Đề thi giữa kì 2 GDCD 12 (có đáp án - Đề 4)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Cơ sở sản xuất kinh doanh H được cấp phép kinh doanh thủ công mĩ nghệ, nhưng bị thua lỗ nên chuyển sang kinh doanh mặt hàng điện thoại di động. Vậy cơ sở kinh doanh H đã vi phạm nghĩa vụ gì?

A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng ký. 

B. Nộp thuế và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. 

C. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. 

D. Tuân thủ các qui định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Câu 2:

Công ty A ở vùng núi và công ty B ở vùng đồng bằng cùng sản xuất bánh kẹo, công ty A phải đóng thuế thu nhập Doanh nghiệp thấp hơn công ty B. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây hai công ty có mức thuế khác nhau?

A. Lợi nhuận thu được. 

B. Địa bàn kinh doanh. 

C. Quan hệ quen biết. 

D. Khả năng kinh doanh.

Câu 3:

Nhà nước thực hiện phun thuốc chống các ổ dịch sốt xuất huyết là thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến việc:

A. phát triển đất nước. 

B. phát huy quyền của con người. 

C. chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 

D. vệ sinh môi trường.

Câu 4:

Nhà máy D sản xuất tinh bột Mì đã xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. Nhà máy đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Lao động. 

B. Sản xuất kinh doanh. 

C. Kinh doanh trái phép. 

D. Công nghiệp.

Câu 5:

Sau sự cố gây ô nhiễm môi trường biển, công ty F đã xử lí những nơi bị ô nhiễm, bồi thường cho số hộ dân bị ảnh hưởng, lắp đặt công nghệ xử lý chất thải mới. Việc làm đó thể hiện công ty đã:

A. bảo vệ môi trường khu dân cư. 

B. khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. 

C. đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh. 

D. bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh.

Câu 6:

Hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập chủ quyền thống nhất lãnh thổ Việt Nam là:

A. tội phản bội tổ quốc. 

B. tội bạo loạn. 

C. tội khủng bố. 

D. tội phá rối an ninh.

Câu 7:

Đang học dở thì K bỏ học đại học về quê xin mở cửa hàng kinh doanh ăn uống. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. K chưa đủ điều kiện mở cửa hàng ăn uống. 

B. K có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí. 

C. K đủ điều kiện để mở cửa hàng. 

D. K cần học xong đại học mới được kinh doanh.

Câu 8:

Do bị bạn bè rủ rê, G đã sử dụng và nghiện ma túy. Hành vi sử dụng ma túy của G đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Pháp luật về lĩnh vực giáo dục. 

B. Pháp luật về trật tự an toàn xã hội. 

C. Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội. 

D. Pháp luật về cưỡng chế.

Câu 9:

Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có:

A. bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm. 

B. bài trừ nạn hút thuốc lá. 

C. cấm uống rượu. 

D. hạn chế chơi game.

Câu 10:

Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết bao nhiêu tuổi?

A. 25 tuổi. 

B. 27 tuổi. 

C. 28 tuổi. 

D. 30 tuổi.

Câu 11:

Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?

A. Quyền ứng cử. 

B. Quyền đóng góp ý kiến. 

C. Quyền kiểm tra, giám sát. 

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 12:

Mục đích của quyền khiếu nại là nhằm ...... quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

A. phục hồi. 

B. bù đắp. 

C. chia sẻ. 

D. khôi phục.

Câu 13:

Mục đích của quyền tố cáo nhằm ....... các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân.

A. phát hiện, ngăn ngừa. 

B. phát sinh. 

C. phát triển, ngăn chặn. 

D. phát hiện, ngăn chặn.

Câu 14:

Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử:

A. Người đang bị quản thúc. 

B. Người đang bị tạm giam. 

C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án. 

D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 15:

Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử:

A. Phổ thông. 

B. Bình đẳng. 

C. Công khai. 

D. Trực tiếp.

Câu 16:

Quyền ứng cử của công dân có thể thực hiện bằng:

A. 1 con đường duy nhất. 

B. 2 con đường. 

C. 3 con đường. 

D. 4 con đường.

Câu 17:

Trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhân dân trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền và nghĩa vụ nơi họ sinh sống là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở:

A. Phạm vi cả nước. 

B. Phạm vi cơ sở. 

C. Phạm vi địa phương. 

D. Phạm vi cơ sở và địa phương.

Câu 18:

Ở phạm vi cơ sở, chủ trương, chính sách pháp luật là:

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 19:

Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát việc khiếu nại, tố cáo của công dân là:

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 20:

Ở phạm vi cơ sở, các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư .... là:

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 21:

Hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước … được gọi chung là?

A. Văn bản pháp luật. 

B. Quy phạm pháp luật. 

C. Văn bản pháp luật. 

D. Điều ước quốc tế.

Câu 22:

Văn bản pháp luật do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thoả thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế được gọi là?

A. Văn bản pháp luật. 

B. Quy phạm pháp luật. 

C. Văn bản pháp luật. 

D. Điều ước quốc tế.

Câu 23:

Quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm được gọi là?

A. Quyền con người. 

B. Quyền tự do cá nhân. 

C. Quyền riêng tư. 

D. Quyền tự do dân chủ.

Câu 24:

Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế là?

A. Công ước về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội. 

B. Công ước về quyền dân sự và chính trị. 

C. Công ước về loại trừ các hình thức phân biệt chủng tộc. 

D. Cả A, B, C.

Câu 25:

Việt Nam có mối quan hệ hợp tác với các nước láng giềng là?

A. Trung Quốc, Lào, Campuchia. 

B. Malaisia, Trung Quốc, Ấn Độ. 

C. Nga, Mỹ, Ba Lan. 

D. Pháp, Trung Quốc, Lào.

Câu 26:

CEPT được gọi là?

A. Khu vực mậu dịch tự do. .

B. Diễn đàn châu Á – Thái Bình Dương. 

C. Liên Minh châu Âu. D. Chương trình ưu đãi thuế quan

D. Chương trình ưu đãi thuế quan

Câu 27:

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa các nước ASEAN là điều ước?

A. Điều ước quốc tế song phương. 

B. Điều ước quốc tế đa phương. 

C. Điều ước quốc tế khu vực. 

D. Điều ước quốc tế toàn cầu.

Câu 28:

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là điều ước?

A. Điều ước quốc tế song phương. 

B. Điều ước quốc tế đa phương. 

C. Điều ước quốc tế khu vực. 

D. Điều ước quốc tế toàn cầu.

Câu 29:

AFTA được gọi là?

A. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. 

B. Tổ chức thương mại thế giới. 

C. Tổ chức tiền tệ thế giới. 

D. Liên minh châu Âu.

Câu 30:

Luật Biên giới quốc gia được ban hành vào năm nào?

A. 1999. 

B. 2001. 

C. 2003. 

D. 2005.

Câu 31:

"Quyền bầu cử và ứng cử là cơ sở pháp lí – chính trị quan trọng để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình" là một nội dung thuộc:

A. Ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử. 

B. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử. 

C. Khái niệm quyền bầu cử, ứng cử. 

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Câu 32:

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền gắn liền với việc thực hiện:

A. Hình thức dân chủ trực tiếp. 

B. Hình thức dân chủ gián tiếp. 

C. Hình thức dân chủ tập trung. 

D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Câu 33:

Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của công dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở:

A. Phạm vi cả nước. 

B. Phạm vi cơ sở. 

C. Phạm vi địa phương. 

D. Phạm vi cơ sở và địa phương.

Câu 34:

Thảo luận và biểu quyết các các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở:

A. Phạm vi cả nước. 

B. Phạm vi cơ sở. 

C. Phạm vi địa phương. 

D. Phạm vi cơ sở và địa phương.

Câu 35:

Ở phạm vi cơ sở, xây dựng hương ước, qui ước ... là:

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 36:

Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát dự toán và quyết toán ngân sách xã, phường là:

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 37:

Ở phạm vi cơ sở, dự thảo qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của xã, phường là

A. Những việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện. 

B. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp. 

C. Những việc dân đuợc thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định. 

D. Những việc nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.

Câu 38:

Trong quá trình thực hiện pháp luật nhân dân có quyền và trách nhiệm đóng góp ý kiến, phản ánh kịp thời với Nhà nước những vướng mắc, bất cập .... là một nội dung thuộc:

A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

B. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

C. Khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 39:

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là cơ sở pháp lý quan trọng để nhân dân tham gia vào hoạt động của bộ máy nhà nước là một nội dung thuộc:

A. Ý nghĩa quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

B. Nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

C. Khái niệm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. 

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Câu 40:

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là:

A. mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. 

B. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau. 

C. công dân nào cũng được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 

D. mọi công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau trừ một số đối tượng được hưởng đặc quyền theo quy định.