Đề thi giữa kì 1 Lịch Sử 9 có đáp án (Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi từ cuộc cải cách – mở cửa của Trung Quốc là

A. thực hiện cải cách “Ba ngọn cờ hồng” khi khủng hoảng.

B. đẩy mạnh “cách mạng chất xám”.

C. ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật.

D. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế.

Câu 2:

Vì sao bước sang thế kỉ XX, châu Á được mệnh danh là “châu Á thức tỉnh”?

A. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

B. Vì chế độ thống trị của phong kiến bị sụp đổ.

C. Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập.

D. Vì ở châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế.

Câu 3:

Ý nào KHÔNG phải là nội dung của đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc năm 1978?

A. Phát triển kinh tế làm trọng tâm.

B. Tiến hành cải cách mở cửa.

C. Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

D. Tăng cường an ninh quốc phòng.

Câu 4:

Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô là

A. tiến hành cải tổ về chính trị, cho phép đa nguyên đa đảng.

B. lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, mở rộng hội nhập quốc tế.

C. tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng không ổn định, khủng hoảng kéo dài.

D. Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo, kiên trì theo con đường chủ nghĩa xã hội.

Câu 5:

Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, Ấn Độ đã tự túc lương thực cho nhân dân bằng cách nào?

A. Thâm canh trong nông nghiệp.

B. Tăng diện tích trồng cây lương thực.

C. Thực hiện “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

D. Tiến hành “Cách mạng trắng trong chăn nuôi”.

Câu 6:

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) đánh dấu việc Trung Quốc đã

A. hoàn thành cuộc cách mạng đánh đổ tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch.

B. hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc nhân dân.

Câu 7:

Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành

A. một khu vực phồn thịnh.

B. một khu vực ổn định và phát triển.

C. một khu vực mậu dịch tự do.

D. một khu vực hòa bình.

Câu 8:

Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động hợp tác sang lĩnh vực nào?

A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.

B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.

C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.

D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.

Câu 9:

SGK Lịch sử 9, Nxb Giáo Dục 2015, tr.21 có nhận xét: “…từ sau năm 1945, Đông Nam Á đã trở thành một khu vực của các quốc gia đã giành độc lập tự do và đạt nhiều thành tựu to lớn đầy ấn tượng trong xây dựng đất nước và hợp tác phát triển”. Minh chứng tiêu biểu cho thành tựu đó là

A. trở thành các quốc gia độc lập.

B. phân hóa trong chính sách đối ngoại.

C. sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

D. tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

Câu 10:

Yếu tố quan trọng nhất đưa đến sự phân hóa trong chính sách đối ngoại của các nước Đông nam Á từ những năm 50 sang thế kỉ XX là

A. sự tác động trật tự thế giới hai cực.

B. chính sách can thiệp của Mĩ.

C. nhiều nước đang đấu tranh giành độc lập.

D. sự chia rẽ trong quá khứ.

Câu 11:

Quốc gia duy nhất của khu vực Đông Nam Á được lọt vào danh sách những “con rồng” kinh tế của châu Á là

A. Thái Lan.

B. Bru-nây.

C. Xingapo.

D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 12:

Vì sao một số quốc gia Đông Nam Á đã tuyên bố độc lập (1945), nhưng sau đó vẫn phải tiếp tục kháng chiến?

A. Đế quốc Âu - Mĩ quay trở lại xâm lược.

B. Quân phiệt Nhật vẫn chưa được giải giáp.

C. Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.

D. Đế quốc Mĩ dựng lên chính quyền thân Mĩ.

Câu 13:

Phương thức đấu tranh chủ yếu mà các nước châu Phi sử dụng để chống chế độ thực dân là gì?

A. Đấu tranh chính trị.

B. Đấu tranh kinh tế.

C. Đấu tranh nghị trường.

D. Đấu tranh vũ trang.

Câu 14:

Sự kiện nào dưới đây gắn liền với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?

A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.

B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri.

C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la.

D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi.

Câu 15:

Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấu sự kiện lịch sử gì?

A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

B. Đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.

C. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài.

D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

Câu 16:

Chiến lược “kinh tế vĩ mô” (6/1996) ở Nam Phi ra đời với mục tiêu gì?

A. Giải quyết việc làm cho người dân tộc da đen.

B. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước.

C. Hội nhập, cùng phát triển.

D. Tăng trường, việc làm và phân phối lại.

Câu 17:

Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”?

A. Châu Phi thường xuyên bị động đất.

B. Châu Phi đánh thắng 17 kẻ thù đế quốc.

C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

D. Kinh tế châu Phi phát triển thần kì.

Câu 18:

Năm 1975 nhân dân các nước ở châu Phi đã hoàn thành công cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị của

A. chủ nghĩa thực dân cũ, giành độc lập dân tộc.

B. chủ nghĩa thực dân mới, giành độc lập dân tộc.

C. chủ nghĩa thực dân cũ, chế độ A-pác-thai.

D. chủ nghĩa thực dân mới, chế độ A-pác-thai.

Câu 19:

Chủ nghĩa A-pác-thai có nghĩa là gì?

A. Sự phân biệt tôn giáo.

B. Tình trạng phân biệt dân tộc.

C. Duy trì thế ưu việt của người da trắng.

D. Chế độ phân biệt chủng tộc.

Câu 20:

Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ La-tinh với châu Phi là

A. Mỹ La-tinh chống chủ nghĩa thực dân mới, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân cũ.

B. Mỹ La-tinh chống chủ nghĩa thực dân cũ, châu Phi chống chủ nghĩa thực dân mới.

C. hình thức đấu tranh của Mỹ La-tinh đa dạng, phong phú hơn châu Phi.

D. mức độ giành được độc lập của Mỹ La-tinh triệt để hơn châu Phi.

Câu 21:

“Lục địa bùng cháy” là cụm từ nói về sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở

A. Châu Á.

B. Châu Phi.

C. Châu Mỹ.

D. Khu vực Mỹ La-tinh.

Câu 22:

Lãnh tụ đã dẫn dắt cách mạng Cu-ba lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ là

A. Hô-xê-mác-ti.

B. A-gien-đê.

C. Chê Ghê-va-na.

D. Phi-đen Cát-xtơ-rô.

Câu 23:

Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào?

A. Bãi công công nhân.

B. Đấu tranh chính trị.

C. Đấu tranh nghị trường.

D. Đấu tranh vũ trang.

Câu 24:

Cách mạng Cuba thành công đã mở đầu cho hình thức đấu tranh nào ở Mĩ Latinh?

A. Đấu tranh vũ trang.

B. Đấu tranh chính trị.

C. Đấu tranh nghị trường.

D. Đấu tranh đòi ruộng đất của nông dân.

Câu 25:

Đối tượng đấu tranh ở các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chế độ độc tài thân Mĩ.

B. chính quyền tay sai Ba-ti-xta.

C. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

D. chính sách phân biệt chủng tộc.

Câu 26:

Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. phần lớn các dân tộc đều giành độc lập.

B. tình hình chính trị không ổn định.

C. diễn ra những cuộc xung đột, li khai.

D. tăng trường kinh tế nhanh chóng.

Câu 27:

Tình hình các nước Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào?

A. Chiến tranh ác liệt.

B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.

C. Ngày càng trở nên căng thẳng.

D. Ổn định và phát triển.

Câu 28:

Vì sao vào những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng?

A. Mĩ, Anh, Nhật thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).

B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.

C. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.

D. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự.

Câu 29:

Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi” vì

A. châu Phi là “lục địa mới trỗi dậy”.

B. tất cả các nước ở châu Phi được trao trả độc lập.

C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.

D. có 17 nước được trao trả độc lập.

Câu 30:

Sự kiện quan trọng diễn ra vào năm 1959 ở Cu-ba là

A. tấn công trại lính Môn-ca-đa.

B. cuộc nội chiến ở Cu-ba bắt đầu.

C. Ba-ti-xta thiết lập chế độ độc tài quân sự.

D. thành lập nước Cộng hòa Cu-ba.