Đề thi giữa kì 1 Vật lí 10 Cánh diều (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Điện thoại.Thành tựu vật lí nào sau đây thuộc cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất?

Động cơ hơi nước.
Điện thoại.
Ô tô không người lái.       
Robot.
Câu 2:

Hai học sinh chở nhau đi từ trường THPT Chuyên Quốc Học dọc theo đường Lê Lợi 1 km là đến ngã tư, sau đó rẽ phải 500 m là đến quán chè Hẻm trên đường Hùng Vương với tổng thời gian đi là 5 phút. Độ dịch chuyển và độ lớn vận tốc trung bình của xe lần lượt là

 

1,5 km; 13,4 km/h.
1,5 km; 18 km/h.
1,12 km; 13,4 km/h.
1,12 km; 18 km/h.
Câu 3:

Cho các dữ kiện sau:

1. Thí nghiệm kiểm tra dự đoán.          

2. Đưa ra dự đoán.                     

3. Kết luận.

 

4. Quan sát thu thập thông tin.               

5. Xác định vấn đề cần nghiên cứu.

Sắp xếp lại đúng các bước tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí?

 

1 – 2 – 3 – 4 – 5.
2 – 1 – 5 – 4 – 3.    
5 – 2 – 1 – 4 – 3.
5 – 4 – 2 – 1 – 3.
Câu 4:

Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của phát triển năng lực vật lí?

Có được kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp.
Nhận biết được hạn chế của bản thân để tìm cách khắc phục.
Câu 5:

Cho các bước khi thực hiện đo nhiệt độ của một vật gồm:

    (1). Thực hiện phép đo nhiệt độ.

    (2). Đọc và ghi kết quả đo.

    (3). Lựa chọn nhiệt kế phù hợp

    (4). Uớc lượng nhiệt độ của vật.

    (5). Hiệu chỉnh nhiệt kế.

Thứ tự đúng khi thực hiện phép đo nhiệt độ là

(1), (2), (3), (4), (5).      
(2), (4), (3), (1), (5).
(4), (3), (5), (1), (2).      
(3), (4), (1), (2), (5).
Câu 6:

Biển báo đã cho như hình bên mang ý nghĩa

nơi nguy hiểm về điện.
lưu ý cẩn thận.
cẩn thận sét đánh.  
cảnh báo tia laser.
Câu 7:

An chạy bộ qua cầu vượt với tốc độ 3 m/s theo hướng Bắc. Đúng lúc đó Hùng chạy bộ dưới cầu vượt theo hướng Tây với tốc độ 4 m/s. Tốc độ của An đối với Hùng là

3 m/s.
5 m/s.
7 m/s.
4 m/s. 
Câu 8:

Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường SI là

tấn.
gam.
kilôgam.
miligam.
Câu 9:

Khi nói về quãng đường và độ dịch chuyển kết luận nào sau đây chưa chính xác?

Quãng đường là độ dài của quỹ đạo.
Độ dịch chuyển có thể có giá trị âm.

Quãng đường có thể có giá trị âm.

Độ dịch chuyển của vật có thể bằng không.
Câu 10:

Kết quả đo gia tốc rơi tự do được viết dưới dạng: g=9,78±0,44(m/s2). Sai số tỉ đối của phép đo là

4,0 %.
4,5 %.
5,0 %.
3,5 %.
Câu 11:

Khi đi xe máy điện bạn An nhìn vào tốc kế thấy số chỉ của nó bằng 20 km/h. Số chỉ 20 km/h là

vận tốc tức thời.
tốc độ tức thời.
vận tốc trung bình.

tốc độ trung bình.

Câu 12:

Để đo tốc độ trong phòng thí nghiệm, ta cần

đo thời gian và quãng đường chuyển động của vật.
máy bắn tốc độ.
đồng hồ đo thời gian.
thước đo quãng đường.
Câu 13:

Một vật đang chuyển động thẳng, khi đổi chiều chuyển động thì đại lượng nào sau đây đổi dấu?

Tốc độ trung bình và vận tốc trung bình.
Tốc độ tức thời.

Quãng đường và độ dịch chuyển.

Độ dịch chuyển và vận tốc.
Câu 14:

Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có

gia tốc dương.

tốc độ giảm đều theo thời gian.

tốc độ không đổi.
gia tốc âm.
Câu 15:

Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do

Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất.
Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
Các hạt mưa nhỏ lúc bắt đầu rơi.
Một viên bi chì đang rơi ở trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút hết không khí.
Câu 16:

Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với tốc độ ban đầu là v0 = 10 m/s theo phương hợp với phương ngang góc 300. Cho g = 10 m/s2 và bỏ qua sức cản không khí. Độ cao cực đại vật đạt đến là

22,5 m.
45,0 m.
1,25 m.

60,0 m.

Câu 17:

Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,00709. Số chữ số có nghĩa là

1
2
4
3
Câu 18:

Trong các chuyển động thì quãng đường luôn

lớn hơn hoặc bằng độ lớn của độ dịch chuyển.

nhỏ hơn hoặc bằng độ lớn của độ dịch chuyển.
lớn hơn độ lớn của độ dịch chuyển.

nhỏ hơn độ lớn của độ dịch chuyển.

Câu 19:

Một xe lửa bắt đầu dời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 1 m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 10 m/s là

360 s.
200 s.
300 s.
10 s.
Câu 20:

Một xe máy đang chạy nhanh dần đều trên đoạn đường thẳng, cứ 1 s vận tốc của vật tăng được 1 m/s. Gia tốc của xe là

1,0 m/s2.
1,0 m/s2.
0,5 m/s2.

0,5 m/s2.

Câu 21:

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc

có giá trị bằng 0.
là một hằng số khác 0.
có giá trị biến thiên theo thời gian.
chỉ thay đổi hướng chứ không thay đổi về độ lớn.
Câu 22:

Điện trở của dây dẫn bằng kim loại được xác định theo định luật ÔmR=UI. Trong một mạch điện hiệu điện thế U giữa hai đầu điện trở U=(8,0±0,4)V và dòng điện qua điện trở I=(4,0±0,2)A. Kết quả của phép đo điện trở được biểu diễn bằng

(2,0±0,1)Ω
(2,00±0,14)Ω
(2,0±0,2)Ω
(2,00±0,56)Ω
Câu 23:

Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã dịch chuyển so với vị trí xuất phát một đoạn bằng

AB.
0.
AB2.
AB4.
Câu 24:

Thả 2 vật khối lượng khác nhau rơi tự do từ một độ cao tại cùng một vị trí. Vật thứ nhất rơi trong 2 s thì vật thứ 2 rơi trong

3,0 s.
1,5 s.
2,0 s.
9,0 s.
Câu 25:

Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng như hình vẽ. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là đoạn v (m/s)

 

MN.
NO.
OP.
PQ.
Câu 26:

Hình dưới là đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của hai vật chuyển động thẳng cùng hướng. Tỉ lệ vận tốc vA: vB

 

3: 1.
1: 3.
3:1.
1:3.
Câu 27:

Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc đầu là 18 km/h. Trong giây thứ 5 vật đi được quãng đường 5,9 m. Gia tốc của vật là

0,1 m/s2.
0,2 m/s2.
0,3 m/s2.
0,4 m/s2.
Câu 28:

Một xe chuyển động thẳng nhanh dần đều đi trên hai đoạn đường liên tiếp bằng nhau 100 m, lần lượt trong 5 s và 3 s. Gia tốc của xe

310 m/s2.
83 m/s2.
38 m/s2.
103 m/s2.