Đề thi giữa kì 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Trường hợp nào sau đây nói đến vận tốc trung bình?

Khi ra khỏi nòng súng, vận tốc của viên đạn là 480 m/s.

Số chỉ của tốc kế gắn trên xe máy là 56 km/h.

Khi đi qua điểm A, vận tốc của vật là 10 m/s.

Vận tốc của người đi bộ là 5 km/h.

Câu 2:

Để đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm thì học sinh không những nắm được các quy tắc an toàn mà còn phải hiểu được ý nghĩa của các biển báo. Biển báo hình bên cho biết ý nghĩa gì?

 

Nơi nguy hiểm về điện.
Chất độc.
Chất dễ cháy.
Nơi có chất phóng xạ.
Câu 3:

Chuyển động của vật nào sau đây được xem là rơi tự do nếu chúng được thả rơi ?

Một sợi tóc.
Một hòn sỏi.
Một lá cây rụng.    

Một tờ giấy.

Câu 4:

Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của một chiếc xe được biểu diễn như hình vẽ. Vận tốc của xe tại thời điểm t = 7,5 s bằng 

 

– 2,67 m/s.

1,50 m/s.

6,00 m/s.      

– 10,00 m/s.

Câu 5:

Một chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a. Trong khoảng thời gian 2 s tốc độ của vật tăng thêm 8 m/s. Gia tốc a bằng

3 m/s2.
2 m/s2.
8 m/s2.
4 m/s2.
Câu 6:

Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của chuyển động thẳng đều có dạng

đường gấp khúc.

parabol.

đường thẳng song song trục thời gian.

đường thẳng.

Câu 7:

Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta nhận được các giá trị khác nhau: A1, A2, ….An. Giá trị trung bình của A là A¯. Sai số tuyệt đối ứng với lần đo thứ n được tính bằng công thức

ΔAn=A¯An
ΔAn=A¯An2
ΔAn=A¯+An
ΔAn=A¯+An2
Câu 8:

Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45 m xuống mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian từ lúc rơi đến lúc chạm đất là

4,5 s.
9,0 s.
2,1 s.

3,0 s.

Câu 9:

Một viên đạn được bắn theo phương ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 45 m so với mặt đất. Bỏ qua ảnh hưởng không khí. Vận tốc của viên đạn khi vừa ra khỏi nòng súng có độ lớn là 250 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Viên đạn rơi xuống đất cách điểm bắn theo phương ngang bằng bao nhiêu?

750 m.
500 m.
450 m.

900 m.

Câu 10:

Một xe máy đang chạy với tốc độ 10 m/s bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt cách xe 15 m. Người ấy phanh gấp và xe đến ngay trước miệng hố thì dừng lại. Gia tốc của xe máy có giá trị là

0,66 m/s2.
– 3,33 m/s2.
3,33 m/s2.

– 0,33 m/s2.

Câu 11:

Thả hai vật rơi tự do đồng thời từ hai độ cao h1 khác h2. Biết rằng thời gian chạm đất của vật thứ nhất bằng 2 lần thời gian chạm đất của vật thứ hai. Tỉ số

h1h2=12
h1h2=14
h1h2=4
h1h2=2
Câu 12:

Một xe sau khi khởi hành được 50 m có vận tốc 5 m/s. Nếu đi 50 m tiếp theo thì vận tốc của xe là

8,071 m/s.
7,071 m/s.
5,071 m/s.

6,071 m/s.

Câu 13:

Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông, sau 1 giờ đi được 10 km. Một khúc gỗ trôi theo dòng sông sau 1 phút trôi được 1003m. Vận tốc của thuyền buồm so với nước có giá trị là

10 km/h.
15 km/h.
12 km/h.
8 km/h.
Câu 14:

Trường hợp nào sau đây có thể xác định được vận tốc của chuyển động?

Ô tô chạy từ Hà Nội về Nam Định hết 1 giờ 30 phút và chạy được 90 km.

Vận động viên bơi trong bể bơi được 1500 m hết 20 phút.

Chim bồ câu đưa thư bay thẳng theo hướng bắc, từ nơi được thả ra về chuồng cách nhau 80 km hết 2 giờ.

Người tập đi bộ quanh công viên trong 1 giờ đi được 7 km.

Câu 15:

Một đoàn thám hiểm hang sâu nhất Việt Nam là hang Cống Nước, ở huyện Phong Thổ –  tỉnh Lai Châu. Để ước lượng độ sâu theo chiều thẳng đứng của một đoạn hang, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng hang và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng hang; sau 4 s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy hang. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 10 m/s2. Độ sâu ước lượng của hang gần nhất giá trị nào sau đây?

75 m.
68 m.
71 m.
73 m.
Câu 16:

. Một vật rơi tự do trong 4 s cuối rơi được 320 m. Lấy g =10 m/s2. Độ cao nơi thả vật bằng

400 m.
480 m.
500 m.         

720 m.

Câu 17:

Một người ném một hòn đá nhỏ theo phương ngang với tốc độ 10 m/s. Vị trí ném ở độ cao 1,6 m so với mặt đất. Lấy g = 9,8 m/s2. Trong quá trình chuyển động, xem như hòn đá chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Tầm xa của hòn đá xấp xỉ

5,7 m.
3,2 m.
56,0 m.

4,0 m.

Câu 18:

Cho các giai đoạn phát triển vật lý sau:

1. Các nhà vật lí dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên.

2. Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan.

3. Các nhà vật lí tập trung vào các mô hình lý thuyết tìm hiểu thế giới vi mô và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng. Quá trình phát triển vật lí theo đúng thứ tự

1; 3; 2.
3; 2; 1.
2; 1; 3.
1; 2; 3.
Câu 19:

Một quả bóng được ném với phương vuông góc với bức tường thẳng đứng với tốc độ 6 m/s. Thời gian va chạm là 0,1 s. Quả bóng bay ngược lại theo phương cũ với tốc độ 6 m/s. Gia tốc trung bình của quả bóng trong thời gian va chạm có độ lớn là

120 m/s2.
12 m/s2.
0 m/s2.

10 m/s2.

Câu 20:

Một vật đang chuyển động thẳng chậm dần đều theo chiều dương của trục tọa độ thì có

vận tốc âm, gia tốc dương.

vận tốc dương, gia tốc dương.

vận tốc dương, gia tốc âm.

vận tốc âm, gia tốc âm.

Câu 21:

Một canô có tốc độ khi nước không chảy là a (km/h). Nước chảy với tốc độ b (km/h) so với bờ. Tốc độ của ca nô so với dòng nước là

a (km/h).
(a + b) (km/h).       
|a - b| (km/h).
b (km/h).
Câu 22:

Một ô tô đang chạy với vận tốc 12 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ôtô chạy nhanh dần đều. Sau 15 s, ô tô đạt vận tốc 15 m/s. Vận tốc của ôtô sau 20 s kể từ khi tăng ga có giá trị là

15 m/s
16 m/s
19 m/s
18 m/s
Câu 23:

Một vật rơi tự do thì chuyển động của vật là chuyển động

thẳng chậm dần đều.       

thẳng nhanh dần đều.

thẳng đều.

có gia tốc thay đổi theo thời gian.

Câu 24:

Trong một bài thực hành, gia tốc rơi tự do được tính theo công thức g=2ht2. Sai số tỉ đối của phép đo trên tính theo công thức nào?

Δgg¯=Δhh¯+2Δtt¯
Δgg¯=Δhh¯+Δtt¯
Δgg¯=Δhh¯2Δtt¯
Δgg=Δhh+2Δtt
Câu 25:

Xét chuyển động ném ngang của một chất điểm M có gốc tọa độ O tại vị trí ném và hệ trục tọa độ Oxy (Ox nằm ngang; Oy thẳng đứng) nằm trong mặt phẳng quỹ đạo của M. Gọi Mx là hình chiếu của M trên phương Ox. Chuyển động của Mx

thẳng nhanh dần đều.     

thẳng biến đổi đều.

thẳng đều.

rơi tự do.

Câu 26:

Bạn Huy đạp xe đạp trên đoạn đường thẳng từ nhà đến trường THPT Hai Bà Trưng. Trong nửa đoạn đường đầu Huy đạp xe với tốc độ trung bình là v1 = 15 km/h và do sức khỏe có hạn nên nửa đoạn đường tiếp theo, Huy giảm tốc độ trung bình xuống chỉ còn v2 = 10 km/h. Tốc độ trung bình của Huy trên cả đoạn đường từ nhà đến trường là

10 km/h.
14 km/h.
12 km/h.       

12,5 km/h.

Câu 27:

Hai xe ô tô A và B chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một đường thẳng với tốc độ lần lượt là 10 m/s và 8 m/s. Vận tốc của A so với B có độ lớn là

18 m/s.
2 m/s.
9 m/s.

1 m/s.

Câu 28:

Một vật chuyển động thẳng có độ dịch chuyển phụ thuộc theo thời gian bằng biểu thức: d = 2t – t2 (d tính theo mét, t tính theo giây). Tính chất chuyển động của vật là

chuyển động thẳng chậm dần đều theo chiều âm với gia tốc bằng –1 m/s2.

chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều âm với gia tốc bằng –2 m/s2.

chuyển động thẳng nhanh dần đều theo chiều dương với gia tốc bằng 1 m/s2.

chuyển động thẳng chậm dần đều theo chiều dương với gia tốc bằng –2 m/s2.