Đề thi giữa kì 1 Vật lí 10 Cánh diều (Đề 5)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Môn học nào được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ?

Toán học.
Vật lí.
Hóa học.
Sinh học.
Câu 2:

Ai được mệnh danh là “cha đẻ” của phương pháp thực nghiệm 

Niu-tơn.
Ga-li-lê.       
Anh-xtanh.
Giêm Oát.
Câu 3:

Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là 

thay thế sức lực cơ bắp bằng máy móc.

sử dụng các thiết bị điện trong mọi lĩnh vực của đời sống.
tự động hóa các quá trình sản xuất.
sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot và internet toàn cầu.
Câu 4:

Ý nghĩa của kí hiệu dưới đây?

Chất dễ cháy.
Chất ăn mòn.
Chất độc cho môi trường.
Cấm uống nước.
Câu 5:

Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bạn bè trong lớp.

Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.

Mang đồ ăn vào phòng thực hành.

Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
Câu 6:

Một vật được ném ngang ở độ cao 80 m so với mặt đất với tốc độ ban đầu là 30 m/s, lấy g = 10 m/s2. Độ lớn độ dịch chuyển của vật khi chạm đất bằng

80,00 m.
100,50 m.
144,22 m.
140,22 m.
Câu 7:

Một học sinh dùng đồng hồ hiện số đo thời gian rơi tự do của một vật. Ba lần đo cho kết quả là 0,404 s; 0,406 s; 0,403 s. Sai số của đồng hồ đo là 0,001. Kết quả của phép đo thời gian rơi tự do của vật được ghi

t=0,404±0,001(s)
t=0,404±0,002 (s)
t=0,406±0,001(s)
t=0,403±0,001(s)
Câu 8:

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật?

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng.

Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ.

Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng.
Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm.
Câu 9:

Một vật bắt đầu chuyển động từ điểm O đến điểm A, sau đó chuyển động về điểm B (hình vẽ). Quãng đường và độ dịch chuyển của vật tương ứng bằng

 

2 m; –2 m.

8 m; –2 m.

2 m; 2 m.
8 m; –8 m.
Câu 10:

Chọn phát biểu đúng?

Vectơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.

Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.

Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vectơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được.
Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.
Câu 11:

Trường hợp nào sau đây người ta nói đến vận tốc tức thời?

Ô tô chạy từ Phan Thiết vào Biên Hòa với vận tốc 50 km/h.
Tốc độ tối đa khi xe chạy trong thành phố là 40 km/h.
Viên đạn ra khỏi nòng súng với vận tốc 300 m/s.

Tốc độ tối thiểu khi xe chạy trên đường cao tốc là 80 km/h.

Câu 12:

Các chuyển động thẳng đều có tốc độ như sau: v1 = 4 m/s; v2 = 36 km/h; v3 = 180 m/phút. Sắp xếp các chuyển động đó theo thứ tự nhanh dần ?

v1, v2, v3.
v3, v2, v1.
v2, v3, v1.
v3, v1, v2.
Câu 13:

Đường kính của một quả bóng bằng d=5,2±0,2  (cm). Sai số tỉ đối của phép đo thể tích quả bóng gần bằng giá trị nào sau đây?

12 %.
4 %.
7 %.
9 %.
Câu 14:

Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 10 km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông sau 1 phút trôi được 1003 m. Vận tốc của thuyền buồm so với nước bằng

8 km/h.                           

10 km/h.
15 km/h.
12 km/h.
Câu 15:

Một phi công muốn máy bay của mình bay về hướng Tây, trong khi gió thổi về hướng Nam với vận tốc 50 km/h. Biết rằng khi không có gió, vận tốc của máy bay là 200 km/h. Khi đó, phi công phải lái theo hướng nào, độ lớn vận tốc máy bay so với đất là bao nhiêu?

Theo hướng Tây Nam, v = 193,6 km/h.
Theo hướng Tây Nam, v = 206,2 km/h.
Theo hướng Tây Bắc, v = 206,2 km/h.
Theo hướng Tây Bắc, v = 193,6 km/h.
Câu 16:

Để xác định tốc độ trung bình của một người đi xe đạp chuyển động trên đoạn đường từ A đến B, ta cần dùng dụng cụ đo là

chỉ cần đồng hồ.
đồng hồ và thước mét.
chỉ cần thước
tốc kế. 
Câu 17:

. Khi tiến hành thí nghiệm đo tốc độ trung bình của một viên bi thép chuyển động thẳng. Sau 3 lần đo học sinh có được bảng số liệu sau.

Quãng đường: s = 0,5 (m); Ds = 0,0005 (m)

 

 

Lần đo thời gian

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Thời gian t (s)

0,777

0,780

0,776

Tốc độ trung bình của chuyển động trên là

0,643 m/s.
0,634 m/s.

0,650 m/s.

0,630 m/s.
Câu 18:

Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian (d – t) của một vật chuyển động thẳng đều có gốc thời gian trùng với thời điểm bắt đầu xuất phát có dạng

một đường thẳng xiên góc đi qua gốc tọa độ.
một đường thẳng song song với trục Ot.
một đường thẳng xiên góc không đi qua gốc tọa độ.
một nhánh của parabol.
Câu 19:

Chọn phát biểu sai khi nói về chuyển động biến đổi?

Gia tốc là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian.
Gia tốc là đại lượng vectơ và có đơn vị là m/s3
Trong chuyển động chậm dần thì a.v < 0.
Câu 20:

Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi?

Đồ thị 1.
Đồ thị 2.
Đồ thị 3.
Đồ thị 4.
Câu 21:

Một xe máy đang chuyển động thì hãm phanh chuyển động chậm dần. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe, nhận xét nào sau đây là đúng?

a > 0, v > 0.
a < 0, v < 0.

a > 0, v < 0.

a < 0, v > 0.
Câu 22:

Chuyển động nào dưới đây không phải chuyển động thẳng biến đổi đều?

Một viên bi lăn trên máng nghiêng
Một vật rơi từ trên cao xuống đất.
Một hòn đá bị ném theo phương ngang.
Một hòn đá được ném lên cao theo phương thẳng đứng.
Câu 23:

Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc

lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
có hướng thay đổi, độ lớn không đổi.
tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian.
có phương, chiều và độ lớn không đổi.
Câu 24:

Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, tính chất nào sau đây sai?

Tích số a.v không đổi.
Gia tốc a không đổi.
Vận tốc v là hàm số bậc nhất theo thời gian.
Độ dịch chuyển của vật là hàm số bậc 2 theo thời gian.
Câu 25:

Nhận xét nào sau đây là sai?

Vectơ gia tốc rơi tự do có phương thẳng đứng, hướng xuống.

Tại cùng một nơi trên Trái Đất gia tốc rơi tự do không đổi.

Gia tốc rơi tự do thay đổi theo vĩ độ địa lí.

Gia tốc rơi tự do là 9,81 m/s2 tại mọi nơi.
Câu 26:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?

Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
Chuyển động thẳng nhanh dần đều, không vận tốc đầu.
Tại một nơi nhất định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do với cùng một gia tốc g.
Gia tốc rơi tự do không đổi ở mọi nơi trên Trái Đất.
Câu 27:

Khi ô tô đang chạy với tốc độ 36 km/h trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s, ô tô đạt tốc độ 50,4 km/h. Gia tốc a và tốc độ v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu?

a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s.
a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s.
a = 0,2 m/s2 ; v = 8 m/s.
a =1,4 m/s2, v = 66 m/s.
Câu 28:

Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Tốc độ của vật ngay khi vừa chạm đất bằng

13,9 m/s.
9,8 m/s.
 98,0 m/s.
6,9 m/s.