC = C2.O2CO2
KC = O2CO2
Câu 18:

Cho cân bằng hóa học: N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3 (g) ΔrH2980 < 0. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi 

tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.             

giảm nhiệt độ của hệ phản ứng.

giảm áp suất của hệ phản ứng.            

thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng.

Câu 19:

Cho các cân bằng hoá học:

(1) N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3 (g)                               (2) H2 (g) + I2 (g) 2HI (g)

(3) 2SO2 (g) + O2 (g) 2SO3 (g)                             (4) 2NO2 (g) N2O4 (g)

Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học bị chuyển dịch là

(1), (2), (3). 
(2), (3), (4).            
(1), (3), (4). 

(1), (2), (4).

Câu 20:

Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

HNO3H++NO3.
K2SO42K++ SO42
HF  H+ + F  

BaCl2 → Ba2+ + 2Cl

Câu 21:

Trong dung dịch nitric acid (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

H+, NO3.     

H+NO3, H2O.

H+, NO3, HNO3.   

H+NO3, HNO3, H2O.

Câu 22:

Cho phương trình: CH3COOH + H2 CH3COO + H3O+

Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid?

CH3COOH.
H2O.
CH3COO.   

H3O+.

Câu 23:

Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do

nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ.    

nitrogen có độ âm điện lớn.

phân tử nitrogen có liên kết ba bền vững.     

phân tử nitrogen không phân cực.

Câu 24:

Quá trình tạo đạm nitrate từ nitrogen trong tự nhiên được mô tả theo sơ đồ sau:

N2(1)+XNO(2)+XNO2(3)+X+H2OHNO3H++NO3

Công thức của X là

Cl2
O2
H2.     

CO2.

Câu 25:

Iron (Fe) dùng làm chất xúc tác trong phản ứng:

N2(g) + 3H2(g) xt,to,p 2NH3(g)

Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của Fe trong phản ứng trên?

Làm tăng nồng độ các chất trong phản ứng trên.     

Làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Làm tăng tốc độ phản ứng.       

Làm tăng hiệu suất phản ứng.

Câu 26:

Tính base của ammonia được thể hiện qua phản ứng nào sau đây?

NH3 + HCl  → NH4Cl.    

4NH3 + 3O2 to 2N2 + 6H2O.

4NH3 + 5O2 to 4NO + 6H2O. 

2NH3 + 3CuO to 3Cu + 2N2↑ + 3H2O.

Câu 27:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Hầu hết các muối ammonium đều dễ tan trong nước.       

Dung dịch muối ammonium phân li hoàn toàn thành ion.

Các muối ammonium đều kém bền với nhiệt, khi đun nóng bị phân huỷ thành ammonia và acid tương ứng.

Muối ammonium tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng ammonia.

Câu 28:

Mưa acid là hiện tượng nước mưa có lẫn các hạt acid làm cho nước mưa có độ pH nhỏ hơn 5. Mưa acid gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cây trồng và cả sức khỏe con người. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng mưa acid là do khí SO2và khí X đã gây ô nhiễm không khí. Khí X có thể là

N2.
NH3.
CO2.
NO2