Đề thi giữa kì 1 Vật Lí 8 có đáp án (Đề 3)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Phần trắc nghiệm

Hai xe lửa chuyển động trên các đường ray song song, cùng chiều với cùng vận tốc. Một người ngồi trên xe lửa thứ nhất sẽ:

A. đứng yên so với xe lửa thứ hai.

 

B. đứng yên so mặt đường.

C. chuyển động so với xe lửa thứ hai.

D. chuyển động ngược lại.

Câu 2:

Khi nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây thì vật làm mốc là vật nào dưới đây?

A. Mặt Trời  

B. Một ngôi sao  

C. Mặt Trăng 

D. Trái Đất

Câu 3:

Khi nói đến vận tốc của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe lửa, máy bay người ta nói đến

A. vận tốc tức thời.

B. vận tốc trung bình.

C. vận tốc lớn nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

D. vận tốc nhỏ nhất có thể đạt được của phương tiện đó.

Câu 4:

Âm thanh truyền trong không khí với vận tốc 330m/s. Quãng đường âm thanh truyền đi được trong 0,5 phút là:

A. 165m   

B. 660m   

C. 11 m.   

D. 9,9km.

Câu 5:

Lực tác dụng lên xe (ở hình vẽ) có giá trị:

A. 444N. 

B. 160N 

C. 240N. 

D. 120N.

Câu 6:

Chọn câu trả lời sai.

Một bạn học sinh đi xe đạp quanh bờ một hồ bơi hình tròn với vận tốc 2m/s. Biết chu vi hồ bơi là 0,72km. Thời gian bạn đó đi hết một vòng quanh hồ là:

A. 360s.  

B. 6 phút   

C. 0,1h.  

D. 5 phút 30 giây.

Câu 7:

Khi tác dụng lên vật một lực đẩy hoặc một lực kéo dưới một góc bé hơn 90° thì:

A. Toàn bộ lực tác động sẽ làm vật di chuyển

B. Một phần lực tác động sẽ làm vật di chuyển.

C. Toàn bộ lực tác động sẽ bị tiêu phí.

D. Tùy theo là lực đầy hay kéo mà sẽ làm vật di chuyển hay bị tiêu phí.

Câu 8:

 Ba lực cùng phương có cường độ lần lượt là F1 = 10N, F2 = 40N và F3 = 50N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải thoả mãn:

A. F1F2 cùng chiều nhau và F3 ngược chiều với hai lực trên.

B. F1F3 cùng chiều nhau và F2 ngược chiều với hai lực trên.

C. F2F3 cùng chiều nhau và F1 ngược chiều với hai lực trên.

D. F1F2 ngược chiều nhau và F3 cùng chiều hay F1 ngược chiều đều được.

Câu 9:

Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái?

A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.

B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.

C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.

D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.

Câu 10:

Chiều của lực ma sát:

A. Cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B. Ngược chiều với chiều chuyển động của vật.

C. Có thể cùng chiều, ngược chiều với chiều chuyển động của vật.

D. Tuỳ thuộc vào loại lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật.