Đề thi giữa kì 2 Vật lí 10 Cánh diều (Đề 1)

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Câu 1:

Hình vẽ sau cho biết đường đi của một viên bi sắt do một vận động viên ném. Mặt đất nằm ngang và các đường đứt nét song song với mặt đất. Bỏ qua mọi ma sát. Chọn câu đúng.

Động năng ở điểm III bằng 0 do thế năng tại đó là cực đại.

Vận tốc tại điểm I và điểm V là bằng nhau.
Tốc độ tại điểm VI là lớn nhất.
Thế năng của vật được bảo toàn.
Câu 2:

Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì

động lượng và động năng của vật không đổi.
động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.

động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần.

động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.
Câu 3:

Trong một chuyến đi chơi thành phố Hồ Chí Minh, một nhóm học sinh tham gia thử thách chinh phục tòa nhà Landmark 81 bằng cầu thang bộ. Nếu tất cả học sinh xuất phát cùng lúc và lên đến nơi cùng lúc thì công suất trung bình để thắng lại trọng lực của học sinh nào là lớn nhất?

Em nặng nhất.
Em nhẹ nhất.
Tất cả đều có công suất trung bình khác không như nhau.
Không em nào tiêu tốn công suất vì cơ năng bảo toàn.
Câu 4:

Công là đại lượng

vô hướng, có thể âm hoặc dương. 
vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
vectơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.
vectơ, có thể âm hoặc dương.
Câu 5:

Một ô tô đang chuyển động đều trên đường nằm ngang với vận tốc 60 km/h. Đến đoạn đường gồ ghề, lực cản tăng gấp 2 lần. Coi công suất của ô tô là không đổi, vận tốc của xe qua đoạn đường này là:

20 km/h.
30 km/h.      
45 km/h.      
60 km/h.
Câu 6:

Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của viên đạn và tiếp tục bay theo hướng cũ với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là:

12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
Câu 7:

Một người nhấc một vật lên đều có khối lượng 6 kg lên độ cao 1 m rồi mang vật đó đi ngang được một độ dịch chuyển 30 m. Công tổng cộng mà người đó là:

1860 J.
1800 J.
160 J.
60 J.
Câu 8:

Một vật có khối lượng M chuyển động với vận tốc v. Vectơ động lượng của vật là:

p=vM
p=M.v
p=M.v
p=M.v
Câu 9:

Công suất của một người kéo một thùng nước chuyển động đều khối lượng 15 kg từ giếng sâu 6 m lên trong 20 giây (g = 10 m/s2) là:

90 W.
45 W. 
15 W.
4,5 W.
Câu 10:

Xe lăn 1 có khối lượng m1 = 400 g, có gắn một lò xo, xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe gắn lại với nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo. Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra, và sau một thời gian ∆t rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với tốc độ lần lượt là 1,5 m/s và 1 m/s. Bỏ qua ảnh hưởng của ma sát trong thời gian ∆t. Giá trị của m2 bằng:

0,4 kg.
0,5 kg
0,6 kg. 
0,7 kg. 
Câu 11:

Một thang máy khối lượng 600 kg được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 150 m lên mặt đất bằng lực căng T của một dây cáp quấn quanh trục một động cơ. Công cực tiểu của lực căng T.

600 kJ.         
900 kJ.
800 kJ.
700 kJ. 
Câu 12:

Điều nào sau đây là sai khi nói về các trường hợp của hệ có động lượng bảo toàn

Hệ hoàn toàn kín.
Các vật trong hệ hoàn toàn không tương tác với các vật bên ngoài hệ.
Tương tác của các vật trong hệ với các vật bên ngoài chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn.
Hệ không kín nhưng tổng hình chiếu các ngoại lực theo 1 phương nào đó bằng 0, thì theo phương đó động lượng cũng được bảo toàn.
Câu 13:

Chọn câu sai:

Công của trọng lực có thể có giá trị dương hay âm.
Công của trọng lực không phụ thuộc dạng đường đi của vật.

Công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực.

Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực. 
Câu 14:

Động năng của vật tăng khi

vận tốc vật dương.
gia tốc vật dương.
gia tốc vật tăng.     
ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương. 
Câu 15:

Một vật khối lượng 200 g có động năng là 10 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật là:

10 m/s.         
100 m/s.
15 m/s.         
20 m/s.
Câu 16:

Một vật được thả rơi từ độ cao 10 m xuống mặt đất. Biết khối lượng của vật là 1 kg, lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc tính thế năng tại mặt đất. Thế năng của vật ở độ cao 5 m là bao nhiêu?

10 J.
50 J.
100 J.
500 J.
Câu 17:

Một quả bóng khối lượng 200g được ném xuống từ độ cao 20 m theo phương thẳng đứng. Khi chạm đất quả bóng nảy lên đến độ cao 40 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm, vận tốc ném vật là?

15 m/s.
20 m/s.
25 m/s.
10 m/s.
Câu 18:

Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

J.s.
N.m/s.          
W.      
HP.
Câu 19:

Động năng là một đại lượng 

luôn luôn khác không
luôn luôn dương
có thể âm, dương hoặc bằng không.     
có thể dương hoặc bằng không.
Câu 20:

Các ví dụ sau đây ứng với sự tồn tại chủ yếu của các dạng năng lượng nào?

Ví dụ

loading...

1. Sấm sét.

loading...

2. Ngọn lửa.

loading...

3. Bom nguyên tử.

loading...

4. Chuột hamster chạy.

Dạng năng lượng

a. Cơ năng.

b. Nhiệt năng.

c. Điện năng.

d. Năng lượng hạt nhân.

1–d, 2–c, 3–a, 4–b.
1–d, 2–a, 3–b, 4–c.
1–a, 2–d, 3–c, 4–b.
1–c, 2–b, 3–d, 4–a.
Câu 21:

Chọn phát biểu đúng về quá trình truyền năng lượng và quá trình chuyển hóa năng lượng.

Cả hai quá trình đều cho thấy năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Cả hai quá trình đều cho thấy năng lượng có thể chuyển từ vật này sang vật khác.
Quá trình truyền năng lượng cho thấy năng lượng có thể chuyển từ vật này sang vật khác, còn quá trình chuyển hóa năng lượng cho thấy năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác.
Quá trình truyền năng lượng cho thấy năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, còn quá trình chuyển hóa năng lượng cho thấy năng lượng có thể chuyển từ vật này sang vật khác
Câu 22:

Một gói mì ăn liền chứa 350 kcal và một thanh bánh qui chứa 691 kJ như hình dưới. Chọn phát biểu đúng.

loading...

Gói mì chứa năng lượng nhiều hơn năng lượng bánh qui.
Gói mì chứa năng lượng ít hơn năng lượng bánh qui.
Gói mì chứa năng lượng bằng với năng lượng bánh qui.
Không thể so sánh được vì hai năng lượng khác đơn vị.
Câu 23:

Chọn phát biểu sai về đặc điểm của công.

Công của lực có giá trị dương được gọi là công phát động.
Công của lực có giá trị âm được gọi là công cản.
Đơn vị của công là J (joule) với 1J = 1N.1m.
Công là đại lượng có hướng.
Câu 24:

Một người đẩy một ô tô bằng một lực F song song với mặt đường nằm ngang như hình dưới. Nếu ô tô di chuyển được một đoạn đường d thì công của lực đẩy F là

loading...

A=Fd
A=Fd
A=0
A=Fd/2
Câu 25:

Một vận động viên nâng đòn tạ có tổng khối lượng 50 kg lên một đoạn 0,8m như hình dưới. Cho rằng tốc độ nâng tạ không đổi trong suốt quá trình. Lấy g=9,8 m/s2. Công của lực nâng thực hiện có giá trị là

loading...

392 J
392 J
40 J
40 J
Câu 26:

Một thùng nước nặng 6 kg được kéo từ dưới đáy của một cái giếng sâu 20 m. Cho rằng thùng di chuyển thẳng đều từ đáy giếng lên tới miệng giếng trong thời gian 1 phút. Lấy g=9,8 m/s2. Công suất của lực kéo là

1176 W.

19,60 W.               

196,0 W.      
2000 W.
Câu 27:

Mã lực (HP) là một đơn vị của công suất. Có hai loại mã lực là mã lực cơ học (còn được gọi tắt là mã lực) và mã lực hệ mét. Một mã lực cơ học được định nghĩa là công cần thiết để nâng một khối lượng 550 lbs (pounds) lên cao 1 ft (foot) trong thời gian 1 s như hình dưới. Biết 1 lb = 0,454 kg và 1 ft = 0,305 m. Lấy g=9,8 m/s2. Chọn quy đổi đơn vị gần đúng nhất.

loading...

 

1 HP = 5390 W.
1 HP = 746 W.       
1 HP = 76,2 W.      
1 HP = 8023 W.
Câu 28:

Trò chơi ghế bay cho trẻ em vận hành bằng một động cơ có công suất 7 kW, quay được 8 vòng trong một lượt chơi như hình dưới. Biết mỗi vòng quay được thực hiện trong 1 phút. Động cơ này sinh công là

loading...

56 kJ.
420 kJ.
3360 kJ.      
201600 kJ.